Tàu tên lửa tấn công nhanh ‘thương hiệu’ Việt Nam
Hai cặp tàu tên lửa tấn công nhanh thiết kế 12418 đã được Tổng công ty Ba Son bàn giao cho Quân chủng Hải quân và phát huy hiệu quả đã khẳng định thương hiệu của công nghệ đóng tàu tên lửa hiện đại Việt Nam.
Cẩu tên lửa lên tàu M6 trước khi ra biển nghiệm thu bắn đạn thậtẢnh: Duy Khánh
“Cùng với việc đã bàn giao 2 cặp tàu tên lửa tấn công nhanh thiết kế 12418, đến thời điểm này, Tổng công ty Ba Son (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) đang hoàn thiện, chỉnh sửa giai đoạn cuối để bàn giao cặp tàu số 3 (M5, M6) mang số hiệu 382, 383 cho Quân chủng Hải quân trong tháng 11.2016.
Nghiệm thu lắp đặt pháo AK-630 trên tàu M3
Đại tá Nguyễn Mạnh Lân, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Ba Son, Trưởng ban điều hành Dự án đóng tàu M cho biết, đã gặp không ít khó khăn, nhất là về trang thiết bị, công nghệ, con người, kinh nghiệm…
Để thực hiện tốt dự án lớn này, Tổng công ty Ba Son đã cử đoàn cán bộ, công nhân viên sang Liên bang Nga để học tập, tiếp thu công nghệ đóng tàu tên lửa theo 33 chuyên ngành. Đội ngũ này sau khi về Việt Nam đã tổ chức đào tạo mới, đào tạo bổ sung cho cán bộ, công nhân viên Ba Son tại nhà máy.
Video đang HOT
Đại tá Nguyễn Mạnh Lân ví von “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”, khi bắt tay vào đóng cặp tàu tên lửa đầu tiên và các cặp tàu tiếp theo cho Quân chủng Hải quân. Song song với việc đóng mới cặp tàu số 1, số 2, ngày 15.10.2013 và ngày 25.3.2014, tàu M5 và M6 được Ba Son khởi công. Các công đoạn đóng cặp tàu số 3 này, Ba Son đều tuân thủ nghiêm ngặt các công đoạn theo đúng hợp đồng chuyển giao công nghệ Li xăng và thực hiện các bước như hai cặp tàu trước đó đã bàn giao cho Quân chủng Hải quân.
Công đoạn hàn ráp cụm chi tiết, các phân đoạn, tổng đoạn thân vỏ và thượng tầng được thực hiện với các dây chuyền hàn tự động, bán tự động và hàn bằng tay. Đồng thời, nhà máy cũng tiến hành gia công các chi tiết cơ khí và hệ thống ống, chuẩn bị nội thất. Để đảm bảo tiến độ đóng tàu, Tổng công ty Ba Son đã tăng cường trang bị, các máy gia công cơ khí CNC hiện đại và đào tạo thêm nhân lực nhằm đảm bảo khối lượng lên đến hàng trăm nghìn chi tiết gia công cơ khí, với nhiều chủng loại vật liệu đặc biệt và yêu cầu kỹ thuật chính xác cao.
Tàu M6 nghiệm thu bắn tên lửa
Đại tá Cao Mạnh Vân, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Ba Son, Trưởng công nghệ đóng tàu M cho biết theo công nghệ chuyển giao, thân vỏ tàu được gia công và đấu ráp lần lượt theo nguyên tắc hình tháp từ gần 140 phân – tổng đoạn. Thế nhưng, việc này không phù hợp với thực tế của Tổng công ty Ba Son vì thuộc diện di dời nhà máy. Do đó, Tổng công ty Ba Son quyết định chuyển thành 6 tổng đoạn vỏ lớn và 8 tổng đoạn cabin.
Trong quá trình đóng cặp tàu số 3, Tổng công ty Ba Son cũng gặp một số vướng mắc về nhập khẩu thiết bị, vũ khí do tình hình ở Nga và Ukraine có biến động. Trước tình hình đó, Ba Son cùng các cơ quan chức năng đã bàn bạc và thống nhất các phương án với đối tác, giải quyết tốt mối quan hệ và đảm bảo nhập khẩu vũ khí, trang thiết bị về nước để không làm ảnh hưởng tới tiến độ đóng tàu.
Chuẩn đô đốc Hoàng Hồng Hà, Phó Tư lệnh Hải quân cho biết, 4 tàu do Tổng công ty Ba Son đã bàn giao cho Quân chủng Hải quân, qua thời gian đưa vào sử dụng rất hiệu quả. Chuẩn đô đốc Hoàng Hồng Hà cho rằng, Tổng công ty Ba Son đã làm chủ công nghệ đóng tàu tên lửa tấn công nhanh và đây là một cái nền tảng để có thể tiếp tục đóng các lớp tàu chiến đấu to và hiện đại hơn nữa, đáp ứng tốt hơn nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc trong tình hình hiện nay.
Theo Thanh Niên
Bộ Quốc phòng nghiệm thu cặp tàu tên lửa tấn công nhanh M5, M6
Đây là 2 tàu cuối cùng trong loạt 6 tàu tên lửa tấn công nhanh thiết kế 12418 do Tổng công ty Ba Son (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) ký hợp đồng đóng mới cho Quân chủng Hải quân.
Chuyển tên lửa lên tàu M6
Từ ngày 5 đến ngày 11.9, tại TP.HCM và trên vùng biển đảo Phú Quý (Bình Thuận), Bộ Quốc phòng và Quân chủng Hải quân đã tổ chức nghiệm thu tàu M5, M6 (mang số hiệu 382, 383).
Phó đô đốc Phạm Ngọc Minh, Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu cấp Bộ Quốc phòng; Chuẩn đô đốc Hoàng Hồng Hà, Phó Tư lệnh Hải quân, Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu cấp Quân chủng cùng chủ trì nghiệm thu.
Đây là 2 tàu cuối cùng trong loạt 6 tàu tên lửa tấn công nhanh thiết kế 12418 do Tổng công ty Ba Son (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) ký hợp đồng đóng mới cho Quân chủng Hải quân trên cơ sở Hợp đồng chuyển giao công nghệ Li-xăng giữa Liên bang Nga và Việt Nam từ năm 2009.
Tàu M5 hành trình nghiệm thu trên biển Ảnh: Duy Khánh
Nghiệm thu tại bến, Hội đồng đã kiểm tra toàn bộ hồ sơ tài liệu chứng chỉ vật liệu, thiết bị; biên bản chuyển bước công nghệ, thuyết minh kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng các trang thiết bị; kiểm tra lắp đặt và hoạt động của các trang thiết bị, hệ thống trên tàu.
Trên biển, Hội đồng đã thử các tính năng, kỹ - chiến thuật của tàu; vận tốc tối đa, bán kính lượn vòng; bắt bám các mục tiêu trên không, trên biển của hệ thống khí tài điện tử, ra đa; bắn đạn thật các bài có trong biên chế của tàu.
Hội đồng kiểm tra lắp đặt vũ khí trên tàu M5 Ảnh: Duy Khánh
Kết quả nghiệm thu cho thấy, hai tàu được thi công đóng mới theo đúng thiết kế, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; các trang thiết bị lắp đặt chắc chắn, đầy đủ, đồng bộ; kiểm tra thủ hoạt động tại bến đạt yêu cầu kỹ thuật. Các thông số kỹ thuật, tính năng thử tải chạy trên biển đều đạt yêu cầu. Nghiệm thu các bài bắn vũ khí có trong biên chế được thực hiện đúng quy trình và đạt yêu cầu đề ra.
Trên cơ sở đó, Hội đồng nghiệm thu Bộ Quốc phòng đã nhất trí thông qua biên bản bàn nghiệm thu và yêu cầu Tổng công ty Ba Son tiếp tục hoàn chỉnh những điểm còn tồn tại để tiếp tục hoàn thiện và báo cáo các cơ quan chức năng bàn giao cho Quân chủng Hải quân trong thời gian tới theo kế hoạch.
Theo Thanh Niên
Nga dừng dự án tàu tên lửa Project 12418 Molniya với Việt Nam? Thông tin dừng dự án tàu tên lửa Project 12418 Molniya được đưa ra trong bản báo cáo về doanh số hợp đồng vũ khí Nga với các đối tác. "Trong năm 2015, Nga đã bán được 14,5 tỷ USD các trang bị vũ khí, nhưng tổng số đơn đặt hàng cho những năm tới đạt khoảng 50 tỷ USD. Trong khi đó,...