Tàu tên lửa ‘nhỏ nhưng có võ’ của Nhật
Dù chỉ có lượng giãn nước đầy tải 240 tấn, tàu tên lửa lớp Hayabusa sở hữu hỏa lực chống hạm không thua kém các tàu hộ vệ có kích cỡ lớn gấp nhiều lần.
Hayabusa là lớp tàu tên lửa hạng nhẹ được tập đoàn công nghiệp nặng Mitsubishi (MHI) đóng cho lực lượng phòng vệ Nhật Bản (JMSDF) trong giai đoạn 2002-2004. Tổng cộng có 6 tàu đã được hoàn thiện và bàn giao cho JMSDF, theo Livejournal.
Đây được coi là lớp tàu chiến tí hon của Nhật Bản, chỉ dài 50 m, rộng 8,4 m, có lượng giãn nước đầy tải 240 tấn, kém xa những lớp tàu hộ vệ và khu trục hạng nặng trong biên chế JMSDF.
Tuy nhiên, tàu tên lửa lớp Hayabusa lại được coi là “nhỏ nhưng có võ”, bởi chúng sở hữu hỏa lực mạnh, không thua kém những loại tàu hộ vệ có giãn nước gấp 10 lần.
Vũ khí chính của lớp Hayabusa là 4 tên lửa chống hạm Type-90 (SSM-1B) được bố trí trên hai giá phóng ở đuôi tàu. Tên lửa Type-90 có tốc độ hành trình cận âm 1.150 km/h, tầm bắn tối đa 150 km, sử dụng đầu đạn nổ mạnh (HE) nặng 225 kg. Mẫu tên lửa này do MHI phát triển, được trang bị hệ thống dẫn đường quán tính và radar chủ động ở pha cuối.
Tên lửa Type-90 được đánh giá có uy lực tương đương tên lửa diệt hạm RGM-84 Harpoon của Mỹ. Tuy tàu mang được 4 tên lửa Type-90, JMSDF chỉ lắp 3 tên lửa cho các buổi biểu diễn hoặc trực chiến.
Video đang HOT
Lớp Hayabusa có thiết kế tàng hình với nhiều góc cạnh để phân tán sóng radar đối phương. Ngay cả ống khói và ụ pháo Otobreda 76 mm phía trước cũng được bọc vỏ tàng hình.
Tàu sở hữu 3 động cơ tuabin khí General Electric LM500-G07, không sử dụng chân vịt truyền thống mà được trang bị hệ thống đẩy phản lực dòng nước (pumpjet), cho phép nó lướt băng băng trên mặt biển với tốc độ lên tới 85 km/h.
Loại tàu này đóng vai trò vũ khí phản ứng nhanh, có thể xuất kích chớp nhoáng để phóng tên lửa vào mục tiêu, sau đó rút về cảng.
Ngoài thiết kế tàng hình và pháo 76 mm để phòng thủ, lớp Hayabusa còn được trang bị hệ thống mồi bẫy để đánh lừa tên lửa đối phương.
Tàu tên lửa lớp Hayabusa mang số hiệu 829 sóng đôi cùng tàu khu trục hạng nặng lớp Kongo mang số hiệu 176 của JMSDF.
Tử Quỳnh
Ảnh: Flickr
Theo VNE
Hải quân Nhật mặc quân phục chơi game gây sốt mạng xã hội
Bức ảnh vài lính hải quân Nhật mặc quân phục chơi game đang gây sốt trên mạng xã hội nước này vì người sử dụng cho rằng "đó là dấu hiệu của một đất nước hòa bình".
Tấm ảnh lính hải quân Nhật Bản mặc quân phục chơi game tàu chiến đang gây sốt trên mạng xã hội nước này. Ảnh:Twitter/T-Kum
"Tôi tới đó để chơi trò KanColle và thấy dường như có cả lính hải quân thật sự", một người dùng có tên T-Kum đăng lên mạng xã hội Twitter hôm 2/7. Bài đăng này được tweet lại hơn 32.000 lần.
KanColle là một trò chơi nằm trong bộ sưu tập Kantai, trò chơi nổi tiếng ở Nhật. Kantai hấp dẫn người chơi khi một nhân vật nữ sinh hoạt hình được lấy tên đặt cho một tàu chiến có thực.
Theo BBC, T-Kum chia sẻ anh không những ngạc nhiên khi thấy lính thủy vẫn mặc đồng phục chơi game mà còn ngạc nhiên vì sự lan truyền bài đăng trên Twitter của mình.
"Tôi chụp bức ảnh này ở Yokosuka. Tôi vào đó để giết thời gian như thường lệ và bắt gặp họ ở góc các trò chơi tàu chiến", T-Kum nhớ lại, lúc đầu anh còn nghĩ rằng họ là thủy thủ đang luyện tập.
"Không hiếm để bắt gặp những người mặc đồng phục đi lại trong thị trấn này. Tôi chỉ nghĩ đó là một khoảnh khắc đẹp khi họ sử dụng quỹ thời gian thư giãn ít ỏi của mình theo cách như vậy, nên tôi đã chụp tấm ảnh, chắc chắn rằng không lộ mặt ai và đăng nó lên".
"Tôi không hề mong chờ một phản ứng lớn như vậy. Điện thoại của tôi báo liên hồi và tôi không biết phải làm gì".
Những người dùng Twitter thể hiện sự phấn khích và cho rằng bức ảnh là "dấu hiệu của một đất nước hòa bình".
"Xem bức ảnh làm tôi cảm thấy bớt căng thẳng. Không có lực lượng tự vệ nào muốn xảy ra chiến tranh", một tài khoản Twitter bình luận. "Nếu không có hòa bình, họ không thể đọc truyện tranh hoặc chơi game".
"Chỉ trong thời bình binh sĩ và học viên mới có thể dành thời gian nghỉ của họ để chơi game như thế này, vì vậy tôi cho rằng đó là cái mà mọi người đang phản ánh thực tế", T-Kum nói.
Binh sĩ của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cũng tham gia vào các hoạt động chống cướp biển và làm nhiệm vụ trên toàn thế giới.
"Là học viên, họ có thể tận hưởng thời gian nghỉ ngơi. Nhưng một khi họ trở thành sĩ quan chính thức và đi ra nước ngoài hoạt động, tôi hy vọng họ vẫn có thể trở về nhà nghỉ ngơi và vui chơi. Tôi hy vọng Nhật Bản sẽ luôn được như thế".
Nguyễn Thành Minh
Theo VNE
Thần tốc đóng tàu tên lửa tấn công nhanh, Nga ưu tiên lắp vũ khí hiện đại "18 tàu tên lửa tấn công nhanh thuộc dự án 20800 với vũ khí hiện đại sẽ được cấp tốc đóng trong giai đoạn từ nay tới năm 2022, Tham mưu trưởng Hải quân Nga cho biết. Thần tốc đóng tàu tên lửa tấn công nhanh, Nga ưu tiên lắp vũ khí hiện đại Theo đó, Nhà máy Đóng tàu Pella được giao...