Tàu TQ: Vòng ngoài bao vây, vòng trong áp sát tàu VN
Tại khu vực giàn khoan, các tàu vòng ngoài của Trung Quốc bao vây hai bên, vòng trong áp sát ngăn cản tàu Việt Nam.
Tin từ Cục Kiểm ngư Việt Nam chiều 29/6 cho biết, tại khu vực giàn khoan trái phép Hải Dương 981, vị trí giàn khoan vẫn không thay đổi. Trung Quốc duy trì khoảng 116-122 tàu các loại, trong đó có 45-47 tàu hải cảnh, 14-16 tàu vận tải, 17-19 tàu kéo, 34 tàu vỏ sắt và 6 tàu quân sự.
Trung Quốc đã chia các tàu trên hiện trường giàn khoan thành 2 vòng: Vòng ngoài gồm 7-11 tàu loại lớn, được bố trí trên các hướng tiếp cận giàn khoan Hải Dương 981 của các tàu Việt Nam.
Vòng trong gồm các loại tàu nhỏ bố trí cách giàn khoan khoảng 6-8 hải lý.
Các tàu kiểm ngư của Việt Nam vẫn thực hiện các đợt tiếp cận giàn khoan, đấu tranh truyên truyền và thực thi pháp luật, kiên quyết yêu cầu giàn khoan và các lực lượng tàu bảo vệ của Trung Quốc rời khỏi vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, ở phạm vi cách giàn khoan 10-11 hải lý.
Cục Kiểm ngư cho hay, khi các tàu của ta tiếp cận cách giàn khoan 10-11 hải lý để đấu tranh tuyên truyền và thực thi pháp luật thì các tàu hải cảnh, hải giám, hải tuần, tàu vận tải và tàu kéo của Trung Quốc đều tăng tốc độ, tập trung ngăn cản.
Video đang HOT
Tàu kiểm ngư 951 cập cảng Đà Nẵng với thương tích đầy mình sau cú đâm va của tàu Trung Quốc ngày 23/6 (Ảnh: Dân Việt)
Các tàu vòng ngoài của Trung Quốc bao vây hai bên, vòng trong áp sát ngăn cản phối hợp với vòng ngoài sẵn sàng ủi đẩy, đâm va (lúc gần nhất cách tàu ta khoảng 100m), kiên quyết không cho các tàu của ta cơ động vào gần giàn khoan.
Tuy nhiên, dưới sự ngăn cản của các tàu Trung Quốc, các tàu kiểm ngư của ta đã vòng tránh đảm bảo an toàn cho người và phương tiện, kiên trì bám trụ để đấu tranh tuyên truyền và thực thi pháp luật.
Các tàu của ngư dân ta trên ngư trường truyền thống Hoàng Sa vẫn đánh bắt ở phía Tây Tây Nam, cách giàn khoan 42-44 hải lý.
Ở khu vực tàu cá của ta đánh bắt có khoảng 34 tàu cá vỏ sắt dưới sự hỗ trợ của 2 tàu hải cảnh số hiệu 46102 và 46106 của Trung Quốc đã thường xuyên bám sát, ngăn chặn, ép hướng các tàu cá của ta, không cho tàu cá của ta tiến bào gần khu vực giàn khoan.
Cục Kiểm ngư cho hay, dưới sự hỗ trợ của các tàu kiểm ngư, tàu cá của ta vẫn bám sát ngư trường đánh bắt cá, bảo đảm an toàn.
Theo Khampha
Việt - Nga hợp tác, Trung Quốc la làng
Báo chí Trung Quốc lo ngại về hoạt động hợp tác dầu khí, hợp tác quốc phòng tăng cường giữa Việt - Nga trong bối cảnh căng thẳng ở Biển Đông có bước leo thang nguy hiểm, sau khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam.
Đem giàn khoan vào vùng biển Việt Nam, Trung Quốc đã bội tín
Theo Hãng Itar-Tass (Nga) ngày 19-6, trong cuộc họp báo về " Ngày văn hóa Việt - Nga", Đại sứ Việt Nam tại Nga Phạm Xuân Sơn cho biết, hai bên Việt - Nga đang đàm phán thành lập công ty liên doanh cung cấp dịch vụ bảo trì cho các loại tàu dân dụng và quân dụng. Báo Nga cùng ngày 19-6 có bài viết nhan đề "95% vũ khí của Việt Nam mua từ Nga" cho rằng: Khi trả lời phỏng vấn, Đại sứ Phạm Xuân Sơn cho biết, Việt-Nga không chỉ có rất nhiều hợp tác trong lĩnh vực khai thác dầu mỏ, mà còn có hợp tác quan trọng trên các lĩnh vực như xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Việt Nam, sản xuất máy bay trực thăng. Hai bên đã hoàn thành đàm phán về việc phía Nga mua 49% cổ phần của Công ty Dầu khí Việt Nam. Những công ty dầu khí lớn của Nga tiến hành thăm dò và khai thác ở thềm lục địa Việt Nam gồm có: Gazprom, Rosneft Oil, Lukoil và Zarubezhneft.
Nhưng tuần qua, các báo Trung Quốc đã có những bài "la làng" cho rằng, Việt Nam không thể độc lập đối đầu với Trung Quốc trong vấn đề "tranh chấp lãnh thổ", vì vậy muốn "lôi kéo" Nga vào khu vực này, như vậy có thể làm "quốc tế hóa" vấn đề Biển Đông (!?).
Tờ "Thời báo Hoàn Cầu", một phụ bản của tờ Nhân dân Nhật báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc hôm 21-6 đăng bài viết nhan đề "Việt Nam không thể tự đối đầu Trung Quốc, muốn lấy vịnh Cam Ranh làm "mồi nhử" Nga can thiệp Biển Đông" xuyên tạc về quan hệ hữu nghị Việt - Nga.
Đặc biệt, tờ Đa Chiều (của người Hoa ở hải ngoại) ngày 22-6 đăng bình luận của Khâu Lâm (Mu Chunshan), một nhà báo, nhà bình luận thời sự Trung Quốc cho rằng, trong lúc căng thẳng Việt - Trung trên Biển Đông đang hồi gay cấn, Nga đã bắt đầu can dự vào Biển Đông. Điều này thể hiện rõ nét nhất là việc gần đây Nga thường xuyên "chống lưng" cho Việt Nam, giúp Việt Nam tự tin hơn trong việc đương đầu với Trung Quốc.
Trong bài viết của mình, Khâu Lâm coi việc Nga và Việt Nam vừa mới ký kết hiệp định hợp tác khai thác khí đốt thiên nhiên giữa Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam với Tập đoàn Dầu khí Zarubezhneft là "bằng chứng" Nga - Việt trao đổi lợi ích, để Nga giúp Việt Nam đối phó với Trung Quốc trên Biển Đông". Hợp tác Việt - Nga trong lĩnh vực năng lượng đã có từ thời Liên Xô với mấy chục năm bề dày, Nga đã thâm nhập sâu vào ngành năng lượng của Việt Nam, "thậm chí Moscow còn được hưởng đặc quyền đặc lợi", Khâu Lâm bình luận. Ông này cho rằng, trong khi giữa Bắc Kinh và Moscow có rất nhiều lợi ích tương đồng trong chiến lược toàn cầu, nhưng đồng thời Moscow lại tích cực can dự vào Biển Đông, "chống lưng" cho Việt Nam không ngừng "phá vỡ" cái gọi là lợi ích cốt lõi của Trung Quốc?! Để chứng minh cho nhận định này, Khâu Lâm viện dẫn việc Nga không chỉ bán cho Việt Nam 6 tàu ngầm Diesel lớp Kilo mà còn giúp Việt Nam phát triển lực lượng tàu ngầm. Khâu Lâm cho rằng, nói một cách khách quan thì 15 - 20 năm nữa, địa vị của Nga trong mắt Việt Nam luôn quan trọng hơn Trung Quốc, bởi Nga giúp Việt Nam trang bị vũ khí đầy đủ, hầu như đáp ứng những gì Việt Nam yêu cầu và điều đó là một nước cờ đáng tin cậy của Việt Nam trên Biển Đông.
Những động thái gần đây trong quan hệ Nga - Việt, có thể thấy Moscow đang muốn thông qua Việt Nam để can dự vào tình hình Biển Đông. Học giả Trung Quốc phân tích, trước đây ông ta luôn cho rằng Nga chỉ muốn bán vũ khí (cho Việt Nam) để kiếm ngoại tệ, nhưng thực tế không đơn giản như vậy, Nga còn muốn có một đồng minh quân sự - chính trị trong khu vực.
Trung Quốc được cho là từng trông chờ sự ủng hộ của Nga trong các cuộc tranh chấp ở Biển Đông nhưng điều họ nhận được chỉ là sự thất vọng. Trang tin The Diplomat (Nhật Bản) ngày 21-6 đăng tải bài viết có tiêu đề "Tại sao Nga không ủng hộ Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông", lý giải việc Moscow "kín tiếng" đối với tranh chấp tại vùng biển này.
Theo The Diplomat, những yếu tố về mặt chính trị, chiến lược đã ngăn không cho Moscow ủng hộ Bắc Kinh. Nga không hề muốn công khai ủng hộ Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông vì Moscow có mối quan hệ rất tốt với các nước ở ven Biển Đông. Và vì thế, Moscow không muốn làm tổn thương đến các quốc gia Đông Nam Á vì quyền lợi của Trung Quốc. Nga có mối quan hệ về mặt truyền thống, lịch sử gắn bó, thân thiết với Việt Nam hơn rất nhiều so với Trung Quốc. Không có bất kỳ cản trở nào trong con đường phát triển, thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam và Nga. Quan hệ Nga - Việt không tồn tại tranh chấp hay mâu thuẫn gì cả về mặt lịch sử lẫn trên thực tế. Hơn nữa, giữa Nga và Việt Nam còn có một mối quan hệ hợp tác đặc biệt, đó là trong lĩnh vực quốc phòng. Mối quan hệ này trải dài từ Chiến tranh Thế giới thứ II đến ngày nay. Nhiều vũ khí của Việt Nam xuất phát từ Nga, như tàu ngầm Diesel lớp Kilo - một thứ vũ khí giúp Việt Nam tăng cường đáng kể sức mạnh của Hải quân.
Tờ báo của Nhật bình luận thêm rằng, hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông và biển Hoa Đông quả thực đã gây ra một số quan ngại nhất định đối với Nga. Ở Nga, luôn có những quan ngại về việc sự phát triển của Trung Quốc sẽ dẫn tới khu vực Viễn Đông của Nga dần bị Trung Quốc "thôn tính". Moscow tin rằng, Bắc Kinh đang hướng con mắt thèm muốn sang khu vực lãnh thổ rộng lớn với nhiều nguồn lực, giàu tài nguyên khoảng sản ở Viễn Đông của họ để phục vụ cho sự phát triển của Trung Quốc. Dù quan chức Nga đang lạc quan về tiềm năng hợp tác với quốc gia đông dân nhất thế giới tại vùng Viễn Đông, thì Nga chưa bao giờ lơi là cảnh giác trước cái mà họ gọi là "sự bành trướng về lãnh thổ" của Trung Quốc.
Theo các nhà phân tích chính trị quốc tế, quan điểm của Bắc Kinh cho rằng động thái hợp tác của Việt - Nga là nhằm vào Trung Quốc - rõ ràng có thể là cách nói của "thuyết âm mưu". Trên thực tế, Nga hoàn toàn không che giấu hoạt động tích cực của mình ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tăng cường hợp tác với thị trường quan trọng như Việt Nam là điều chẳng có gì lạ.
Theo ANTĐ
'Bản chất ngầm' của cuộc chiến Hải Dương? Như vậy, giàn khoan Hải Dương 981 hay các giàn khoan khác, đảo nhân tạo tại Gạc Ma hay bãi Chữ Thập đang cho thấy bản chất "ngầm" thật sự hiện nay. Khi các giàn khoan Trung Quốc đang tiến thêm vào thềm lục địa VN, khi cả thế giới đang bàn luận về một chính sách hung hãn hơn từ Bắc Kinh,...