Tàu thăm dò vũ trụ sắp mang mẫu vật từ tiểu hành tinh về Trái Đất
Tàu thăm dò vũ trụ Hayabusa-2 của Nhật Bản đã rời khỏi quỹ đạo xung quanh một tiểu hành tinh xa xôi để trở về Trái đất.
Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) cho biết, tàu Hayabusa đã rời quỹ đạo xung quanh tiểu hành tinh Ryugu vào ngày 13/11 và dự kiến sẽ về đến Trái Đất vào cuối năm 2020, hoàn thành sứ mệnh lịch sử kéo dài trong nhiều năm.
Con tàu thăm dò vũ trụ này được phóng vào không gian từ tháng 12/2014 và tới tiểu hành tinh Ryugu – nơi nằm cách Trái đất khoảng 300 triệu km vào tháng 6/2018.
Tàu thăm dò vũ trụ sắp mang mẫu vật từ tiểu hành tinh về Trái Đất
Trong khoảng hơn một năm, Hayabusa 2 đã hai lần lấy mẫu đất đá từ tiểu hành tinh Ryugu. Lần đầu tiên diễn ra vào tháng 2 năm nay, con tàu đã bắn một “viên đạn” vào bề mặt để đất đá văng lên rồi dùng thiết bị thu thập mẫu vật.
Video đang HOT
Lần thứ hai diễn ra vào tháng 7, con tàu “ném bom” vào bề mặt tiểu hành tinh để tạo ra một miệng hố. Tiếp theo, nó hạ cánh xuống hố và thu thập mẫu đất đá dưới bề mặt tiểu hành tinh. Các nhà khoa học tin rằng mẫu đất đá này nguyên sơ hơn vì chúng không tiếp xúc với môi trường khắc nghiệt ngoài vũ trụ. Đây là mẫu vật đầu tiên trong lịch sử được mang về từ lòng đất của một tiểu hành tinh.
Hành trình trở về của Hayabusa 2 tốn ít thời gian hơn lúc đi do Ryugu đã bay tới gần Trái Đất hơn nhiều so với năm 2014. Khi trở về, Hayabusa 2 sẽ thả hộp chứa mẫu đất đá xuống sa mạc Nam Australia.
Ryugu thuộc nhóm tiểu hành tinh đặc biệt cổ xưa, có thể ẩn chứa nhiều manh mối về thời kỳ đầu của hệ Mặt Trời – khoảng 4,5 tỷ năm trước.
Trường Giang
Theo vietnamnet.vn/BBC
Tiểu hành tinh lớn hơn tháp Eiffel đang lao về Trái đất với tốc độ gấp 20 lần âm thanh
Vật thể này được phát hiện vào năm 2006 và được mô tả là có khả năng nguy hiểm với Trái đất.
Tiểu hành tinh được xác định có mã 481394 (2006 SF6), được ước tính có chiều dài khoảng 610 mét, gấp hai lần kích thước của tháp Eiffel, hoặc bằng 6 sân bóng đá.
Trái đất vẫn thường xuyên đối mặt với những mối đe doạ từ các tiểu hành tinh.
SF6 2006 dự kiến sẽ đến gần Trái đất nhất vào ngày 20 tháng 11, trong vòng 0,029 đơn vị thiên văn trên đầu chúng ta, tương đương 4,35 triệu km. Nó bay với tốc độ đáng kinh ngạc lên đến 27.000 km/h, gấp khoảng 22 lần tốc độ âm thanh.
Tiểu hành tinh này thuộc nhóm các tiểu hành tinh Aten, có quỹ đạo thỉnh thoảng đi ngang qua hành tinh của chúng ta.
Rất may là quỹ đạo dự kiến của nó cho thấy hầu như không có bất kỳ cơ hội va chạm trực tiếp nào với Trái đất trong hai thế kỷ tiếp theo vì một tảng đá ngoài hành tinh lớn như vậy có thể phá hủy một đô thị.
Theo nhân viên phòng thủ hành tinh của NASA Lindley Johnson, các vật thể như tiểu hành tinh này có khả năng trở thành thảm họa thiên nhiên tàn khốc nhất mà con người biết đến nếu đâm vào Trái đất.
Hiện tại, trong số hơn 600.000 tiểu hành tinh đang bay qua Hệ mặt trời của chúng ta, các nhà khoa học đã lập danh mục khoảng 20.000 dưới dạng các nguy hiểm gần Trái đất. Cơ quan Vũ trụ châu Âu đã đưa hơn 800 mối đe doạ đó vào danh sách rủi ro với Trái đất, nghĩa là các nhà thiên văn học nên để mắt đến chúng.
NASA cách đây ít ngày cũng đã đưa ra cảnh báo rằng một tiểu hành tinh có kích thước của toà nhà Burj Khailfa (tòa nhà cao nhất thế giới) sẽ bay qua hành tinh của chúng ta một ngày sau Giáng sinh 2019.
Và vào tháng 9/2019, NASA cũng đã thừa nhận rằng họ xác định được một tiểu hành tinh có kích cỡ cỡ một chiếc ô tô chỉ vài giờ trước khi nó bay vào bầu khí quyển Trái đất và bị đốt cháy trước khi đâm xuống đất.
Khôi Nguyên
Theo dantri.com.vn/Sputnik
Con người mới chính là sinh vật đến từ hành tinh khác? Các nhà khoa học trong nhiều năm qua đã đặt ra một số giả thuyết lý giải vì sao con người là dạng sống độc nhất trên Trái đất. Con người có những điểm rất khác biệt so với các sinh vật trên Trái đất. Theo Daily Star, nhà khoa học Ellis Silver cho rằng con người xuất hiện trên Trái đất từ...