Tàu thuyền tấp nập, tưng bừng ‘khuấy đảo’ Chợ nổi Cái Răng
Từ sáng, tàu thuyền tấp nập “ khuấy đảo” trong Ngày hội du lịch “Văn hoá Chợ nổi Cái Răng” tại TP Cần Thơ.
Ngày 9/7, Sở VHTT&DL TP Cần Thơ phối hợp cùng UBND quận Cái Răng tổ chức Ngày hội du lịch “Văn hóa Chợ nổi Cái Răng”, hưởng ứng Ngày Du lịch Việt Nam.
Ngày hội năm nay có chủ đề “Bảo tồn và phát triển Văn hóa Chợ nổi Cái Răng” với nhiều chương trình đặc sắc mang đậm nét văn hóa vùng sông nước miền Tây.
Ngày hội Du lịch Văn hóa chợ nổi Cái Răng 2022 diễn ra vào ngày 9/7.
Các tàu chạy diễu hành trên Chợ nổi Cái Răng
Từ sáng sớm 9/7, khoảng 40 ghe chạy diễu hành trên Chợ nổi Cái Răng. Các ghe đại diện cho một đơn vị quận, huyện trên địa bàn TP Cần Thơ.
Các tàu diễu hành bắt mắt, cờ đỏ sao vàng tung bay phất phới. Bà con tiểu thương Chợ nổi Cái Răng hào hứng chào đón ngày hội; các ghe treo cờ đỏ sao vàng trên nóc.
Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Trần Việt Trường tham quan tại Ngày hội Chợ nổi Cái Răng.
Bà Trịnh Thị Bé (61 tuổi, tiểu thương trên Chợ nổi) cho biết: “Ngày hội văn hóa chợ được tổ chức lại sau dịch Covid-19 làm bà con tiểu thương rất vui, phấn khởi. Đây là dịp thu hút đông đảo du khách đến tham quan Chợ nổi Cái Răng”.
Video đang HOT
Âu Trung Hậu (sinh viên ngành Việt Nam Học – Trường Đại học Cần Thơ) chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên em được trải nghiệm Ngày hội văn hóa Chợ nổi Cái Răng. Sáng sớm, không khí mát lành, được lênh đênh trên Chợ nổi Cái Răng để xem không khí mua bán tấp nập của các thương hồ, lại được thưởng thức những món ăn đặc sản trên sông thật tuyệt vời. Hi vọng Chợ nổi Cái Răng tiếp tục được bảo tồn, phát triển hơn nữa”.
Chợ Cái Răng họp từ 5h sáng, nhộp nhịp nhất lúc 6h – 8h.
Tàu chở rau củ, trái cây khắp nơi về neo đậu tại chợ
Chợ nổi Cái Răng là địa danh nổi tiếng tại Cần Thơ. Chợ thường họp rất sớm ngay từ 5h sáng. Đông đúc nhất thường từ 6h đến 8h khi hàng trăm ghe thuyền tụ họp lại huyên náo cả khúc sông.
Thường để quảng cáo cho mặt hàng mình bán, tiểu thương sẽ treo sản vật đó lên trên một cây “bẹo” treo đầu thuyền. Từ trái cây, rau củ… đến các món ăn đặc sản bún, hủ tiếu… đều được tìm thấy ở khu chợ nổi này. Mọi hoạt động mua bán đều diễn ra trên ghe thuyền, một nét đặc trưng chỉ có thể thấy ở miền Tây sông nước.
Tiểu thương dùng cây bẹo để treo mặt hàng mà mình bán.
Ghe của người bán hàng chạy quanh khúc sông nơi họp Chợ nổi Cái Răng
Ngày hội Du lịch Văn hóa chợ nổi Cái Răng 2022 có nhiều hoạt động hấp dẫn như: diễu hành tàu trên sông; trưng bày thuyền hoa và trang trí ghe, tàu, bè nổi; phục vụ miễn phí trái cây và bánh dân gian cho khách tham quan chợ nổi; giới thiệu điểm đến du lịch; giới thiệu sản phẩm nông sản; các giải thể thao như đua ghe, thi đấu Taekwondo…
Trong các ngày diễn ra ngày hội, Ban tổ chức sẽ tổ chức biểu diễn văn nghệ phục vụ du khách; nhiều chương trình biểu diễn đờn ca tài tử trên Chợ nổi Cái Răng. Ngoài ra, ngày hội còn có các hoạt động an sinh xã hội, chăm lo bà con tiểu thương ở Chợ nổi, sơn ghe, hoạt động vớt rác trên sông…
Ngày hội du lịch Chợ nổi Cái Răng trở lại sau 2 năm tạm ngưng.
Sáng 9/7, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Cần Thơ phối hợp với UBND quận Cái Răng tổ chức khai mạc Ngày hội du lịch 'Văn hóa Chợ nổi Cái Răng', với màn diễu hành tàu du lịch từ Bến Ninh Kiều đến Chợ nổi Cái Răng.
Diễu hành trên sông.
Theo Sở VHTT&DL Cần Thơ, Ngày hội du lịch "Văn hóa Chợ nổi Cái Răng" là hoạt động điểm nhấn du lịch hằng năm, được UBND TP Cần Thơ chỉ đạo quận Cái Răng và Sở VHTT&DL phối hợp tổ chức, tạo sức hút rất lớn đối với du khách khi đến với Cần Thơ. Tuy nhiên, hai năm vừa qua do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nên hoạt động phải tạm ngưng.
Các quận huyện trên địa bàn TP Cần Thơ cùng tham gia.
Năm 2022, nhằm thiết thực chào mừng kỷ niệm 62 năm Ngày Du lịch Việt Nam (9/7/1960 - 9/7/2022), Sở VHTT&DL phối hợp với UBND quận Cái Răng tổ chức Ngày hội du lịch "Văn hóa Chợ nổi Cái Răng", diễn ra từ ngày 9 đến 11/7, với nhiều hoạt động phong phú và đa dạng.
Du khách tham quan chợ nổi.
Ngày hội bắt đầu với lộ trình diễu hành dài khoảng 5km trên sông Cần Thơ, từ Bến Ninh Kiều đến Chợ nổi Cái Răng, với hơn 40 tàu du lịch tham gia, mang đến không khí vui tươi, phấn khởi cho du khách và người dân địa phương.
Chợ nổi Cái Răng nằm trên sông Cần Thơ, trục đường thủy quan trọng, nối sông Hậu đến kênh xáng Xà No, rất thuận tiện cho việc giao thương, buôn bán với các tỉnh lân cận và cả vùng ĐBSCL.
Nơi đây là địa điểm neo đậu quan trọng của nhiều phương tiện thủy mua bán hàng hóa, với khoảng 200 - 250 chiếc ghe, tàu mua bán, trao đổi hàng hóa, có lúc lên đến 300 - 400 chiếc, trong đó số lượng neo đậu cố định khoảng 150 chiếc và từ nơi khác đến khoảng 100 chiếc.
Hàng hóa của chợ nổi vô cùng phong phú và đa dạng, ngay từ thời xa xưa hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa nơi đây đã không chỉ phục vụ cho giới thương hồ mà còn cung ứng cho người dân địa phương, với các nhóm hàng hóa như: trái cây; rau củ; hoa, kiểng; hàng thủ công gia dụng; hàng thực phẩm; hàng gia dụng và thiết yếu...
Các hoạt động đã tạo việc làm cho hàng trăm lao động phổ thông và các tiểu thương mưu sinh bằng cách cung cấp các dịch vụ trên sông với thu nhập bình quân từ 3 đến 5 triệu đồng/tháng. Bình quân mỗi ngày có 200 lượt, có lúc trên 500 lượt ghe, tàu đưa khách du lịch đến tham quan chợ nổi, góp phần đáng kể vào doanh thu du lịch của TP Cần Thơ...
Văn hóa Chợ nổi Cái Răng là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia được công nhận từ năm 2016. Chợ nổi Cái Răng đã được Tạp chí du lịch Rough Guide của Anh bình chọn "Là 1 trong 10 khu chợ nổi, nhộn nhịp nhất thế giới" và được trang du lịch nổi tiếng thế giới Youramazingplaces có trụ sở tại Macedonia Châu Âu bình chọn nằm trong "top 6 chợ nổi đẹp nhất Châu Á". Với nét văn hóa đặc trưng, chợ nổi Cái Răng trở thành điểm đến thu hút đông đảo du khách khi đến Cần Thơ.
Chợ cá Bến Do Chợ cá Bến Do (TP Cẩm Phả, Quảng Ninh) có tên cũ là chợ Lội. Bởi lẽ từ xa xưa, toàn bộ khu vực Bến Do bị bao quanh bởi mênh mông bãi sú vẹt, tàu thuyền không thể cập sát vào bờ, tiểu thương phải lội nước ra xa để nhận tôm cá. Khoảng 10 năm trở lại đây, chợ đã được...