Tàu thăm dò sao Chổi Philae hạ cánh thành công sau 10 năm bay
BBC đưa tin, tàu thăm dò Philae của châu Âu đã thực hiện thành công chuyến hạ cánh đầu tiên trong lịch sử xuống bề mặt sao Chổi 67P/C-G. Nhiệm vụ của Philae là nghiên cứu hành tinh nắm giữ bí mật về nguồn gốc hệ Mặt trời và có thể cả sự sống trên Trái đất cách đây 4,6 tỷ năm.
Ngày 12/11, lần đầu tiên trong lịch sử, con tàu Philae đáp xuống thành công xuống bề mặt sao Chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko (67P/C-G).
Con tàu Philae với thiết kế giống robot
67P/C-G là tàu thăm dò có nhiệm vụ nghiên cứu về hành tinh được cho là nắm giữ những bí mật về nguồn gốc Hệ Mặt trời và có thể cả sự sống trên Trái đấtcách đây 4,6 tỷ năm.
Để thực hiện nhiệm vụ lịch sử này, tàu Philae và tàu mẹ Rosetta đã phải thực hiện hành trình bay dài 6,4 tỷ km. Và sau 10 năm phóng đi từ Trái đất (từ ngày 2/3/2004), tàu 67P/C-G đã chạm đích thành công ngày 12/11/2014 sau khi tách khỏi tàu mẹ Rosetta 7 giờ trước đó.
Video đang HOT
Philae tách khỏi tàu mẹ Rosetta
Philae được thiết kế như một phòng thí nghiệm kiểu robot, nặng 100 kg, mang theo 10 thiết bị để thực hiện các thí nghiệm trên 67P/C-G.
Theo Giáo sư Mark McCaughrean thuộc Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), sao Chổi 67P/C-G rộng hơn 4km. Trên bề mặt sao Chổi này chỉ có bụi và đất đá hiểm trở.
“Trước đó, chúng tôi nghĩ 67P/C-G có bề mặt trơn tru và có hình dạng giống củ khoai tây. Trên thực tế, tại đây có rất nhiều miệng núi lửa và vách đá hiểm trở”, ông McCaughrean chia sẻ với phóng viên đài BBC.
Sao Chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko
Tổng chi phí cho chuyến bay và nghiên cứu lên tới 1,4 tỷ Euro, tương đương 1,8 tỷ USD.
Con tàu Philae được đặt theo tên của một hòn đảo nhỏ ở Lake Nasser, Ai Cập.
Ngaynay.vn
Theo_Thể Thao Việt Nam
NASA đe dọa, Nga tăng cường hợp tác không gian với Trung-Ấn
Hôm 24-4, giám đốc Cơ quan vũ trụ Liên bang Nga (Roscosmos) Oleg Ostapenko cho biết, Nga sẽ tăng cường phát triển hợp tác không gian với Ấn Độ, Trung Quốc. Vấn đề này không hề "có dấu ấn" của khủng hoảng chính trị ở Ukraine.
Về kế hoạch hợp tác mở rộng hợp tác trong lĩnh vực không gian, ông Ostapenko cho biết thêm, gần đây Nga đã nhận được lời mời từ phía Nhật Bản về việc thảo luận hàng loạt các vấn đề có liên quan đến nghiên cứu vũ trụ.
Tuyên bố của Moscow được đưa ra trong bối cảnh các nước phương Tây dọa "đóng băng" hoặc ngừng hợp tác với Nga hậu diễn biến căng thẳng tại Ukraine. Cơ quan hàng không và vũ trụ Mỹ NASA đe dọa sẽ cắt đứt quan hệ hợp tác không gian với Nga. Tuy nhiên, Roscosmos cho biết họ vẫn chưa nhận được thông báo chính thức.
Giám đốc cơ quan vũ trụ Liên bang Nga cho rằng mặc dù có những lời "đao to búa lớn" đe dọa, nhưng quan hệ hợp tác không gian giữa nước này và các châu Âu vẫn không hề phương hại gì. Hiện Nga vẫn còn giữ liên lạc với các cơ quan không gian của Pháp, Đức và đặc biệt là với cơ quan vũ trụ châu Âu.
Ông Oleg Ostapenko, giám đốc Cơ quan vũ trụ Liên bang Nga (Roscosmos)
Ông cũng khẳng định Nga và các đối tác thuộc nhóm BRICS, bao gồm cả Ấn Độ và Trung Quốc có một lịch sử hợp tác lâu dài, trong đó có cả hợp tác trong lĩnh vực vận tải người, phương tiện lên quỹ đạo.
Vào tháng 7-2004, Nga và Ấn Độ đã ký một nghị định thư nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực không gian bao gồm cả việc phóng vệ tinh vào không gian và phát triển chung hệ thống định vị vệ tinh GLONASS.
Vào giữa tháng 4, Nga và Trung Quốc đã bắt đầu phối hợp hợp tác nghiên cứu các dự án lớn trong lĩnh vực không gian và việc này đã được thống nhất vào năm ngoái - phát ngôn viên của Cơ quan vũ trụ Liên bang Nga (Roscosmos), ông Sergey Savelyev cho biết.
Theo ANTD
Robot thằn lằn - thiết bị chuyên dụng trên vũ trụ ở tương lai Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) ngày 2/1 cho biết đã chế tạo thành công mô hình robot thằn lằn chuyên dụng để tiến hành hoạt động sửa chữa trên vũ trụ. Robot thằn lằn này có sáu chân là những trụ đỡ sẽ được trang bị một hệ thống "bám" đặc biệt trên các bề mặt bằng phẳng, giống như những...