Tàu sân bay uy lực nhất của Anh bị rò nước
Chiến hạm uy lực nhất của Anh, HMS Queen Elizabeth, đã buộc phải cắt ngắn các đợt thử nghiệm mới nhất để trở về cảng vì bị rò nước.
Thông tin trên đã được Bộ Quốc phòng Anh xác nhận, theo Sky News.
HMS Queen Elizabeth là chiến hạm lớn nhất và uy lực nhất trong lịch sử Anh. (Ảnh: Sky News)
HMS Queen Elizabeth đã rời Căn cứ hải quân Portsmouth hồi tháng 6 để thực hiện các đợt thử nghiệm và huấn luyện trong 5 tuần trước khi tới Mỹ vào cuối mùa hè. Tuy nhiên, hàng không mẫu hạm 3,1 tỷ Bảng (3,86 tỷ USD) này đã phải cắt ngắn các kế hoạch để trở về cảng.
Video đang HOT
Được biết thân tàu không bị hư hại khi nước rò vào và đọng lại ở một khoang bên trong. Nước đã được bơm ra nhưng con tàu vẫn trở về Portsmouth để phòng bất trắc dù vấn đề đã được cô lập và giải quyết nhanh chóng ngày 9/7.
Một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Anh cho biết nguyên nhân vụ việc đang được điều tra.
Trước đó, HMS Queen Elizabeth cũng từng gặp một số vấn đề, trong đó có rò rỉ vòng đệm trục khiến nước tràn vào trong tàu, và các vòi phun nước bất ngờ bật trong nhà chứa.
Thanh Hảo
Theo VNN
Ấn Độ dự định đóng siêu tàu sân bay tương tự phiên bản của Anh
Một phái đoàn Ấn Độ đã đến thăm xưởng Rosyth ở Scotland, nơi tàu HMS Queen Elizabeth được hoàn thiện và cũng là nơi siêu tàu sân bay thứ 2 HMS Prince of Wales đang được đóng.
Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth tại căn cứ hải quân Portsmouth, miền Nam Anh ngày 16/8/2017. (Nguồn: AFP/ TTXVN)
Anh đang đàm phán với Chính phủ Ấn Độ về việc đóng một tàu sân bay tối tân mới tương tự lớp tàu HMS Queen Elizabeth của Anh, như một phần của tiến trình đàm phán theo sáng kiến " Make in India."
Hai bên đang thương lượng về việc Hải quân Ấn Độ mua các thiết kế chi tiết của con tàu 65.000 tấn để đóng một siêu tàu sân bay giống hệt và được đặt tên là INS Vishal vào năm 2022.
Tờ Sunday Mirror đưa tin: "Một phái đoàn Ấn Độ đã đến thăm xưởng Rosyth ở Scotland, nơi tàu HMS Queen Elizabeth được hoàn thiện và cũng là nơi siêu tàu sân bay thứ 2 HMS Prince of Wales đang được đóng. Nếu hai bên đạt được một thỏa thuận, con tàu mới sẽ được đóng ở Ấn Độ nhưng các công ty Anh sẽ cung cấp nhiều linh kiện."
Tập đoàn BAE của Anh xác nhận hai bên đã bắt đầu tiến trình đàm phán.
Thiết kế có thể được điều chỉnh để đáp ứng các yêu cầu của Hải quân Ấn Độ và ngành công nghiệp sở tại.
Sunday Mirror cũng lưu ý rằng tàu sân bay mới này sẽ hoạt động bên cạnh tàu sân bay 45.000 tấn INS Vikramaditya mà Ấn Độ mua của Nga năm 2004 và tàu INS Vikrant 40.000 tấn hiện đang được đóng, qua đó mang đến cho Ấn Độ một đội tàu sân bay lớn hơn của Anh.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Stuart Andrew đã từ chối bình luận về thông tin trên, và chỉ khẳng định hai nước thường xuyên trao đổi về một loạt vấn đề liên quan đến trang thiết bị và năng lực.
Anh từng bán cho Ấn Độ tàu sân bay HMS Hermes năm 1987 (được đổi tên thành INS Viraat). Tuy nhiên, Ấn Độ đã ngừng sử dụng tàu này 2 năm trước./.
Theo Vietnam
Thuyền trưởng tàu sân bay Anh mất chức vì xài xe công cho việc riêng Thuyền trưởng Nick Cook-Priest trên tàu sân bay duy nhất đang hoạt động của Anh bị kỷ luật vì xài xe công vào việc riêng, dù ông tự bỏ tiền túi đổ xăng. Ông Nick Cook-Priest trên tàu sân bay HMS Queen Elizabeth ẢNH CHỤP MÀN HÌNH SPUTNIK Tờ The Daily Mail ngày 22.5 đưa tin thuyền trưởng Nick Cook-Priest của tàu sân...