Tàu tên lửa Myanmar tự đóng có so sánh được với Molniya?
Với 10 tàu hộ vệ tên lửa tàng hình cỡ nhỏ FAC-M đã được lên kế hoạch đóng mới sẽ đưa Hải quân Myanmar trở thành một lực lượng đáng nể trong khu vực.
Trang mạng navyrecognition mới đây đã đưa tin về việc Hải quân Myanmar chính thức tiếp nhận tàu hộ vệ tên lửa tàng hình cỡ nhỏ FAC-M (Fast Attack Craft Missile) thứ hai mang số hiệu 492 sau một thời gian dài chạy thử nghiệm trên biển.
Trong ảnh là tàu hộ vệ tên lửa tàng hình FAC-M thứ nhất của Myanmar mang số hiệu 491 được hạ thủy năm 2012.
Theo kế hoạch đến năm 2021, Hải quân Myanmar sẽ đóng tất cả 10 chiếc FAC-M (chiếc cuối cùng mang số hiệu 500), đưa nước này trở thành quốc gia có lực lượng tàu hộ vệ tên lửa cỡ nhỏ nhiều và mạnh hàng đầu khu vực.
FAC-M của Myanmar chính là phiên bản tàu tên lửa cỡ nhỏ lớp Azmat mà Trung Quốc đã chế tạo và chuyển giao cho Hải quân Pakistan.
Hiện tại các thông số kỹ thuật của tàu chưa được công bố rõ ràng, chỉ biết FAC-M có chiều dài khoảng 49 m và lượng giãn nước 500 tấn với thiết kế góc cạnh nhằm tăng khả năng tán xạ radar.
Các trang thiết bị điện tử trên tàu như radar, cảm biến và hệ thống quản lý tác chiến do Trung Quốc và Nga chế tạo, tương tự những tàu tuần tra ven bờ của các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, Brunei, Thái Lan, Singapore và Việt Nam.
Vũ khí trang bị của FAC-M gồm 1 pháo phòng không cao tốc kiểu AK-630 cỡ 30 mm do Trung Quốc chế tạo với tháp pháo đã được cải tiến tối ưu hóa cho việc tàng hình bố trí phía trước tàu.
Phía sau đuôi tàu là 4 tên lửa hành trình chống hạm cận âm bay bám biển C-802/ C-802A có tầm bắn 120/ 180 km, mang theo đầu đạn nặng 165 kg và 2 pháo phòng không 4 nòng cỡ 23 mm Type 85 (Trung Quốc sao chép dựa trên pháo ZU-23 của Nga).
Video đang HOT
Nếu so sánh với tàu hộ vệ tên lửa Molniya 1241.8 của Việt Nam thì FAC-M của Myanmar có hệ thống điện tử, hỏa lực pháo, tên lửa chống hạm lẫn phòng không đều yếu hơn nhưng lại có ưu điểm ở thiết kế tàng hình tiên tiến.
Theo Tri Thức
Hải quân Việt Nam sẽ có số tàu tên lửa Tarantul/Molniya đứng thứ 2 thế giới?
Trong tương lai gần, Việt Nam sẽ vươn lên giữ vị trí số 2 trong danh sách các quốc gia có nhiều tàu hộ vệ tên lửa cỡ nhỏ Tarantul/Molniya trong biên chế.
Tàu hộ vệ tên lửa cỡ nhỏ Dự án 1241 được nghiên cứu, phát triển cho Hải quân Liên Xô từ cuối thập niên 1970 để thay thế tàu tên lửa Dự án 205 Osa đã cũ và không đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu của tác chiến hiện đại.
Dự án 1241 gồm 4 biến thể chính là 1241.1; 1241.RE; 1241.1M/1241.1MR và 1242.1/1241.8 trong đó 3 biến thể đầu được NATO định danh là Tarantul, biến thể cuối cùng có tên gọi Molniya (Lightning).
Hiện tại, các tàu tên lửa Tarantul/Molniya đang phục vụ trong biên chế của hải quân 8 quốc gia trên thế giới. Dưới đây là danh sách những nước đang sử dụng loại tàu tên lửa này xếp theo thứ tự giảm dần về số lượng.
1. Nga
Tàu hộ vệ tên lửa Tarantul Dự án 1241.1MR của Hải quân Nga
Hải quân Nga đang có trong biên chế 23 tàu tên lửa Tarantul/Molniya, là quốc gia sở hữu số lượng lớn nhất lớp tàu tên lửa này. Các tàu tên lửa Tarantul của Hải quân Nga chủ yếu là ở biến thể 1241.1MR (21 tàu), được trang bị 4 tên lửa hành trình chống hạm siêu âm P270 Moskit.
Tàu hộ vệ tên lửa Tarantul Dự án 1241.1M của Hải quân Nga
Trong số 2 chiếc Tarantul/Molniya còn lại của Nga thì có 1 chiếc thuộc Dự án 1241.1M, tên lửa đối hạm trang bị cho tàu là loại P15 Termit thế hệ cũ thay vì P270 Moskit.
Tàu hộ vệ tên lửa Molniya Dự án 1242.1 của Hải quân Nga
Dự án 1242.1 cũng chỉ gồm 1 chiếc duy nhất được Hải quân Nga dùng với mục đích thử nghiệm, biến thể xuất khẩu của nó chính là Dự án 1241.8 đang phục vụ trong Hải quân Việt Nam và Ấn Độ.
2. Ấn Độ
Tàu hộ vệ tên lửa Tarantul Dự án 1241.RE của Hải quân Ấn Độ
Tàu tên lửa Tarantul/Molniya được Ấn Độ đóng trong nước (với tổng số 12 chiếc) theo giấy phép của Nga và họ định danh là lớp Veer .
Hiện tại Hải quân Ấn Độ đang có trong biên chế 10 chiếc Tarantul Dự án 1241.RE, so với Tarantul của Nga thì biến thể xuất khẩu có hệ thống điện tử khá khiêm tốn khi chỉ được trang bị radar kiểm soát mặt nước Garpun-Bal và radar kiểm soát hỏa lực MR-123 Vympel.
Tàu hộ vệ tên lửa Molniya Dự án 1241.8 của Hải quân Ấn Độ
Biến thể Molniya 1241.8 (gồm 2 chiếc K91 và K92) của Ấn Độ khá đặc biệt khi họ quyết định sử dụng pháo hạm Oto Melara 76 SRGM thay vì AK-176 của Nga.
3. Việt Nam
Tàu hộ vệ tên lửa Tarantul Dự án 1241.RE của Hải quân Việt Nam. Nguồn: Quân đội nhân dân
Hải quân Nhân dân Việt Nam bắt đầu đặt mua tàu tên lửa Tarantul Dự án 1241.RE từ năm 1999, 4 tàu đã được chuyển giao vào đầu những năm 2000 mang các số hiệu HQ-371; HQ-372; HQ-373 và HQ-374.
Tàu hộ vệ tên lửa Molniya Dự án 1241.8 của Hải quân Việt Nam. Nguồn: Quân đội nhân dân
Sau đó đến năm 2007, Hải quân Việt Nam nhận được 2 chiếc Molniya 1241.8 đầu tiên mang số hiệu HQ-375 và HQ-376, đây chính là những tàu chiến có năng lực đối hạm mạnh nhất của Việt Nam.
Hiện nay Việt Nam đang đóng trong nước 6 tàu tên lửa Molniya 1241.8 theo giấy phép của Nga, dự kiến đến cuối năm 2015, Việt Nam sẽ có tổng cộng 12 tàu hộ vệ tên lửa Taraltul/Molniya hiện đại.
4. BaLan
Tàu hộ vệ tên lửa Tarantul Dự án 1241.RE của Hải quân Ba Lan
Hải quân Ba Lan có tất cả 4 tàu tên lửa Tarantul 1241.RE nhận được từ thời Liên Xô, hiện nay các tàu chiến trên chỉ đảm nhiệm được chức năng tàu pháo tuần tra do Ba Lan không còn tên lửa P15 để trang bị. Hiện tại Ba Lan đang khá tích cực tìm khách hàng nước ngoài để bán lại toàn bộ 4 tàu tên lửa loại này.
5. Romania
Tàu hộ vệ tên lửa Tarantul Dự án 1241.RE của Hải quân Romania
Hải quân Romania đang vận hành 3 tàu tên lửa Tarantul Dự án 1241.RE, toàn bộ 3 tàu trên đều đóng căn cứ tại cảng Mangalia.
6. Ukraine
Tàu hộ vệ tên lửa Tarantul Dự án 1241.1MR của Hải quân Ukraine
Hải quân Ukraine có trong biên chế 2 tàu tên lửa Tarantul Dự án 1241.1MR. Tuy nhiên khác với Nga, các chiến hạm 1241.1MR của Ukraine chỉ được trang bị 4 tên lửa P15 Termit thay vì P270 Moskit.
Có một số thông tin cho rằng cả 2 tàu trên của Ukraine đều đã bị quân Nga chiếm giữ sau khi sáp nhập bán đảo Crimea.
7.8. Yemen và Bulgaria
Tàu hộ vệ tên lửa Tarantul Dự án 1241.RE được sử dụng làm viện bảo tàng
Hải quân Yemen và Bulgaria được cho là vẫn còn trong biên chế 1 tàu tên lửa Tarantul 1241.RE, tuy nhiên không rõ tình trạng kỹ thuật của những chiến hạm này hiện nay ra sao.
Theo Đại lộ
Phiên bản săn ngầm của Molniya liệu có phù hợp với Việt Nam? Tàu hộ vệ săn ngầm Dự án 1241.2 Pauk có thể kết hợp với tàu hộ vệ tên lửa Molniya để trở thành cặp bài trùng đáng sợ khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế. Pauk là tên định danh của NATO dành cho lớp tàu hộ vệ săn ngầm cỡ nhỏ được đóng cho Hải...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ác mộng sa thải vẫn đeo bám nhân viên Microsoft

Quan chức cấp cao Mỹ tới Pháp đàm phán về Ukraine, Iran và thương mại

Nhà Trắng điều chỉnh quy định tiếp cận báo chí sau phán quyết của tòa án liên bang Mỹ

Những kịch bản trong bầu cử tổng thống Romania khiến EU lo ngại

USD suy yếu, đồng rúp Nga trở thành đồng tiền có lợi nhuận nhất thế giới

Tổng thống D. Trump ký lệnh hành pháp nhằm giảm giá thuốc

Ngành thiết bị chip Mỹ chuẩn bị gánh thêm chi phí tỉ đô vì thuế quan của Tổng thống Trump

Đại học Harvard bất tuân lệnh, Nhà Trắng 'khai hỏa' mặt trận mới

Phó Tổng thống Mỹ tiết lộ nước đầu tiên có thể đạt thoả thuận thương mại với Washington

Bulgaria bất ngờ từ chối bán lò phản ứng hạt nhân cho Ukraine

Mỹ bất ngờ dỡ bỏ lệnh trừng phạt với quan chức cấp cao thành viên EU

Rủi ro đối với thương mại toàn cầu từ góc nhìn luật quốc tế
Có thể bạn quan tâm

Chủ nhân tờ vé số trúng giải đặc biệt bị rách háo hức chờ nhận 2 tỷ đồng
Pháp luật
19:14:55 16/04/2025
Bảng giá xe Rebel 1100 2023 mới nhất tháng 4/2025
Xe máy
19:11:54 16/04/2025
"Giàu mà dùng lược 10k", dân mạng tranh luận về cuộc sống giàu sang mà giản dị của tiểu thư Doãn Hải My bên Văn Hậu
Sao thể thao
18:53:44 16/04/2025
Vụ án bí ẩn của diễn viên nổi tiếng: Ra đi trong tủ quần áo khách sạn với tư thế gây sốc và loạt thuyết âm mưu rợn người
Sao âu mỹ
17:19:42 16/04/2025
Sony tăng giá bán PlayStation 5
Đồ 2-tek
17:18:15 16/04/2025
Tập đoàn công nghệ CMC bị tấn công ransomware
Thế giới số
17:12:32 16/04/2025
Công an phường giúp người dân nhận lại 410 triệu đồng chuyển nhầm
Tin nổi bật
17:03:53 16/04/2025
Hôm nay nấu gì: Cơm tối đủ chất, ngon miệng, hợp gu chị em mê nấu nướng
Ẩm thực
16:49:17 16/04/2025
Nữ thần 18 tuổi đẹp như Hoa hậu còn học giỏi xuất chúng, nhìn điểm thi đại học mà ai cũng choáng
Hậu trường phim
16:43:17 16/04/2025
Có 1 sự thật về sân khấu solo của Lisa và Jennie tại Coachella, vậy mới thấy 6 năm trước BLACKPINK đẳng cấp cỡ nào!
Nhạc quốc tế
16:31:34 16/04/2025