Tàu thuyền như mắc cửi trên sông Hồng uốn lượn qua Hà Nội
Dòng sông lớn nhất miền Bắc kiến tạo nên văn minh sông Hồng, khi chảy qua Hà Nội có nhiều khúc quanh kỳ lạ cùng nhiều tên gọi Nhị Hà, hay Nhĩ Hà.
Tại địa phận Hà Nội, sông Hồng có bãi giữa dài và rộng, dòng chảy bị chia làm hai nên gọi là Nhị Hà. Cái tên Nhĩ Hà xuất phát từ quan điểm khác cho rằng, sông quanh co, uốn khúc như hình cái tai.
Xa xưa sông Hồng khi chảy qua Thăng Long thường xuyên đổi dòng, nên cuối thế kỷ XVII, cát bồi ở khu vực Nhật Tân đã lấp cửa sông Thiên Phù, con sông chảy xuống ngã ba Giang Tân (tương ứng chợ Bưởi ngày nay) cấp nước cho sông Tô Lịch. Trong ảnh là cầu Nhật Tân và phía xa là cầu Thăng Long bắc qua sông Hồng.
Ngoài tên sông Hồng, nó còn có rất nhiều tên gọi. Khi chảy qua mỗi địa phương lại có một cách gọi tên riêng. Ví dụ như sông Thao, sông Cái, sông Nhĩ Hà… Trong ảnh là một khúc quanh giống hình cái tai ở địa phận xã Hồng Hà (Đan Phượng, Hà Nội).
Sông Hồng là con sông rất riêng của Hà Nội, bồi đắp nên nền văn minh sông Hồng, là dòng sông quan trọng của nền văn hóa lúa nước Việt Nam. Trong ảnh là đoạn sông thuộc địa phận quận Hai Bà Trưng, phía xa là 2 cây cầu Chương Dương, Long Biên (Hoàn Kiếm).
Thời Hậu Lê, vai trò của Nhị Hà trong vận chuyển hàng hóa, buôn bán là vô cùng quan trọng. Một điều quan trọng khác là nhờ Nhị Hà mà sinh ra một số phố có tên “Hàng” như Hàng Buồm, Hàng Mắm…
Tại địa phận Hà Nội, nhiều dự án xây dựng phát triển nhanh chóng khiến 2 bờ sông thay đổi từng ngày. Trên dòng nước, tàu thuyền qua lại tấp nập, chủ yếu là tàu, xà lan chở hàng, vật liệu xây dựng…
Ý tưởng về Dự án thành phố bên sông Hồng đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân cũng như sự tranh luận của các nhà nghiên cứu về quy hoạch, kiến trúc. Trong quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về Quy hoạch chung Xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, sông Hồng được xác định sẽ là một trục cảnh quan quan trọng nhất của Thủ đô trong bố cục quy hoạch TP Hà Nội.
Các bãi bồi được nhìn thấy rất rõ dù đang mùa nước lên, phân chia dòng chảy của sông thành các nhánh nhỏ. Trong ảnh là đoạn sông địa phận Bắc Từ Liêm.
Sông Hồng (bắt nguồn từ Trung Quốc) có tổng chiều dài là 1.149 km, đoạn chảy qua miền Bắc Việt Nam dài 510 km, rồi đổ ra biển ở vịnh Bắc Bộ. Trong ảnh là một bãi bồi trên sông Hồng nằm giữa cầu Nhật Tân và cầu Thăng Long.
Sông Hồng đoạn cuối cùng thuộc địa phận Hà Nội, đoạn chảy qua xã Tiến Thịnh (Mê Linh).
Ở Hà Nội, sông chảy qua các quận, huyện: Đan Phượng, Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Trì ở hữu ngạn và Mê Linh, Đông Anh, Long Biên, Gia Lâm ở tả ngạn.
Xưa sông Hồng đã đem lại cho đất Thăng Long sức sống của một trung tâm thương mại. Hàng hóa xuôi ngược, lâm sản miền núi lại theo sông Hồng về đồng bằng.
Đây đang là thời điểm nhộn nhịp nhất trong năm, các tàu thuyền xuôi ngược như mắc cửi, chủ yếu là các loại vật liệu như cát, sỏi.
Sông Hồng trở thành ranh giới tự nhiên giữa Hà Nội – Hưng Yên; Hà Nội – Vĩnh Phúc; Hà Nam – Hưng Yên; Hà Nam – Thái Bình; Nam Định – Thái Bình. Sông Hồng sau đó đổ ra biển ở cửa Ba Lạt.
Để trị thủy cho Hà Nội, một hệ thống đê sông Hồng được hình thành, là một trong 4 hệ thống đê điều của các tỉnh phía Bắc nước ta. Đê sông Hồng có tổng chiều dài lớn nhất với 1.314 km và là hệ thống đê sông có quy mô lớn và hoàn thiện hơn so với các hệ thống đê còn lại.
Nhiều điểm đê ở ngoại thành Hà Nội sụt lún
Sau đợt mưa lớn giữa tháng 10, nhiều điểm đê sông Đáy, sông Hồng ở ngoại thành Hà Nội sụt lún, nứt toác.
Đê tả sông Đáy, đoạn qua xã Sơn Công, huyện Ứng Hòa, xuất hiện điểm sụt lún dài khoảng 40 m, rộng 8-10 m. Hiện chính quyền địa phương đã gia cố tạm bằng bao cát và phủ bạt nhằm hạn chế mưa xối làm sụt lún.
Ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường kết hợp với hoàn lưu bão Kompasu, từ ngày 14 đến 22/10, Hà Nội mưa kéo dài, một số nơi mưa to 200-400 mm. Các cánh đồng ngập nước, một số khu vực vùng trũng của huyện Chương Mỹ nước tràn vào nhà dân.
Biển cảnh báo được dựng ở hai đầu điểm sụt, nhiều phương tiện có trọng tải lớn được khuyến cáo không qua khu vực này.
Cách vị trí sụt lún tại xã Sơn Công khoảng 34 km, một đoạn đê hữu sông Đáy chạy qua thôn Yên Nội, xã Đồng Quang, huyện Quốc Oai, xuất hiện vết nứt kéo dài hơn 100 m, sâu hơn một mét.
Chính quyền địa phương cho biết vết nứt này đã xuất hiện từ tháng 5, thời gian gần đây khi có nhiều trận mưa lớn càng làm vết nứt lan rộng. Trong lúc chờ theo dõi độ lún và thi công sửa chữa, đoạn đê sụt lún được gia cố tạm thời bằng đất, đá.
Khu vực đê Hữu Hồng đoạn qua thôn Trung Hà, xã Thái Hòa, huyện Ba Vì, xuất hiện một điểm sạt lở dài khoảng 120 m, cách chân đê 17-25 m.
10 ngày kể từ thời điểm xuất hiện sạt lở, gia đình ông Nguyễn Văn Toán, xã Thái Hòa, phải đi ở nhờ do lo sợ nhà cửa có thể bị sụt xuống sông bất cứ lúc nào.
Điểm sạt lở hiện chỉ còn cách phần sân khoảng một mét. Hôm diễn ra sạt lở, ông Toán nghe thấy tiếng đất đá kêu lạo xạo, chạy ra ngoài thì thấy khoảng trước sân sáng trưng do nhiều cây cối bị tụt xuống. "Gia đình tôi phải đi sơ tán từ hôm 15/10, điểm sạt lở ngày một ăn sâu nhưng đến nay vẫn chưa thấy địa phương có giải pháp gì", chủ nhà nói.
Ông Phùng Quang Ánh, Phó chủ tịch UBND xã Thái Hòa, cho biết thời điểm sạt lở, địa phương đã cho lập chốt, cắt cử người bảo vệ 24/24h tránh không cho người lạ ra vào. "Chúng tôi mong cấp trên sớm làm kè đoạn đê bị sạt để người dân yên tâm", ông Ánh nói.
Đê Đáy, đoạn qua trạm bơm Tân Độ xã Xuy Xá, huyện Mỹ Đức, mưa lớn khiến mặt đê rộng hơn 5 m bị đứt gãy từ ngày 14/10. Toàn bộ trang thiết bị tại trạm bơm phải di dời và khu vực giàn thao tác (nơi có chức năng đóng mở các cửa xả) bị bẻ vặn.
Hơn 10 ngày sau sự cố, người dân vẫn chưa thể qua điểm sụt lún này. Hàng trăm bao cát được chuyển tới, 150 người luôn trong tình sẵn sàng ứng cứu khi có tình huống xấu xảy ra.
Theo Vụ Quản lý Đê điều (Tổng cục Phòng chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), TP Hà Nội hiện có 20 điểm xung yếu tại các tuyến đê.
Trước đó ngày 20/10, sau khi kiểm tra, chỉ đạo khắc phục sự cố sạt lở đê điều, công trình thủy lợi tại huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đề nghị các huyện, trước tiên ngăn phương tiện tải trọng lớn đi qua khu vực đê sạt lở, chuẩn bị sẵn vật tư kịp thời xử lý sự cố khi có dấu hiệu phát triển, mở rộng...
Nhiều điểm đê tại Hà Nội nứt toác, sụt lún. Video: Ngọc Thành
Sau TP.HCM, Hà Nội muốn có 'thành phố trong thành phố' Ngày 11-10, tại hội nghị đánh giá quy hoạch chung xây dựng thủ đô, viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội Lưu Quang Huy cho biết Hà Nội sẽ rà soát lại các chỉ tiêu để đáp ứng khả năng phát triển mô hình 'thành phố trong thành phố'. Mê Linh là một trong những quận, huyện có dự án treo...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hà Nội: Cột khói khổng lồ vẫn xả mù mịt, người dân dán băng dính chắn cửa

Bổ sung 2 phương pháp xác định công việc nặng nhọc, độc hại từ ngày 1/4

Cháy nhà trong đêm ở Hà Nội, một bé trai tử vong

Tình trạng đăng kiểm của 2 ô tô trong vụ xe khách lao xuống vực ở Bảo Lộc

Tông xe liên hoàn trên cầu Chữ Y, cửa ngõ TPHCM kẹt cứng

Lực lượng Bộ Công an tiếp cận hiện trường động đất, huy động chó nghiệp vụ tìm nạn nhân

Dừng đèn đỏ kiểu 'khôn lỏi' ở Hà Nội, tài xế ngỡ ngàng khi nhận phiếu phạt

Công an xác minh nhóm 'quái xế' chạy mô tô phân khối lớn, thản nhiên buông cả 2 tay

Tai nạn nghiêm trọng trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, giao thông ùn tắc

Cháy bãi rác, khói đen bao trùm khắp nơi

Cháy, đổ sập hàng trăm mét vuông nhà máy xay xát lúa gạo tại Long An

Khắc phục hậu quả vụ lật xe khách trên đèo Bảo Lộc khiến 4 người thương vong
Có thể bạn quan tâm

Doãn Hải My giản dị mà xinh đẹp khi về quê Văn Hậu, đánh rơi hình tượng tiểu thư vì nỗi sợ... bị chó đuổi
Sao thể thao
8 phút trước
Tướng Kiev nêu điều châu Âu có thể làm thay vì gửi quân tới Ukraine
Thế giới
10 phút trước
Loạt thực phẩm giàu collagen giúp da căng mịn tức thì
Làm đẹp
12 phút trước
Tháng 4 này, con đường tình duyên của 12 con giáp sẽ xuôi chèo mát mái hay sóng to gió lớn
Trắc nghiệm
18 phút trước
Nghe vợ hân hoan thông báo có bầu, tôi sốc nặng vì một bí mật giấu kín
Góc tâm tình
22 phút trước
Nhiều người căng thẳng là đổ mồ hôi lòng bàn tay: Có phải bệnh hiểm?
Sức khỏe
44 phút trước
Bức ảnh muốn quên luôn của Binz, Châu Bùi xem cũng phải "khóc thét"!
Sao việt
1 giờ trước
Vụ 5 nữ sinh tiểu học phì phèo thuốc lá: Không được bố mẹ quan tâm, một em có nguy cơ nghỉ học
Netizen
1 giờ trước
Kim Soo Hyun "tống cổ" viện G khỏi buổi họp báo chiều nay
Sao châu á
1 giờ trước