Tàu sân bay USS Ronald Reagan tham gia tập trận tại Australia
Theo phóng viên TTXVN tại Australia, ngày 12/7, Thủ tướng Australia Scott Morrison đã thăm tàu sân bay USS Ronald Reagan của Hải quân Mỹ đang tham gia cuộc tập trận Talisman Saber giữa hai nước ở ngoài khơi bang Queensland.
Tàu sân bay USS Ronald Reagan của Mỹ. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Tàu sân bay USS Ronald Reagan chạy bằng năng lượng hạt nhân được đưa vào hoạt động vào tháng 7/2003 với khoảng gần 6.000 sĩ quan và binh lính.
Cuộc tập trận Talisman Saber diễn ra 2 năm/lần nhằm tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu và khả năng phối hợp giữa Lực lượng Quốc phòng Australia và quân đội Mỹ.
Video đang HOT
Cuộc tập trận năm nay diễn ra từ 11 đến 24/7, với sự tham gia của hơn 34.000 nhân viên quân sự và binh sỹ từ hai nước và các lực lượng của Canada, Nhật Bản, New Zealand và Anh. 18 quốc gia trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương được mời tham dự với tư cách quan sát viên.
Phần lớn các hoạt động của Talisman Saber 2019 diễn ra tại Khu vực Huấn luyện Vịnh Shoalwater và rừng quốc gia lân cận, thuộc bang Queensland.
Theo Nguyễn Minh (TTXVN)
Tàu sân bay Mỹ tập trận chung với tàu chiến Nhật Bản trên Biển Đông
Mỹ và Nhật Bản được cho là đang tổ chức các cuộc tập trận chung trên Biển Đông có sự tham gia của tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân của Washington và tàu sân bay trực thăng của Tokyo, truyền thông Nhật Bản đưa tin.
Tàu sân bay USS Ronald Reagan (Ảnh: Hải quân Mỹ)
Báo Nhật Bản Sankei Shimbun ngày 12/6 đưa tin, tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân USS Ronald Reagan của Mỹ và tàu sân bay trực thăng JS Izumo của Nhật Bản dường như đang tham gia vào cuộc tập trận chung giữa 2 lực lượng ở Biển Đông.
Tờ báo Nhật Bản, các cuộc diễn tập được cho là bắt đầu từ ngày 10/6. Ngoài JS Izumo, các tàu khu trục JS Murasame và JS Akebone dường như cũng tham gia tập trận với Mỹ.
USS Ronald Reagan với lượng choán nước hơn 100.000 tấn, là một trong những tàu chiến lớn nhất thế giới. Nó có thể vận chuyển tới 90 máy bay và các trực thăng đa dạng về chủng loại.
JS Izumo, là tàu chiến bề mặt mạnh nhất của Nhật Bản, đã bắt đầu các chuyến thăm cảng các nước Đông Nam Á như Malaysia và Singapore từ cuối tháng 4 vừa qua.
Theo Sankei Shimbun, các cuộc diễn tập dường như được thực hiện với mục tiêu "nắn gân" Trung Quốc trong bối cảnh Bắc Kinh đưa ra yêu sách chủ quyền phi lý và bồi đắp đảo nhân tạo bất hợp pháp ở Biển Đông.
Mỹ từ lâu đã thực hiện các nhiệm vụ tuần tra, tập trận tại khu vực này và tuyên bố rằng họ luôn tuân thủ theo các quy định và luật pháp quốc tế. Washington cam kết sẽ đảm bảo quyền tự do hàng không và tự do hàng hải tại bất cứ nơi nào trên thế giới nếu được luật lệ cho phép.
Ngoài là tuyến giao thông huyết mạch, Biển Đông còn được coi là khu vực giàu tài nguyên khoáng sản.
Theo Sputnik, nếu thông tin của báo Nhật Bản được xác nhận, đây sẽ là lần thứ 3 trong năm Washington thách thức tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Đức Hoàng
Theo Dantri/Sputnik
Sức mạnh 'bất khả xâm phạm' của những tàu sân bay Mỹ điều tới Biển Đông trong năm 2018 USS Carl Vinson, USS Theodore Roosevelt và USS Ronald Reagan lần lượt được Mỹ điều tới tuần tra tại Biển Đông trong năm 2018 đều là những siêu tàu sân bay, hiện đại bậc nhất mà Hải quân nước này đang sở hữu. Hải quân Mỹ liên tục thách thức tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông bằng...