Tàu thăm dò Trung Quốc gửi về hình ảnh đầu tiên của Sao Hỏa
Cơ quan Vũ trụ quốc gia Trung Quốc (CNSA) cho biết tàu thăm dò Thiên Vấn-1 (Tianwen-1) của nước này đã gửi về Trái Đất hình ảnh đầu tiên về Sao Hỏa mà tàu chụp được.
Mô hình tàu đổ bộ thăm dò sao Hỏa của Trung Quốc sẽ chính thức được mang tên Thiên Vấn. Ảnh: CNSA/TTXVN
Bức ảnh đen trắng do CNSA công bố tối 5/2 cho thấy những cảnh quan địa chất đặc trưng trên Sao Hỏa bao gồm miệng núi lửa Schiaparelli và hẻm vực lớn Valles Marineris. Những hình ảnh trên được ghi lại từ khoảng cách 2,2 triệu km từ Sao Hỏa. Trong khi khoảng cách hiện tại của tàu thăm dò đối với Hành tinh Đỏ là 1,1 triệu km.
Theo CNSA, trong ngày 5/2, tàu Thiên Vấn – 1 đã kích hoạt một trong những động cơ của tàu này để hiệu chỉnh quỹ đạo, trước khi cả con tàu bị ảnh hưởng bởi lực hấp dẫn từ Sao Hỏa khi đi vào quỹ đạo của hành tinh này – dự kiến vào khoảng ngày 10/2 tới.
Video đang HOT
Tàu Thiên Vấn – 1 được phóng vào vũ trụ ngày 23/7/2020, đánh dấu một bước đột phá trong chương trình thám hiểm các hành tinh của Trung Quốc. Nhiệm vụ của tàu thăm dò này là bay quanh quỹ đạo Sao Hỏa, mang theo một tàu đổ bộ và một robot tự hành với tổng trọng lượng khoảng 5 tấn để nghiên cứu điều kiện thổ nhưỡng trên Hành tinh Đỏ. Theo kế hoạch, Thiên Vấn-1 sẽ bắt đầu triển khai các hoạt động thám hiểm Sao Hỏa từ tháng 4/2021.
Cho đến nay, Sao Hỏa vẫn là một mục tiêu đầy thách thức trong công cuộc thám hiểm vũ trụ, khi hầu hết các sứ mệnh do Mỹ, Nga, châu Âu, Nhật Bản và Ấn Độ được triển khai từ năm 1960 đều kết thúc trong thất bại.
Tàu Thiên Vấn -1 không phải là nỗ lực tiếp cận Sao Hỏa đầu tiên của Trung Quốc. Trước đó, nước này đã hợp tác Nga vào năm 2011.
Nga lên kế hoạch tăng xuất khẩu khí đốt sang châu Á
Nga sẽ tăng cường xuất khẩu khí đốt sang châu Á, cụ thể là Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ, vì khu vực này đang phát triển nhanh chóng và có tiềm năng lớn.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra tuyên bố này tại Diễn đàn Đầu tư vốn VTB lần thứ 12 với chủ đề "Russia Calling" (Nước Nga mời gọi) diễn ra ngày 29/10.
Công nhân vận hành hệ thống đường ống dẫn khí đốt tại thị trấn Boyarka, vùng Kiev ngày 22/4/2015. Ảnh (tư liệu): AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, phát biểu tại sự kiện trên, Tổng thống Putin nhấn mạnh: "Chúng ta cũng sẽ mở rộng xuất khẩu sang châu Á. Thị trường này có tiềm năng rất lớn, đến Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và các nước khác đang phát triển và có tiềm năng lớn".
Nga bắt đầu xuất khẩu khí đốt sang Trung Quốc thông qua đường ống dẫn khí đốt "Power of Siberia" (Sức mạnh Siberia) vào cuối năm 2019. Theo Tập đoàn Gazprom của Nga, tuyến đường ống này sẽ cho phép Nga xuất khẩu tới 38 tỷ m3 khí đốt sang Trung Quốc mỗi năm. Mặc dù vậy, các nước châu Âu vẫn là nhà nhập khẩu khí đốt chính của Nga, với 198 tỷ m3 khí đốt năm ngoái.
Cũng trong ngày 29/10, Giám đốc điều hành Công ty dầu khí Naftogaz của Ukraine, ông Andriy Kobolyev cho biết Tập đoàn Gazprom mùa Hè vừa qua đã đặt vấn đề với Naftogaz về việc tăng công suất vận chuyển khí đốt từ Nga sang châu Âu qua Ukraine.
Theo ông Kobolyev, Gazprom đã đặt hàng với Ukraine về công suất vận chuyển khí đốt của Nga sang châu Âu trong năm nay là 65 tỷ m3 khí đốt, nhưng hiện chưa rõ Nga muốn tăng công suất lên bao nhiêu.
Dự án "Nord Stream 2" (Dòng chảy phương Bắc 2) dẫn khí đốt trực tiếp xuyên biển từ Nga sang Đức và Tây Âu mà không qua Ukraine đã bị đình trệ từ cuối năm ngoái do các lệnh trừng phạt của Mỹ. Ông Kobolyev cho biết nếu dự án này không được hoàn thành, Nga có thể sẽ phải tăng công suất vận chuyển khí đốt qua Ukraine vào năm tới.
Hiện Gazprom chưa đưa ra bình luận gì về vấn đề trên.
Chính quyền Mỹ cho rằng dự án "Nord Stream 2" sẽ làm tăng ảnh hưởng của Nga tại châu Âu, trong khi Đức và các quốc gia khác khẳng định đây là dự án thương mại. Hiện các nhà lập pháp Mỹ đang tìm kiếm các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào dự án "Nord Stream 2".
Số ca mắc COVID-19 toàn thế giới vượt 105,5 triệu Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 5/2 (giờ Việt Nam), trên thế giới có tổng cộng 105.520.277 ca mắc COVID-19 và 2.296.814 ca tử vong. Số ca được điều trị khỏi là 77.212.157 ca. Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại London, Anh. Ảnh: THX/TTXVN Mỹ hiện vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất...