Tàu tấn công đổ bộ lớp Canberra giúp Australia vươn tới Biển Đông
Trang bị những tàu lớp Canberra sẽ giúp Australia trở thành cường quốc hải quân số một ở Nam Thái Bình Dương, phạm vi tác chiến mở rộng tới Biển Đông…
Binh sĩ Australia chụp ảnh trên tàu tấn công đổ bộ Canberra
Gần đây, tàu tấn công đổ bộ Canberra của Hải quân Australia đã được chính thức đưa vào hoạt động, sau đó lập tức triển khai huấn luyện cất hạ cánh máy bay trực thăng trên tàu, binh sĩ trên tàu cũng đã tổ chức chụp ảnh trên boong tàu.
Theo tờ “Quốc phòng Trung Quốc” ngày 10 tháng 12, gần đây chiếc tàu tấn công đổ bộ Canberra lớp Canberra của Hải quân hoàng gia Australia đã chính thức đi vào hoạt động.
Tàu này sẽ đem lại cho quân đội nước này một năng lực điều động đổ bộ mạnh, làm cho nó trở thành một lực lượng tác chiến có năng lực triển khai toàn cầu.
Tàu tấn công đổ bộ lớp Canberra do Công ty Navantia Tây Ban Nha phụ trách chế tạo, chiếc đầu tiên Canberra khởi công chế tạo vào tháng 9 năm 2008, tháng 2 năm 2011 hạ thủy.
Chiếc thứ hai mang tên Adelaide khởi công chế tạo vào năm 2010, hạ thủy năm 2012, hiện đã hoàn thành xây dựng và lắp ráp phía trên, dự kiến năm 2016 đưa vào hoạt động.
Tàu tấn công đổ bộ Canberra sử dụng thiết kế đường băng nối thẳng, có 4 tầng, lần lượt là sàn tàu bay cỡ lớn, kho xe hạng nhẹ và nhà chứa máy bay, ụ tàu và kho xe hạng nặng, khu ăn ở và chữa bệnh của binh sĩ.
Đuôi tàu và hai bên đều có độ nghiêng hướng nội nhất định, đồng thời giảm trang bị kèm theo và anten điện tử mặt ngoài thân tàu, làm giảm xác suất bị hệ thống dò tìm của địch phát hiện, đuôi tàu nghiêng cũng có lợi cho lắp trang bị hạng nặng.
Binh sĩ Australia chụp ảnh trên tàu tấn công đổ bộ Canberra
Video đang HOT
Tàu tấn công đổ bộ này dài 230,8 m, rộng 32 m, mớn nước 7,18 m; lượng giãn nước tiêu chuẩn là 27.000 tấn, lượng giãn nước đầy là 27.851 tấn, tốc độ tiêu chuẩn là 19 hải lý/giờ, tốc độ chạy kinh tế là 15 hải lý/giờ, tốc độ tối đa là 20,5 hải lý/giờ, hành trình tiêu chuẩn là 6.100 hải lý với 15 hải lý/giờ, có thể chạy 7.050 hải lý với tốc độ 12 hải lý/giờ, khả năng chạy liên tục 15 ngày.
Sàn tàu có thể chứa 4 tàu hộ vệ lớp Anzac, lớn hơn cả tàu sân bay Melbourne của Australia trước đây, sau khi đi vào hoạt động có thể giúp cho Quân đội Australia thực hiện một loạt nhiệm vụ tác chiến, bao gồm cứu nạn khu vực, viện trợ nhân đạo, hỗ trợ hoạt động gìn giữ hòa bình và các nhiệm vụ quân sự khác.
Tàu Canberra có năng lực điều động binh lực và tính linh hoạt tác chiến mạnh, có thể mang theo 1.221 – 1.403 binh sĩ. Có thể mang theo 150 xe các loại, trong đó có xe tăng chiến đấu M1A2 T. Thiết kế tổ hợp mô đun linh hoạt và đường băng nối thẳng giúp cho tàu Canberra chỉ cần cải tiến một chút là có thể sử dụng như một tàu sân bay cỡ nhỏ, có thể mang theo 20 – 30 máy bay cất hạ cánh thẳng đứng Sea Harrier hoặc F-35B. Ngoài ra, đuôi tàu có thể mang theo 4 tàu đổ bộ hạng trung hoặc 2 tàu đổ bộ đệm khí LCAC do Mỹ chế tạo, tiến hành tác chiến đổ bộ.
Ngoài ra, cung cấp năng lực hỗ trợ tác chiến biển xa khá mạnh là mục tiêu chủ yếu của thiết kế tàu Canberra, vì vậy các nhà thiết kế nhấn mạnh cải thiện ăn ở, y tế cho thủy thủ. Theo yêu cầu của Hải quân Australia, tàu Canberra đã trang bị 2 phòng phẫu thuật và 1 phòng bệnh. Đồng thời, khoang bên trong sử dụng vách phòng cháy, lắp hệ thống dập lửa bọt biển cố định, sử dụng vật liệu không cháy để cải thiện năng lực phòng cháy.
Tàu tấn công đổ bộ Canberra của Hải quân Australia tiến hành huấn luyện
Tàu này phòng thủ là chính, tấn công là phụ, hoàn toàn không trang bị quá nhiều vũ khí mang tính tấn công, chỉ có 4 khẩu pháo phòng thủ gần MK-15 Block1B Phalanx 20 mm 6 nòng và 1 máy bắn tên lửa tầm siêu gần RAM với 21 nòng.
Ngoài ra còn trang bị hệ thống phòng không vũ khí tầm gần MK-15 Phalanx, có khả năng sát thương rất mạnh đối với tên lửa chống hạm, thuyền máy và máy bay, bảo vệ an toàn cho tàu Canberra.
Hệ thống MK-15 Phalanx có tốc độ bắn tối đa 4.500 phát/phút, tầm bắn tối đa 3.000 km. Tên lửa RAM dài 2,79 m, đường kính 12,7 cm, nặng 70,9 kg, tốc độ tối đa trên 2 Mach, tầm bắn là 9,6 km.
Hải quân Australia đang thực hiện một kế hoạch mở rộng to lớn, trong đó, tàu tấn công đổ bộ Canberra và Adelaide sẽ là trung tâm, toàn lực xây dựng hạm đội biển xa có năng lực tấn công-phòng thủ mạnh, có thể triển khai nhanh chóng.
Trang bị những tàu lớp này sẽ giúp Hải quân Australia trở thành cường quốc số một ở Nam Thái Bình Dương, phạm vi tác chiến có thể mở rộng tới Biển Đông ở phía bắc, khu vực nước sâu Nam Thái Bình Dương và Nam Cực ở hướng nam, Ấn Độ Dương ở hướng tây. Điều này chắc chắn sẽ thúc đẩy các nước láng giềng đầu tư xây dựng hải quân.
Theo bài báo, việc tuyên bố tàu lớp Canberra chỉ mang theo trực thăng, không mang theo máy bay cánh cố định có thể chỉ là “tung hỏa mù”. Được biết, Chính phủ Australia có kế hoạch mua 100 máy bay chiến đấu tàng hình đa năng F-35 để thay thế máy bay ném bom F-111 và máy bay chiến đấu F/A-18.
Tàu tấn công đổ bộ Canberra của Hải quân Australia tiến hành huấn luyện
Do trước đây Australia từng đưa ra ý tưởng mua sắm F-35B, cộng với tàu lớp Canberra đã hội nhập thiết kế tàu sân bay hạng nhẹ và áp dụng đường băng nối thẳng, các chuyên gia trong ngành cho rằng, trong tương lai, F-35 của Quân đội Australia đưa lên tàu là không thành vấn đề.
Như vậy, tàu lớp Canberra không chỉ là một loại trang bị điều động biển xa cỡ lớn, mà còn là một loại trang bị “kiểm soát biển” có thể mang theo máy bay chiến đấu cất hạ cánh thẳng đứng, cự ly ngắn.
Là một quốc gia Nam Thái Bình Dương cách xa các điểm nóng, hoạt động quân sự ngày càng tới tấp của Australia có ý vị sâu xa. Trên thực tế, những năm gần đây, Australia theo sát các bước đi của Mỹ, tích cực tham gia các chiến dịch quân sự ở Iraq và Afghanistan, đã lộ ra tham vọng can thiệp quân sự đối với bên ngoài.
Cùng với việc biên chế rất nhiều tàu chiến tiên tiến, Quân đội Australia binh hùng tướng mạnh đang từ lực lượng mang tính phòng thủ chuyển thành đội quân mạnh mang tính tấn công, trong tương lai có thể sẽ đi xa hơn.
Theo Giáo Dục
Phó Thủ tướng Nga: hợp đồng Mistral là một sai lầm
Bình luận về thương vụ Mistral, ông Rogozin tuần trước đã nói rằng, hợp đồng Mistral là một sai lầm.
Trên trang Twitter của mình, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin tuyên bố, Nga sẽ không còn dựa vào các hợp đồng với nước ngoài để xây dựng hạm đội hải quân của mình.
"Chúng ta sẽ xây dựng đội tàu của chính mình và chỉ ở nước ta", ông Rogozin - Phó trưởng ban Công nghiệp - Quân sự Nga viết trên Twitter.
Tuyên bố không chính thức này được đưa ra chỉ 2 tuần sau khi Tổng thống Pháp Francois Hollande nói rằng sẽ tạm hoãn thời gian bàn giao tàu đổ bộ chở trực thăng lớp Mistral với lý do là vấn đề Ukraine.
Tàu đổ bộ chở trực thăng lớp Mistral.
Bình luận về thương vụ Mistral, ông Rogozin tuần trước đã nói rằng, hợp đồng Mistral là một sai lầm và "nêu bật các vấn đề phụ thuộc kĩ thuật quân sự (của Nga) vào một quốc gia khác".
Nga và Pháp đã ký hợp đồng trị giá 1,6 tỷ USD mua 2 tàu đổ bộ lớn Mistral vào tháng 6/2011. Việc bàn giao chiếc đầu tiên mang tên Vladivostok dự kiến vào ngày 14/11 nhưng nó đã không diễn ra. Đây được xem là hợp đồng lớn nhất từng được kí kết giữa Nga và Pháp trong lĩnh vực hợp tác kĩ thuật - quân sự.Hôm thứ 2 (8/12), trợ lý chính sách đối ngoại của Tổng thống Nga Yuri Ushakov tuyên bố, Pháp chỉ có 2 lựa chọn: một là bàn giao tàu và hai là phải bồi thường hợp đồng.
Hoàng Lê
Theo NTD
Biển Đông: Philippines chỉ trích Hy Lạp bán tàu đổ bộ cho Trung Quốc Hy Lạp chuyển bán tàu đổ bộ đệm khí cũ cho Trung Quốc, sẽ bàn giao vào cuối năm 2014, cho rằng, điều này không vi phạm lệnh cấm của NATO... Phê phán Hy Lạp bán Zubr cho Trung Quốc Trang mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 4 tháng 12 đăng bài viết "Philippines chỉ trích Hy Lạp bán tàu đổ bộ...