Tàu sân bay Trung Quốc gặp sự cố, lộ rõ kỹ thuật yếu kém
Sự cố tàu Liêu Ninh – tàu sân bay duy nhất của Trung Quốc bất ngờ bị ngắt nguồn điện trong một cuộc thử nghiệm trên biển tuần trước do rò rỉ lò hơi.
Các chiến sĩ hải quân Trung quốc đứng gác trên tàu sân bay Liêu Ninh trong chuyến đi tới căn cứ quân sự ở Tam Á, Hải Nam.
Trung Quốc đã tạo được dấu ấn về tiềm lực quốc phòng những năm gần đây. Nhưng mấy trong tuần nay họ đã vấp phải một vài sự cố kỹ thuật đáng chú ý.
Robert Beckhusen đăng tải lên website War is Boring (tạm dịch: Chiến tranh thật nhàm chán) về sự cố tàu Liêu Ninh – tàu sân bay duy nhất hiện nay của Trung Quốc bất ngờ bị ngắt nguồn điện trong một cuộc thử nghiệm trên biển tuần trước. Con tàu “bị rò rỉ lò hơi làm toàn bộ hệ thống điện trên tàu tạm thời bị ngắt”.
Website cũng đã chú thích rằng những sự cố như thế này chưa từng xảy ra đối với các tàu của Xô Viết cuối những năm 1980 – trước khi Varyag được Trung Quốc đổi tên thành Liêu Ninh.
Video đang HOT
Beckhusen cũng nhắc lại sự việc trước đây của tàu sân bay Vikramaditya của Ấn Độ. Con tàu nặng 40,000 tấn, trước kia là tàu lớp Kiev thời Xô Viết được đặt năm 1987, được Delhi mua lại năm 2004. Con tàu này đang tạm thời ngừng hoạt động sau sự cố nổ lò hơi vào năm trước.
Ông cũng nói thêm rằng tàu Admiral Kuznetsov 50,000 tấn của Nga đã không thể di chuyển do động cơ ngừng hoạt động và sẽ phải dùng đến tàu kéo.
Sự cố tàu Liêu Ninh đã làm lộ rõ những căng thẳng của quốc phòng Trung Quốc.
Trung Quốc luôn muốn trở thành một cường quốc lớn trên thế giới. Chỉ đơn giản bằng việc theo đuổi những dự án này, Trung Quốc cũng cho thấy khát vọng đứng ngang tầm với Mỹ của mình.
Được biết, Mỹ có các cụm tác chiến tàu sân bay ở Thái Bình Dương vào thời điểm hiện tại, và vẫn đang tiến hành phát triển thế hệ máy bay chiến đấu hiện đại F-35 trong nhiều năm qua.
Vì thế quân đội Trung Quốc đã đột nhập vào các mục tiêu thông tin liên lạc trên khắp thế giới và sản xuất các loại vũ khí mà một số quốc gia khác đang tiến hành. Cụ thể như hệ thống chống vệ tinh hay tên lửa chứa gần chục đầu đạn hạt nhân.
Tuy vậy, các vấn đề hiện tại của Liêu Ninh cho thấy Trung Quốc vẫn còn lâu mới có thể đuổi kịp Mỹ để trở thành một cường quốc quân sự.
Nội dung được thực hiện qua thảm khảo nguồn tin từ Business Insider – website tin tức kinh doanh và công nghệ của Mỹ được thành lập năm 2009 ở New York.
Theo Infonet
Tàu sân bay Liêu Ninh gặp sự cố làm thủy thủ chạy tán loạn
Trong một cuộc thử nghiệm gần đây trên biển tàu sân bay Liêu Ninh nổ lò hơi gây nguy hiểm cho thủy thủ đoàn và phải dừng hoạt động của con tàu. Sự việc trên làm dấy lên lo ngại trong vấn đề hiện đại hóa hải quân Trung Quốc.
Tàu sân bay Liêu Ninh lắm bệnh.
Tàu sân bay Liêu Ninh vốn là một biểu tượng cho sức mạnh của hải quân Trung Quốc nhưng nó lại luôn hoạt động không được ưng ý. Điều này dấy lên một mối lo ngại về sức mạnh thật sự của hải quân Trung Quốc.
Trang "War is boring" dẫn nguồn Sina cho biết trong một cuộc tập luyện gần đây, tàu Liêu Ninh đã xảy ra một sự cố nghiêm trọng. "Các đường ống trong lò hơi bị rò rỉ" làm giảm áp buồng đốt dẫn tới con tàu "tắt điện" hoàn toàn. Nước nóng và hơi nước bắt đầu phun ra từ hầm động cơ khiến thủy thủ đoàn phải lập tức di tản khỏi khu vực. May mắn là không có ai bị thương và sau đó thủy thủ đoàn đã cố gắng khắc phục được sự cố.
Tàu Liêu Ninh vốn được hải quân Trung Quốc phục hồi lại từ tàu Varyag vào năm 2005 mà Trung Quốc mua của Ukraine sau khi Liên Xô sụp đổ. Về cơ bản con tàu được đóng lại hoàn toàn (do khi Liên Xô sụp đổ, con tàu chỉ mới hoàn thành phần vỏ) bao gồm các hệ thống điện tử mới, súng phòng không, rada và cả động cơ.
Hải quân Trung Quốc sẽ không " bỏ rơi" Liêu Ninh bất chấp con tàu thường xuyên bị trục trặc kĩ thuật. Liêu Ninh được xem như là một liều thuốc tinh thần cho Trung Quốc nhiều hơn là vũ khí chiến lược. Có thể Liêu Ninh sẽ không bao giờ được sử dụng trong thực chiến nhưng nó là bước đệm tốt cho Trung Quốc học tập kĩ thuật chế tạo và sử dụng tàu sân bay.
Tuy nhiên thất bại trong sự cố động cơ sẽ khiến Liêu Ninh kết thúc sớm sứ mệnh của mình. Điều đó càng làm cho Trung Quốc có thêm động lực thúc đẩy nghiên cứu chế tạo ra tàu sân bay mới thay thế Liêu Ninh.
Trong thời gian chưa có tàu sân bay xịn, Trung Quốc đang rắp tâm xây phi pháp sân bay đầu tiên của họ tại Trường Sa. Cho đến giờ, Trung Quốc mới có sân bay phi pháp trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa vốn thuộc chủ quyền Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.
Theo Một Thế Giới
Đài Loan tự tin sẽ vô hiệu hóa được radar của tàu sân bay TQ Chiếc tàu hộ tống tàng hình Tuo River của Đài Loan được thiết kế với mục đích phá vỡ hệ thống radar và thông tin liên lạc trên tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc đã được hoàn thiện. Theo tin tức từ Want China Times, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc ở Đại học Hữu nghị Nhân dân của...