Tàu trên cao Cát Linh – Hà Đông: Vận tốc 35 km/h, vé đắt hơn buýt nhanh
Đơn vị vận hành tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông cho biết, tốc độ di chuyển bình quân của tàu trên cao là 35 km/h, đây là vận tốc tối ưu so với xe buýt nhanh BRT và buýt thường. Vé tàu được trợ giá nhưng sẽ cao hơn vé của các phương tiện công cộng khác.
Tàu đường sắt Cát Linh – Hà Đông đang được chạy kiểm tra thiết bị, tín hiệu
Thông tin trên được đưa ra tại cuộc tọa đàm tại báo Giao thông sáng nay (10/8), trong bối cảnh tuyến đường sắt trên cao đầu tiên tại Hà Nội dự kiến sẽ được vận hành thử nghiệm trong tháng 8 này.
Trung Quốc trực tiếp vận hành thử nghiệm
Ông Vũ Hồng Phương – Phó Tổng Giám đốc Ban quản lý dự án Đường sắt, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) – cho biết, toàn tuyến đã cơ bản hoàn thành phần xây dựng đạt trên 96%, một số hạng mục xây dựng đang được hoàn thiện trong giai đoạn sau khi lắp đặt hoàn chỉnh hệ thống chuyên ngành thiết bị.
Các chuyên ngành thiết bị hiện nay đã nhập về công trường trên 95% trang thiết bị và lắp đặt hoàn chỉnh gần 80%, trong đó có một số thiết bị chuyên ngành chính liên quan đến hệ thống thiết bị điều khiển đoàn tàu.
Ông Vũ Hồng Phương – Phó Tổng Giám đốc Ban quản lý dự án Đường sắt
Theo ông Phương, hiện nay Tổng thầu Trung Quốc đang căn chỉnh đơn động từng hạng mục đã lắp đặt. Các hạng mục tại khu bảo dưỡng sửa chữa Depot cũng đang gấp rút hoàn thành. Ban Quản lý dự án cũng chỉ đạo Tổng thầu thực hiện căn chỉnh, chạy thử cho từng chuyên ngành được lắp đặt hoàn chỉnh. Ngoài ra, còn một số hạng mục công tác hoàn thiện cũng đang gấp rút triển khai để vận hành trong thời gian tới.
Về kế hoạch vận hành chạy thử, ông Phương cho biết đã thực hiện theo chỉ đạo của Bộ GTVT. Hệ thống sẽ được cấp điện và đóng điện toàn tuyến trong tháng 8. Ngày 1/8, Ban Quản lý dự án Đường sắt đã tiến hành thử cấp điện từ dây tiếp xúc cho đoàn tàu. Với phương pháp thử này, đoàn tàu đã được chạy trên toàn tuyến để kiểm tra nội dung cấp điện cho tàu.
Video đang HOT
“Tuần qua, chúng tôi cũng đã cho kiểm tra hệ thống thông tin, hệ thống tín hiệu và một số các công việc liên quan hệ thống tín hiệu như các hạ tầng điều khiển đoàn tàu, thiết lập tuyến và đường chạy cho đoàn tàu. Thời gian tới, chúng tôi sẽ hoàn tất công tác kiểm tra cho các thiết bị, sau đó vận hành thử toàn tuyến. Kế hoạch này theo chỉ đạo cũng sẽ được thực hiện vào cuối tháng 8 này. Mọi công tác hiện đang được chuẩn bị một cách rốt ráo và đáp ứng yêu cầu của Bộ trưởng GTVT.” – ông Phương nói.
Buổi tọa đàm diễn ra tại báo Giao thông sáng 10/8
Những ngày gần đây, Tổng thầu Trung Quốc đang kiểm tra đơn động cho từng thiết bị như hệ thống thông tin, tín hiệu, điều khiển đoàn tàu. Sau khi hoàn tất việc kiểm tra đơn động, đoàn tàu sẽ kiểm tra liên động toàn tuyến, dự kiến chạy thử toàn tuyến cuối tháng 8.
Về nhân lực phục vụ vận hành thử nghiệm tuyến tàu, ông Phương cho biết, lực lượng chính là Tổng thầu Trung Quốc. Toàn bộ lực lượng của Trung Quốc đã có mặt tại Việt Nam để tham gia vận hành thử nghiệm.
Lực lượng để tiếp nhận trực tiếp vận hành dự án sau thử nghiệm có 681 nhân sự đã được đào tạo, trong đó có 30 nhân sự quản lý. Trong quá trình vận hành thử nghiệm đội ngũ này sẽ được tham gia.
Vé đắt hơn buýt nhanh
Dưới góc độ của đơn vị sẽ tiếp nhận, vận hành khai thác tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông, ông Vũ Hồng Trường – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Đường sắt Hà Nội – cho rằng từ buýt thường lên buýt nhanh BRT rồi đường sắt trên cao là bước tiến của văn minh nhân loại.
“Tuyến đường sắt dài 13,1km, có 12 ga hành khách. Tốc độ di chuyển bình quân của tàu trên cao là 35 km/h, đây là vận tốc tối ưu hơn so với vận tốc của xe buýt BRT của Hà Nội là khoảng 20-23 km/h, xe buýt thường là 16-18 km/h.” – ông Trường nói.
Tổng Giám đốc Công ty TNHH Đường sắt Hà Nội cho biết đã khảo sát phản ứng của hành khách về tuyến đường sắt trên cao, trong đó 98% những người được hỏi cho biết biết về dự án, 95% người dân nói sẽ đi thử xem sao.
Ông Vũ Hồng Trường – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Đường sắt Hà Nội
Về giá vé, theo khảo sát, người dân chấp nhận vé lượt cao hơn so với buýt thông thường từ 35-35%, theo khảo sát thì người dân thích sử dụng vé tháng và chấp nhận cao hơn giá vé tháng của xe buýt.
“Vé được trợ giá, nhưng sẽ cao hơn giá vé của các phương tiện công cộng khác. Tuy nhiên, vé tàu Cát Linh – Hà Đông sẽ phải đảm bảo hợp lý để thu hút được người sử dụng xe cá nhân đi đường sắt đô thị.” – ông Trường thông tin.
Đối với các quy định pháp lý áp dụng với tuyến đường sắt trên cao đầu tiên tại Hà Nội, ông Ngô Mạnh Tuấn – Phó giám đốc Sở GTVT Hà Nội – cho hay: Các quy định khai thác, vận hành của đường sắt Cát Linh – Hà Đông được Sở GTVT Hà Nội triển khai xây dựng từ khoảng 2 năm nay. Ngày 31/7 vừa qua, Sở GTVT Hà Nội đã trình UBND TP.Hà Nội xem xét. Dự kiến trong tháng 8 này, thành phố sẽ phê duyệt.
Cùng đó, tuyến tàu sẽ được thực hiện theo Luật Đường sắt và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn, các thông báo, chỉ đạo của Bộ GTVT, UBND TP Hà Nội.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Trung Quốc đã bàn giao 3 đoàn tàu Cát Linh - Hà Đông
Đến ngày 4/10, Trung Quốc đã bàn giao cho Việt Nam 3 trong tổng số 13 đoàn tàu của Dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông. Dự kiến, 10 đoàn tàu còn lại sẽ được bàn giao hết từ nay đến cuối năm 2017.
Hồi tháng 2, đoàn tàu Cát Linh - Hà Đông đầu tiên được phía Trung Quốc bàn giao và đặt tại điểm ga La Khê. Theo kế hoạch, việc tiếp nhận 12 đoàn tàu còn lại là từ tháng 6 - 7/2017, tuy nhiên đến nay, khi đã sang tháng 10, Việt Nam mới được tiếp nhận thêm các đoàn tàu từ Trung Quốc.
Ban Quản lý dự án Đường sắt, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho biết, sáng ngày 24/9, 2 đoàn tàu số 2 và 3 (mỗi đoàn tàu gồm 2 toa đầu tàu và 2 toa khách) đã cập cảng Hải Phòng; 24h tối cùng ngày, các toa tàu đã được chuyển lên bờ thành công.
Trung Quốc đã bàn giao 3 trong tổng số 13 đoàn tàu Cát Linh - Hà Đông cho Việt Nam
Các bên gồm đơn vị bảo hiểm vận tải biển và vận tải đường bộ cùng phối hợp chặt chẽ, xác nhận các thủ tục chuyển giao trách nhiệm trước khi tàu được đưa lên bờ chuẩn bị cho công tác vận chuyển về dự án.
Do toa tàu có chiều cao lớn, dài, cộng với chiều cao của xe vận chuyển chuyên dụng nên cung đường vận chuyển phải đảm bảo không vướng các chướng ngại về chiều cao cũng như góc rẽ.
Theo đó, lộ trình vận chuyển được cấp phép từ cảng Hải phòng chạy dọc theo Quốc lộ 5 cũ - Quốc lộ 10 - rẽ vào Quốc lộ 21B về đến Phủ Lý - rẽ vào Quốc lộ 1 cũ về đến Văn Điển - rẽ vào Quốc lộ 70 về đến đường Quang Trung - Hà Đông và tập kết tại khu Depot của Dự án.
Rạng sáng các ngày 2/10 và 3/10, đoàn tàu số 2 và số 3 đã được vận chuyển và tập kết an toàn về khu Depot của Dự án. Trong suốt quá trình vận chuyển, các bên tham gia luôn túc trực áp tải, tiền trạm dẫn đường với duy nhất nhiệm vụ đảm bảo tuyệt đối an toàn cho đoàn tàu.
Hiện nay, các toa tàu đã được đưa lên đường ray khu Depot và đang thực hiện công tác liên kết, tổ hợp thành các đoàn tàu hoàn chỉnh.
Ban Quản lý dự án Đường sắt cho biết, từ nay đến cuối năm 2017, phía Trung Quốc sẽ tiếp tục bàn giao 10 đoàn tàu còn lại. Tuy nhiên, tiến độ bàn giao phụ thuộc vào tiến độ giải ngân vốn cho gói thầu thiết bị của dự án này.
Trước đó, theo kế hoạch, dựa án sẽ được vận hành thử nghiệm từ tháng 10/2017, tuy nhiên mới đây Bộ GTVT đã chính thức xác định dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông không đạt được kế hoạch. Nguyên nhân do dự án thiếu vốn, nguồn tiền giải ngân chậm khiến tiến độ bị chậm.
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông có tổng chiều dài gần 13 km, gồm 12 nhà ga đi toàn bộ trên cao. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 868 triệu USD, tương đương với hơn 18.000 tỷ đồng, tổng mức đầu tư này tăng hơn 300 triệu USD. Dự kiến, quý II/2018, tuyến đường sắt sẽ đưa vào khai thác thương mại.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ kết thúc vào năm 2021? Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh tiến độ thực hiện Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội). Theo đó, tháng 9/2018 bắt đầu chạy thử nghiệm kỹ thuật, giai đoạn kết thúc dự án là năm 2021. Theo Bộ GTVT, từ tháng 12/2016, công tác giải...