Tàu sân bay Trung Quốc tự chế tạo có nhiều cải tiến so với tàu Liêu Ninh
Tàu sân bay đầu tiên do Trung Quốc tự chế tạo sẽ có hệ thống điện và thiết kế khác tân tiến hơn, vốn là những cải tiến so với hàng không mẫu hạm đầu tiên của nước này mang tên Liêu Ninh (mua lại từ Ukraine).
Tờ South China Morning Post ngày 16/1 đã đưa ra thông tin trên. Chuyên gia quân sự Antony Wong Dong ở Ma Cao (Trung Quốc) cho biết tàu sân bay 001A có lượng giãn nước tối đa là 70.000 tấn (so với 50.000 đến 60.000 tấn của tàu Liêu Ninh) và chạy bằng động cơ hơi nước được cải tiến từ loại TB-12.
Bênh cạnh đó, nhà nghiên cứu về hải quân ở Bắc Kinh Li Jie lưu ý rằng thiết kế của tàu sân bay 001A sẽ bao gồm những đột phá về công nghệ trong các hệ thống tên lửa và radar, boong chứa máy bay cũng như những cải tiến về phần mềm.
Lý do là bởi Công ty đóng tàu Đại Liên đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong quá trình tân trang và phát triển tàu Liêu Ninh trong hơn một thập kỷ qua.
Video đang HOT
Hôm 15/11, tờ Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc đưa tin tàu sân bay Liêu Ninh đã sẵn sàng để đưa vào trực chiến. Đây là một thay đổi so với trạng thái trước đó của tàu này là đang trong quá trình thử nghiệm và huấn luyện.
Theo Soha News
Tiếp nhận tiêm kích Su-35: Phi công sang tận nhà máy KnAAPO (Nga) để chuyển về đơn vị
Vừa được bàn giao cho một trung đoàn không quân của Quân khu Tây chúng tôi, lô tiêm kích Su-35 đã sẵn sàng làm nhiệm vụ trực chiến, sĩ quan phụ trách dịch vụ báo chí tuyên bố.
"Nhóm phi công và thợ kỹ thuật của một trung đoàn không quân thuộc Quân khu Tây (Nga) đã hoàn thành các thủ tục tiếp nhận những chiếc máy bay này tại nhà máy sản xuất ở Komsomolsk-on-Amur (KnAAPO).
Các phi công đang hoàn tất những bước chuẩn bị cuối cùng để chuyển sân các máy bay tiêm kích Su-35 đầu tiên về căn cứ đóng tại Nước Cộng hòa Karelia.
Cùng lúc đó, các nhóm kỹ sư, thợ kỹ thuật đang tiếp tục làm thủ tục để chuẩn bị tiếp nhận lô Su-35 thứ hai", sĩ quan phụ trách dịch vụ báo chí Quân khu Tây cho biết thêm.
Su-35 là dòng tiêm kích phản lực đa năng siêu cơ động thế hệ 4 của Nga. Chúng được trang bị động cơ điều chỉnh hướng lực đẩy véc-tơ cực mạnh, cho phép thực hiện các động tác thao diễn siêu hạng và đạt tốc độ tối đa 2.500km/h.
Tiêm kích Su-35 trong xưởng. Ảnh minh họa.
Nhờ lượng dự trữ nhiên liệu lớn, tiêm kích Su-35 có thể bay liên tục 3.400km mà không cần phải tiếp dầu hoặc thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trong bán kính tới 1.600km.
Chúng được trang bị pháo hàng không 30mm cùng 12 giá treo để mang được nhiều loại tên lửa không đối không, không đối đất, tên lửa diệt hạm và bom có điều khiển chính xác cũng như các loại bom "ngu".
Về tính năng tuyệt hảo của tiêm kích đa năng Su-35 thì không chỉ chuyên gia hàng không quân sự Nga khen ngợi và hết sức tự hào, mà hầu hết các chuyên gia Mỹ và phương Tây cũng hết sức khâm phục và lưu tâm đặc biệt tới dòng máy bay này.
Bởi lẽ, theo họ Su-35 xếp vào thế hệ 4 , có sự thay đổi đáng kể về chất so với các máy bay chiến đấu thế hệ 4, nhất là khi nó được trang bị nhiều vũ khí, khí tài đã và đang được ứng dụng trên các máy bay tàng hình thế hệ 5 Sukhoi T-50 Pak-FA của Nga.
Đã có nhiều chuyên gia đánh giá sức mạnh của Su-35 không thua kém bao nhiêu so với các máy bay tiêm kích hiện đại nhất hiện nay như F-22, F-35 của Mỹ. Thậm chí trong một số trường hợp các loại máy bay tàng hình kia còn bị nó bắn hạ một cách dễ dàng.
(Theo Soha News)
Khoe ảnh "tự sướng", lính Nga vô tình để lộ tọa độ tuần dương hạm hạt nhân ở Địa Trung Hải Một lính thủy Nga phục vụ trên tuần dương hạm hạt nhân hạng nặng "Peter Đại đế" (Pyotr Velikiy) đang hoạt động ở Địa Trung Hải đã chụp ảnh tự sướng và đưa lên Twitter. Vô tình qua bức ảnh này, tọa độ của tàu "Peter Đại đế" đã nhanh chóng được xác định. Bức ảnh "tự sướng" của 2 lính Nga. Nguồn:...