Tàu thuyền tỉnh Nam Định, Ninh Bình đã về nơi tránh trú an toàn
Ngày 10/10, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Nam Định cho biết, để chủ động ứng phó, hạn chế thấp nhất thiệt hại do bão, hoàn lưu bão số 7 có thể gây ra, tỉnh đã thực hiện cấm biển, kêu gọi tàu thuyền hoạt động trên biển, chủ các ao, đầm vùng nuôi trồng thủy sản vào nơi tránh trú an toàn.
Tàu thuyền tránh trú bão tại khu neo đậu xã Nghĩa Thắng, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định (ảnh tư liệu).
Hiện tất cả hơn 2.130 phương tiện tàu thuyền, với hơn 6.170 lao động đã vào nơi tránh trú bão an toàn, chủ yếu là neo đậu trong tỉnh. Hơn 1.220 lao động trên 1.000 lều, chòi tại vùng đầm bãi nuôi trồng thủy sản ngoài đê đã vào nơi an toàn trước 6 giờ ngày 10/10.
Do ảnh hưởng của bão số 7, trên địa bàn tỉnh Nam Định đã có mưa, mưa vừa, lượng mưa từ ngày 9-10/10 bình quân 33,5mm.
Đài khí tượng thủy văn tỉnh Nam Định nhận định, tỉnh chịu ảnh hưởng trực tiếp hoàn lưu bão số 7 kết hợp với không khí lạnh từ ngày 10-11/10 nên có mưa vừa, mưa to đến rất ro, tổng lượng mưa cả đợt phổ biến từ 150-250mm. Vùng biển của tỉnh có gió mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 10, sóng biển cao từ 2-4m, biển động rất mạnh.
Video đang HOT
Vì vậy, tỉnh Nam Định đã xây dựng phương án sơ tán dân ở vùng thấp trũng và những khu vực không đảm bảo an toàn nếu bão mạnh đổ bộ vào địa bàn tỉnh. Các địa phương trong tỉnh có kế hoạch bảo vệ sản xuất, chống úng ngập; bảo vệ công trình kết cấu hạ tầng, khu công nghiệp, nhà máy, các dự án đang thi công ven biển và hệ thống đê trên địa bàn, nhất là những vị trí đê xung yếu.
Nam Định có trên 73.000 ha lúa mùa đang bước vào vụ thu hoạch. Các địa phương đã kêu gọi người dân huy động nhân lực, phương tiện máy móc khẩn trương thu hoạch diện tích lúa đã chín. Tính đến ngày 10/10, toàn tỉnh đã thu hoạch được khoảng 38% diện tích lúa mùa…
* Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, trưa 10/10, bão số 7 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới nhưng dự báo về bão Kompasu khả năng mạnh thêm.
Nhằm ứng phó với bão số 7 và hoàn lưu bão, tỉnh Ninh Bình đã triển khai các phương án phòng, chống bão theo tinh thần Công điện số 7/CĐ-BCH ngày 9/10 của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Ninh Bình. Trong đó, huyện ven biển Kim Sơn đã kêu gọi toàn bộ tàu thuyền vào nơi tránh trú bão an toàn, nghiêm cấm phương tiện ra khơi và di dân khu vực ven biển đến nơi an toàn.
Theo ông Trần Xuân Trường, Chủ tịch UBND huyện Kim Sơn, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Kim Sơn bố trí trực 100% quân số nhằm kịp thời triển khai các quy định của tỉnh cũng như chỉ đạo công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn huyện.
Đến nay, các ngành chức năng huyện, đặc biệt là lực lượng Biên phòng đã tổ chức kiểm soát chặt chẽ không cho tầu thuyền ra khơi, kêu gọi các phương tiện hoạt động trên biển tìm nơi tránh trú an toàn, tổ chức sắp xếp tầu thuyền vào nơi neo đậu, bao gồm 135 phương tiện/435 thuyền viên. Các doanh nghiệp đang thi công công trình khu vực ven biển đã đưa phương tiện, máy móc, lao động vào nơi tránh trú an toàn.
Với lực lượng lao động nuôi trồng thủy sản, lực lượng chức năng đã kêu gọi toàn bộ 1.523 lao động/1.90 lều chòi vào nơi tránh, trú an toàn, trong đó có 1.090 người/917 lều, chòi từ đê Bình Minh 2 đến đê Bình Minh 3 chằng chống và vào nơi tránh trú, có 433/433 lao động từ đê Bình Minh 3 ra Cồn Nổi cũng đã vào nơi tránh trú bão an toàn…
Hà Tĩnh kêu gọi tàu, thuyền vào tránh trú bão
Tỉnh Hà Tĩnh đang khẩn trương chỉ đạo lực lượng chức năng, chính quyền các địa phương vùng ven biển chủ động thông tin, liên lạc các chủ tàu, thuyền hoạt động trên biển đưa phương tiện, lao động vào nơi tránh, trú bão số 5 an toàn; đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Tin bão trên Biển Đông (Cơn bão số 5). Ảnh: KTTV
Theo báo cáo nhanh của Tiểu ban An toàn nghề cá trên biển, toàn tỉnh Hà Tĩnh có 3.695 phương tiện tàu, thuyền với 14.923 lao động đã nắm bắt thông tin, đường đi của cơn bão số 5, trong đó có 3.670 tàu, thuyền đã vào nơi neo đậu, trú ẩn an toàn tại các cửa lạch, cửa sông và âu thuyền. Lực lượng chức năng tiếp tục kêu gọi 25 tàu với 171 lao động hoạt động đánh bắt cá tại vùng biển từ Hải Phòng đến Đà Nẵng biết rõ thông tin bão số 5, đang di chuyển vào bờ neo đậu, trú ẩn. Trong đó, nhiều nhất là vùng biển Hải Phòng 11 tàu với 88 lao động, còn lại rải rác ở các tỉnh, thành Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Nam Định, Hà Tĩnh. Ngoài ra, có 26 phương tiện với 64 lao động của Nghệ An, Thanh Hóa đã nắm thông tin về cơn bão, về neo đậu tại các bến, bãi, âu thuyền trên địa bàn Hà Tĩnh.
Tại các vùng ven biển tỉnh Hà Tĩnh, do ảnh hưởng của bão số 5 nên có lượng mưa rất lớn, kèm theo đó biển động mạnh ảnh hưởng đến ngư trường cũng như việc nuôi trồng thủy hải sản. Tại cảng cá Cửa Sót, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, tàu thuyền đã ngừng hoạt động, việc mua bán cá ở đây rất vắng vẻ. Còn ở âu thuyền Cửa Sót có hàng trăm chiếc tàu, thuyền của các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa và thuyền của người dân trong huyện Lộc Hà đã về neo đậu kiên cố để tránh bão. Nhiều ngư dân đội mưa xuống thuyền chằng chéo tàu, thuyền và dùng bạt che chắn ngư lưới cụ, các vật dụng trên thuyền. Tại đây các cấp chính quyền huyện Lộc Hà, Ban Quản lý cảng cá Hà Tĩnh tuyên truyền người dân khi vào tránh trú bảo số 5 vừa đảm bảo an toàn người và tài sản vừa thực hiện phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định.
Những huyện ven biển như Nghi Xuân, Lộc Hà, Thạch Hà, Cẩm Xuyên và huyện Kỳ Anh, thị xã Kỳ Anh phối hợp với các Đồn Biên phòng chủ động liên lạc với chủ tàu, thuyền, hướng dẫn họ về nơi tránh bão an toàn. Bên cạnh đó ngăn chặn những người dân vùng bãi ngang, vùng cửa lạch ra khơi đánh bắt cá khi có sóng to, gió lớn tránh thiệt hại về người và tài sản.
Tỉnh Hà Tĩnh đã họp khẩn trực tuyến nhằm triển khai nhiệm vụ ứng phó với bão số 5, đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19. Trước mắt kêu gọi tàu, thuyền vào tránh, trú bão an toàn, chỉ đạo các đơn vị chức năng, các cấp chính quyền có phương án giúp nhân dân thu hoạch nhiều diện tích lúa Hè Thu chưa gặt xong.
Huyện Hương Khê nhanh chóng giúp đỡ nhân dân thu hoạch khoảng 2.000 ha bưởi Phúc Trạch đã vào vụ. Ngoài ra, có 292 lồng bè thủy sản (gồm 234 lồng nuôi cá, 58 bè nuôi hàu, vẹm thuộc các vùng cửa sông và hồ đập); 380 ha nuôi ngao ở các bãi bồi ven sông thuộc các huyện Thạch Hà, Lộc Hà, Cẩm Xuyên, thị xã Kỳ Anh, đã được chuẩn bị phương án ứng phó với bão số 5.
Bão số 7 đã đi vào Vịnh Bắc Bộ gây gió giật cấp 11, Đông Bắc Bộ có mưa rất to Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, tối 9/10, bão số 7 đã đi vào Vịnh Bắc Bộ. Ảnh minh họa: TTXVN Hồi 19 giờ, tâm bão số 7 ở vào khoảng 20,2 độ Vĩ Bắc; 109,4 độ Kinh Đông, cách đảo Bạch Long Vĩ khoảng 180 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão...