Tàu săn cá mập tại Hoàng Sa trở về từ tọa độ lửa
70 con cá nhám và nhiều con cá khổng lồ có giá trị cao đã trở về cùng ngư dân đến cảng cá Ninh Hải (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) sau chuyến đánh bắt dài ngày trên vùng biển Hoàng Sa.
Trở về cảng cá Ninh Hải (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) sau chuyến đánh bắt dài ngày trên vùng biển Hoàng Sa, thuyền trưởng và là chủ tàu săn cá nhám siêu hạng mang số hiệu KH 97326 Phan Hạnh cho biết đã săn được hơn 70 con cá nhám và nhiều con cá khổng lồ có giá trị cao như cá bè, cá hồng, cá mú…
Trò chuyện về những khó khăn, nguy hiểm trong quá trình đi biển, anh Hạnh cho biết việc “săn nhám” chẳng có gì nguy hiểm, bởi các thuyền viên đều thạo nghề, khỏe mạnh và can đảm. Anh Hạnh cho biết có hiểm nguy chăng là trong chuyến đi biển dài ngày vừa qua tàu cá của anh đã bị tàu quân sự của Trung Quốc gây khó dễ, không cho đánh bắt trên chính ngư trường thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
“Thật lòng mà nói, sự ngang ngược đó của Trung Quốc chẳng làm anh em chúng tôi sợ mà chỉ thấy bức xúc vì thấy nó ngang ngược, phi lý thôi” – Thuyền trưởng Phan Hạnh cho biết như thế với khẳng định trong chuyến hải trình đi săn cá nhám ở Hoàng Sa, không chỉ tàu cá của anh mà nhiều tàu cá khác của ngư dân các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên, Quảng Ngãi… vẫn kiên cường bám biển trong sự xua đuổi phi lý của tàu Trung Quốc.
Nhưng sự hăm dọa ấy không khiến các anh sợ hãi mà trái lại, càng khiến những người con của biển như anh càng thêm kiên cường, càng hun đúc quyết tâm bám biển, sống chết trên vùng biển mà bao đời cha ông đã đổ biết bao máu xương để có được.
Vượt “bão”… săn “mãnh hổ” đại dương
Bất chấp những hành xử thô bạo của tàu Trung Quốc, nghề đánh bắt xa bờ ở Khánh Hòa vẫn liên tục phát triển cùng với lòng quả cảm, ý chí kiên cường của những ngư dân và chủ tàu sẵn sàng sống chết để góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng.
“Khánh Hòa có những đội tàu chuyên câu mực, săn cá ngừ đại dương, lặn tìm hải sâm… ở Biển Đông và cũng có những đội tàu chuyên săn cá nhám. Vùng biển Khánh Hòa mình có rất nhiều loài cá nhám… mỗi loài có đặc tính riêng nhưng khiếp nhất là cá nhám trắng, loài này đúng nghĩa là mãnh hổ, là hung thần đại dương, chúng ăn tạp, hung dữ, ngửi thấy mùi máu thì quay cuồng, dữ tợn không thể tả”.
Kình ngư Phan Hạnh cùng các bạn biển săn cá nhám ở ngư trường Hoàng Sa thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Chiều 31/5, trong lúc trò chuyện về nghề săn cá nơi khơi xa với ông Phan Bình, 54 tuổi, chủ tàu cá chuyên săn cá ngừ đại dương ở vùng biển Trường Sa lúc neo tàu tại cảng cá Hòn Rớ, được ông Bình thông tin tàu săn cá mập KH 97326 do ngư dân Phan Hạnh kiêm cùng lúc 2 vai vừa là chủ tàu vừa là thuyền trưởng sẽ cập bến vào khoảng 10 giờ sáng mai sau 21 ngày lênh đênh trên vùng biển Hoàng Sa – nơi được dư luận quốc tế ví như “tọa độ lửa”, hôm sau chúng tôi đã có mặt tại hiện trường.
Chúng tôi đến vào 9h sáng ngày 1/6, là lúc mà tàu KH 97326 vừa cập bến. Lúc này sau bữa cơm dã chiến để lấy sức, các thủy thủ dùng khấu và ròng rọc vận chuyển từ khoang tàu những con cá nhám khổng lồ lên boong giao cho nhóm phụ nữ chuyên nghề cắt vi vây xử lý. Trong không khí chộn rộn ấy, chúng tôi gặp thuyền trưởng Phan Hạnh.
Không được cao to, vạm vỡ như thường thấy ở nhiều ngư dân, ở tuổi 39 nhưng có thâm niên bám biển hơn 20 năm, thuyền trưởng Phan Hạnh hơi gầy, da đen nhẻm, trông anh không có dáng vẻ của thủ lĩnh tàu cá chỉ chuyên câu cá nhám, loài ác ngư vốn sở hữu bộ hàm sắc lẹm như dao cạo cùng tốc độ bơi và sức mạnh kinh hồn. Vậy nhưng phía sau vóc dáng nhỏ nhắn ấy của người thuyền trưởng này là một sức bền, một ý chí kiên cường, yêu biển đến mãnh liệt mà không có sóng gió, sự hiểm nguy nào có thể quật ngã!
Video đang HOT
Trò chuyện, thuyền trưởng Phan Hạnh không nhớ đến nay đã thực hiện được bao nhiêu chuyến vượt biển săn “mãnh hổ” đại dương ở vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa. Phan Hạnh cũng không nhớ anh cùng những bạn biển của mình đã bao lần đối mặt với những hiểm nguy chết người từ những con sóng ma quỷ, những cơn cuồng phong và cả những “nanh vuốt” của “mãnh hổ” đại dương.
Anh tâm tình, chỉ biết chuyến đi nào khi cập đất liền thì trong khoang tàu luôn ăm ắp “chiến lợi phẩm” sau những ngày dài ăn sóng nằm gió, đặc biệt là những “con nhám” nặng trên 300 kg. “Chuyến này con to nhất mà chúng tôi săn được có trọng lượng 350 kg. Một con nhám như thế giá thị trường rất cao” – thuyền trưởng Phan Hạnh vui vẻ cho biết.
Từ trước đến giờ con cá to lớn nhất mà các anh săn được nặng bao nhiêu kg? Hạnh cùng 11 bạn biển của mình cho biết từng thấy “con nhám” nặng đến nửa tấn, có khi hơn nhưng chưa bao giờ bẫy được nó dính lưỡi câu: “Con cá nhám như thế thống lĩnh bầy đàn, lúc nào cũng bơi dẫn đầu, nó vô cùng tinh ranh, khi anh em thả câu nó không bao giờ táp mồi đầu tiên. Thấy những con trong đàn vì hám ăn mà bị dính lưỡi câu, vậy là nó đề cao cảnh giác dữ lắm”.
Nếu đã một lần cận cảnh hàm “mãnh hổ”, nếu đã nhìn thấy và sờ vào hàm răng trắng hếu, sắc lẹm, nhọn hoắt của một con cá nhám nặng hơn 300 kg, tin chắc rằng ai đó cũng phải rùng mình. Vậy nhưng nhóm săn cá nhám do thuyền trưởng Phan Hạnh làm thủ lĩnh ai nấy đều bộc bạch khi phát hiện con cá nhám nào to lớn bất thường thì anh em đều phấn khích, quyết săn cho bằng được.
Những “chiến binh” kiên cường
Thuyền trưởng Phan Hạnh cho biết chuyến đi biển lần này, với “chiến lợi phẩm” gần 6 tấn cá nhám và nhiều loại cá khác như cá bè, cá hồng, cá mú, chỉ riêng cá nhám bán cả thịt lẫn vi – vây anh thu được hơn 320 triệu đồng, trừ mọi chi phí, chuyến này lãi được 170 triệu đồng.
“Nếu không bị tàu Trung Quốc quấy quá thì anh em chúng tôi đã có thu nhập cao hơn. Khi thấy tàu chúng tôi đến gần khu vực neo đậu trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vốn là ngư trường truyền thống thuộc Vùng Đặc quyền kinh tế của Việt Nam, tàu Trung Quốc ập đến vây quanh đe dọa, xua đuổi nên chúng tôi phải cho tàu tránh xa, đi đường vòng mất hết 1 ngày đêm, làm hao tổn phí dầu hơn 20 triệu đồng” – thuyền trưởng Phan Hạnh bức xúc.
Quang cảnh tấp nập, nhộn nhịp ở cảng cá Ninh Hải sau sự trở về của các tàu săn cá nhám.
Trò chuyện về việc bị tàu Trung Quốc hăm dọa xua đuổi, anh Hạnh kể chuyện với giọng cười thản nhiên. Anh bảo đó là chuyện thường ngày ở Biển Đông và cũng là chuyện anh đã nhiều lần đối mặt: “Trong khoảng 3 năm trở lại đây, anh em chúng tôi đã 5 lần 7 lượt bị tàu Trung Quốc xua đuổi kịch liệt dù mình đánh bắt hợp pháp trên ngư trường của quốc gia mình. Ở lần bị bao vây xua đuổi cách đây 3 năm, nói thật ban đầu tôi cũng sợ nhưng giờ chẳng ngán ngại gì”.
Anh Minh, một thuyền viên kể nhiều bận khi đi bạn với các tàu săn cá mập đã không ít lần bị tàu quân sự Trung Quốc chơi không đẹp, ỷ là tàu bọc thép dài hơn 30 m, to lớn gấp hàng chục lần tàu cá đóng bằng gỗ, mà hung hãn đe dọa, gầm gừ.
Như nhiều dân đi bạn khác, Minh cho biết anh đã theo thuyền trưởng Phan Hạnh đi săn cá nhám ở khắp Biển Đông, đi câu nhám ở vùng biển Hoàng Sa đến Trường Sa của Việt Nam và rất an tâm vì thuyền trưởng của mình có tài thao lược, không chỉ siêu hạng trong việc nhìn sóng và dòng chảy có thể đoán định được các cấp độ sóng gió, đoán được luồng đi của cá, đặc biệt là cá nhám, mà thuyền trưởng Phan Hạnh còn rất bình tĩnh, dày dạn kinh nghiệm đối phó với sự gây hấn ngang ngược của tàu Trung Quốc.
“Nói thật là khi mặt đối mặt với tàu Trung Quốc, để tránh bị gieo tiếng ác, tiếng oan rằng mình xâm phạm lãnh hải của họ, tôi cho quay phim lại để khi cần thiết lấy đó làm bằng chứng tố cáo tàu Trung Quốc với thế giới” – anh Hạnh rắn giọng.
Theo lời kể của các ngư dân tàu cá KH97326, ngày 9/5 các anh rời cảng và đến đầu giờ chiều ngày 11/5 thì đến đảo Bạch Quy thuộc quần đảo Hoàng Sa. Đang lúc ấy thì bất ngờ tàu hải quân Trung Quốc xuất hiện đe dọa, uy hiếp các anh cùng tàu cá KH94969 do ngư dân Phan Hoan (anh trai ngư dân Phan Hạnh làm thuyền trưởng), bằng việc bắn chỉ thiên liên tục: “Thấy quá nguy hiểm nên anh em chúng tôi chẻ thành hai hướng, tàu anh Phan Hoan chạy về phía Nam, còn tàu của tôi thì hướng về phía Bắc. Lúc đó chúng tôi cho tàu chạy lòng vòng để tránh sự tấn công của tàu hải quân Trung Quốc. Sau 12 giờ đồng hồ uy hiếp, vây ép chúng tôi, đến tận 2 giờ sáng hôm sau tàu Trung Quốc mới chịu “dừng tay” khi xua chúng tôi ra xa khu vực chúng đặt giàn khoan trái phép”.
Giữa biển trời bao la, kể chuyện chiếc tàu cá bé nhỏ mong manh của mình bị tàu quân sự của Trung Quốc “khủng bố” trái phép là thế nhưng thuyền trưởng Phan Hạnh, tỏ ra rất thản nhiên.
Anh tâm sự quyết định dong tàu ra Hoàng Sa lúc Biển Đông dậy sóng, anh cũng như những cộng sự của mình chẳng có gì phải ngán ngại hay sợ hãi: “Khi tôi ngỏ lời với anh em bạn biển sẽ tiến thẳng ra Hoàng Sa, tất cả đều ủng hộ và hăng hái lên đường. Mà không chỉ có cánh đàn ông, các bà cũng săng sái động viên chồng. Mấy bà mà còn sung như thế thì cánh đàn ông tụi này ngán gì”.
Ngồi cạnh bên, nghe chồng trò chuyện, chị Đỗ Minh Hiếu, vợ thuyền trưởng Phan Hạnh, nhoẻn miệng cười tươi. Chị bộc bạch rằng sau nhiều năm chung sống, rất hiểu tính anh quyết là làm nên ủng hộ: “Với lại tôi nghĩ chẳng có gì phải sợ khi vùng biển Hoàng Sa mình có tàu kiểm ngư, tàu của cảnh sát biển cũng đang đấu tranh với Trung Quốc. Mấy anh kiểm ngư, cảnh sát biển ngày ngày đối mặt hiểm nguy mà chẳng quản ngại thân mình thì đâu có lý gì mình phải ngồi chờ biển êm rồi mới ra khơi săn cá”.
Sẽ tiếp tục ra khơi…
Qua tiếp xúc, chúng tôi nhận thấy 11 bạn biển trên tàu KH97326 do ngư dân Phan Hạnh làm thuyền trưởng đều là những ngư dân dày dạn “trận mạc” trên Biển Đông không sóng gió, bão dữ hay bất kỳ sự đe dọa nào có thể quật ngã được họ.
Cùng với ngư dân Phan Hạnh, chúng tôi rất ấn tượng trước bạn biển kỳ cựu của anh là ngư dân Hồ Lá, 48 tuổi với thâm niên bám biển hơn 30 năm, nhiều lần đối mặt với sự sống cái chết mong manh, tuy chỉ còn có một tay do tai nạn biển nhưng chưa bao giờ anh nao núng khi quăng mình ra Biển Đông, mà lại là giữa lúc tàu Trung Quốc dày đặc ở Hoàng Sa gây ra biết bao điều trái ngược.
Hồ Lá trải lòng rằng gia đình anh có đến 4 đời bám biển, biển dã với tay lưới đã ăn sâu vào máu thịt anh nên đâu thể vì chuyện Trung Quốc gây hấn Biển Đông mà “ở nhà đắp mền trùm chăn”. “Biển của cha ông mình, biển của đất nước mình thì mình dong thuyền ra khơi, ngán gì” – như thuyền trưởng của mình, Hồ Lợi, khẳng khái: “Mình dân biển, là con của biển, có chết cũng chết ở biển”.
Khi câu chuyện trở về từ “tọa độ lửa” Hoàng Sa của ngư dân Phan Hạnh cùng 11 bạn biển của anh trên tàu KH 97326 được truyền gửi đến bạn đọc cũng là lúc chúng tôi liên tục nhận được thông tin hơn chục tàu săn cá nhám của ngư dân Ninh Thủy ở ngư trường Hoàng Sa lần lượt cập bờ với khoang cá bội thu.
Giọng sang sảng, ngư dân Trần Văn Lực, chủ tàu KH94969, cho biết sau 20 ngày đánh bắt, tàu anh câu được hơn 5 tấn cá nhám, trừ chi phí thì 10 bạn biển mỗi người được chia khoảng 6 triệu đồng, ai cũng mừng vì khoản thu nhập cao giữa lúc những chuyến hải trình ngày càng hiểm nguy hơn đến từ người láng giềng… bạo ngược.
“Khó khăn, nguy hiểm cỡ nào chúng tôi cũng bám biển đến cùng. Anh em dự tính nghỉ một tuần rồi lại tiến thẳng ra Hoàng Sa”. Khi chia tay chúng tôi, kình ngư Phan Hạnh, tỏ rõ quyết tâm. Thuyền trưởng Trần Văn Lực cũng có cùng ý chí như thế. Anh Lực nói rằng anh tin vào sức mạnh của lẽ phải và đó chính là động lực mãnh liệt nhất để anh cùng tàu KH 97326 có thể cùng thẳng tiến ra Hoàng Sa… săn nhám!
Theo CAND
Chưa có tàu Việt Nam nào chủ động đâm va vào tàu Trung Quốc
Trung Quốc duy trì trung bình khoảng 120 tàu/ngày bu quanh giàn khoan hạ đặt phi pháp, trong đó có nhiều tàu quân sự, máy bay tuần thám, trực thăng nhằm uy hiếp lực lượng tàu Việt Nam thực thi pháp luật tại thực địa.
Bằng chứng không thể chối cãi về việc các tàu Trung Quốc bao vây,
hung hăng tấn công lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam
Các tàu Trung Quốc đã chủ động tấn công, uy hiếp các tàu Kiểm ngư Việt Nam dưới các hình thức vây ép, húc đẩy, đâm va, phun nước bằng vòi rồng, thậm chí còn có hành động áp mạn và ném các vật cứng sang tàu Kiểm ngư, dùng hệ thống âm thanh âm tần, đèn pha công suất lớn nhằm làm ảnh hưởng tới tâm lý, sức khỏe của lực lượng Kiểm ngư Việt Nam. Bên cạnh đó, các tàu Trung Quốc còn sử dụng các phương thức tạo cớ để tàu Việt Nam đâm va như chặn đuôi, vượt lên trước các tàu của Việt Nam cắt mặt để tàu Việt Nam đâm vào hoặc cố tình lùi lại với mục đích đâm vào tàu Việt Nam, từ đó tạo ra các tư liệu giả để vu cáo Việt Nam đâm tàu Trung Quốc... Chúng tôi có đầy đủ tư liệu, bằng chứng để chứng minh và khẳng định đến nay, chưa có bất kỳ một trường hợp nào của Việt Nam chủ động đâm va vào tàu của Trung Quốc như Trung Quốc đã đưa tin.
Đến thời điểm này đã có 23 tàu Kiểm ngư Việt Nam bị các tàu của Trung Quốc chủ động đâm va, phun nước áp lực cao gây hư hỏng (gãy be chắn sóng, lan can, méo cabin, vỡ kính cabin, hỏng các thiết bị hàng hải như các máy thông tin liên lạc, radar, la bàn, dụng cụ tác nghiệp hải đồ, hệ thống tời neo...); làm 15 Kiểm ngư viên bị thương.
Trung Quốc đơn phương áp dụng lệnh cấm đánh bắt cá đối với các tàu cá trong nước và nước ngoài trong một số khu vực ở Biển Đông trong vòng 2 tháng rưỡi bắt đầu từ ngày 16-5-2014 (trong đó có vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam). Tuy nhiên, cũng đúng từ ngày 16-5-2014, Trung Quốc đã huy động khoảng 50 tàu cá vỏ sắt ra khu vực hạ đặt giàn khoan; và thực tế đã chứng minh, các tàu cá này của Trung Quốc không vì mục đích khai thác hải sản mà tham gia cùng các tàu chấp pháp, tàu quân sự của Trung Quốc cản trở, uy hiếp, phá hoại tài sản của tàu cá Việt nam (sử dụng công cụ chuyên dùng để cắt lưới; phá hỏng các ngư cụ và trang thiết bị thông tin liên lạc, máy móc trên tàu...), đối xử thô bạo với ngư dân, đâm chìm các tàu cá Việt Nam đang hoạt động khai thác bình thướng, hợp pháp trên các ngư trường truyền thống của Việt Nam.
Một tháng rưỡi qua, trong quá trình sản xuất bình thường trên ngư trường truyền thống tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, đã có hàng trăm lần tàu cá của Việt Nam bị phía Trung Quốc xua đuổi, uy hiếp; trong đó 17 tàu cá của Việt Nam đã bị các lực lượng chấp pháp và tàu cá của Trung Quốc gây thiệt hại làm bị thương hàng chục ngư dân, trong đó có 3 ngư dân bị thương nặng.
Chưa hết, Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn ra thông báo sai sự thật (tại cuộc họp báo ngày 13-6-2014) là: "Chiều 26-5, một tàu cá Việt Nam nhiều lần đâm vào tàu cá của Trung Quốc và tự bị lật. Tàu Trung Quốc định vào cứu, nhưng 30 tàu Việt Nam đã nhanh chóng vây quanh tàu cá này, phía Trung Quốc không có cách nào vào cứu được. Không hề có chuyện tàu Trung Quốc ngăn cản việc cứu hộ"(?!).
Chúng tôi xin khẳng định lại một lần nữa: Tại khu vực này, các tàu cá của Việt Nam thường xuyên bị phía Trung Quốc xua đuổi, uy hiếp. Đặc biệt nghiêm trọng là vụ việc xảy ra vào ngày 26-5-2014, khi tàu cá của Việt Nam mang số hiệu ĐNa-90152-TS có 10 ngư dân trên tàu đang hoạt động khai thác hải sản cách giàn khoan Hải Dương 981 khoảng 17 hải lý thì bị nhiều tàu cá của Trung Quốc bao vây, uy hiếp, trong đó tàu cá của Trung Quốc mang số hiệu 11209 đã chủ động bám đuổi, đâm, đẩy tàu cá ĐNa-90152-TS của Việt Nam đến khi lật úp. Ngoài ra, các tàu cá của Trung Quốc còn có hành động ngăn cản các tàu của Việt Nam tham gia cứu hộ, cứu nạn 10 ngư dân của tàu cá ĐNa-90152-TS.
Chúng tôi phản đối và bác bỏ thông báo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc tại cuộc họp báo ngày 13-6-2014. Chúng tôi có đầy đủ tư liệu, bằng chứng chứng minh hành động sai trái này của Trung Quốc.
Trên thực địa, các tàu Kiểm ngư Việt Nam vẫn tiếp tục kiềm chế, chủ động tránh va chạm, nhưng kiên quyết, kiên trì dùng các biện pháp hòa bình để tuyên truyền, yêu cầu Trung Quốc phải rút khỏi vùng biển mà họ đang hoạt động trái phép; tiếp tục các hoạt động thực thi pháp luật trên biển, kiên quyết bảo vệ chủ quyền, bảo vệ ngư trường và hỗ trợ ngư dân khai thác trên các vùng biển của Việt nam.
Theo ANTD
Phát hiện trực thăng Trung Quốc hạ cánh xuống giàn khoan Chiều 17-6, Cục Kiểm ngư cho biết, trong ngày hôm qua, Trung Quốc duy trì lực lượng khoảng 136 tàu các loại hoạt động trong khu vực giàn khoan Hải Dương 981. Trong đó có 37 - 39 tàu Hải cảnh, 12 - 14 tàu vận tải, 18 - 20 tàu kéo, 50 - 58 tàu cá, 5 tàu quân sự và 1...