Tàu sân bay Trung Quốc bị chính máy bay nhà cản chân
Thế hệ máy bay chiến đấu do Trung Quốc tự phát triển Shenyang J-15 Flying Shark có thể là trở ngại cho tham vọng mở rộng sức mạnh hạm đội tàu sân bay của nước này.
Theo trang Business Insider hôm 14-9, máy bay Shenyang J-15 của Trung Quốc quá lớn, quá nặng (trọng lượng cất cánh không vũ khí là 17,5 tấn so với 14,6 tấn của chiếc F/A-18 Super Hornet của Mỹ) và không đáng tin cậy đối với các hoạt động của tàu sân bay.
Các vấn đề mà Shenyang J-15 gặp phải, đặc biệt là các hệ thống điều khiển bay, được cho là nguyên nhân gây ra một số vụ tai nạn chết người trong quá trình bay huấn luyện, báo Asia Times đưa tin.
Trung Quốc cũng dường như đang thiếu một số lượng lớn chiến đấu cơ hoạt động trên tàu sân bay. Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) được cho là chỉ sở hữu khoảng 30-40 chiếc Shenyang J-15.
Trong khi đó, tàu sân bay Liêu Ninh cần 24 chiếc để tạo thành một phi đội đầy đủ sẵn sàng chiến đấu và tàu sân bay thứ hai sắp hạ thủy cũng cần số lượng máy bay tương tự. Có thông tin cho rằng Bắc Kinh dự định thay thế các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư bằng loại phù hợp hơn.
Trang Business Insider nhận định một trong những trở ngại lớn nhất khi Trung Quốc muốn phát triển hạm đội tàu sân bay mạnh thứ hai thế giới vẫn là Shenyang J-15 Flying Shark.
Vào thập kỷ tới, Bắc Kinh lên kế hoạch xây dựng 4 nhóm tác chiến tàu sân bay để phù hợp với các hoạt động hàng hải trên toàn cầu. Trung Quốc hiện có tàu sân bay Liêu Ninh đang hoạt động, một tàu sân bay đang thử nghiệm và một chiếc nữa đang được phát triển.
Các chuyên gia suy đoán 2 tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc có thể bị hạn chế về khả năng chiến đấu nhưng tàu sân bay thứ ba có thể đạt được bước tiến lớn.
Shenyang J-15 Flying Shark cất cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh. Ảnh: Reuters
Video đang HOT
Tàu sân bay Liêu Ninh. Ảnh: Reuters
Truyền thông Trung Quốc thường ca ngợi lực lượng máy bay chiến đấu hoạt động trên tàu sân bay đã có những “đột phá” kể từ khi thành lập cách đây 5 năm. Theo đó, phi công của Hải quân Trung Quốc “đủ điều kiện cho Shenyang J-15 cất và hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh, bao gồm cả hạ cánh ban đêm và trong mọi điều kiện thời tiết”.
Thời báo Hoàn cầu hôm 13-9 cũng đăng tải một đoạn video quay cảnh các máy bay chiến đấu Shenyang J-15 tiến hành các hoạt động ban đêm từ boong tàu sân bay Liêu Ninh.
Nếu Trung Quốc muốn xây dựng hạm đội hải quân và mở rộng khả năng quân sự, đặc biệt là các tàu sân bay, họ sẽ phải đối mặt những thách thức như số lượng phi công được đào tạo, các vấn đề về điện và động lực, hệ thống điều khiển…
Theo Phạm Nghĩa
Người lao động
Doanh nhân Hong Kong tiết lộ thương vụ mua tàu sân bay Liêu Ninh
Xu Zengping che đậy thương vụ mua tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc gần 20 năm trước bằng cách chi tiền tậu biệt thự siêu sang.
Doanh nhân Hong Kong Xu Zengping. Ảnh: South China Morning Post.
Doanh nhân Hong Kong Xu Zengping, 65 tuổi, lâu nay vẫn tự nhận mình là tiếng nói chủ chốt làm nên thành công của thương vụ Trung Quốc mua lại tàu sân bay Varyag dang dở từ Ukraine năm 1998. Bắc Kinh sau đó cải hoán nó thành chiếc tàu sân bay đầu tiên trong biên chế mang tên Liêu Ninh, đi vào hoạt động năm 2012.
Ban đầu, kế hoạch được công khai là Xu mua tàu Varyag để biến nó thành một sòng bạc nổi. Nhưng trước đó, ông còn chi 220 triệu đô la Hong Kong (28,1 triệu USD) tậu một căn biệt thự siêu sang rộng hơn 2.000 mét vuông trên núi Thái Bình, Hong Kong. Xu cho biết ông làm vậy nhằm cho người ngoài thấy rằng ông hoàn toàn đủ tiềm lực tài chính biến một con tàu sân bay thành sòng bài. Xu thêm rằng sở dĩ ông tiết lộ điều này là để trả lời cho các cáo buộc gần đây trên mạng xã hội rằng ông "biển thủ tiền mua tàu sân bay" để mua biệt thự, theo South China Morning Post.
"Giờ đây, ai cũng biết sòng bạc nổi chỉ là vỏ bọc cho các hoạt động ngầm phía sau nó. Đấy không phải vì bản thân tôi mà là cho đất nước", ông Xu nói. "Nhưng lúc mới bắt tay vào thực hiện, tôi phải làm tất cả các cách để mọi người tin rằng thương vụ ấy hoàn toàn chỉ mang danh nghĩa đầu tư cá nhân".
Che mắt thiên hạ
Ông Xu và vợ trong căn biệt thự sang trọng hồi năm 1999. Ảnh: SCMP.
Liên Xô bắt đầu chế tạo tàu sân bay lớp Kuznetsov mang tên Varyag vào năm 1985. Tàu không kịp hoàn thành khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, buộc Ukraine phải bán nó với giá 20 triệu USD để bù đắp cho các khoản thua lỗ.
Rất quan tâm tới thương vụ mua tàu Varyag, nhưng lúc này Xu, một cầu thủ bóng rổ sau chuyển thành doanh nhân hợp tác với quân đội Trung Quốc, chỉ có khoảng 30 triệu đô la Hong Kong (khoảng 3,8 triệu USD) tiền mặt vào thời điểm nhận nhiệm vụ mua tàu Ukraine năm 1997.
"Cách đơn giản nhất là mua ngôi biệt thự sang trọng nhất trong thành phố bởi các nước phương Tây chắc chắn không tin Bắc Kinh sẽ chi tiền cho tôi mua biệt thự", Xu cho hay, nhắc tới "chiêu" mà ông dùng để che giấu thương vụ.
Thương vụ mua biệt thự, được thực hiện ngay sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, đã đưa Xu Zengping trở thành cái tên nổi tiếng, xuất hiện trên tất cả các mặt báo Hong Kong.
Để có tiền mua biệt thự, Xu cho biết ông đã bán 80% cổ phần của mình tại Công ty Agencia Turistica e Diversoes Chong Lot cho một công ty con trực thuộc Công ty Chứng khoán Trung ương Trung Quốc với giá 230 triệu tệ (27,7 triệu USD theo tỷ giá thời đó).
"Tất cả các giao dịch đều diễn ra tại một công ty kế toán ở Bắc Kinh, không phải Hong Kong hay Macau, vì chúng tôi không thể để bên ngoài biết có một công ty nhà nước liên quan đến thương vụ", Xu nhấn mạnh.
Công ty Chứng khoán Trung ương Trung Quốc không bình luận về thông tin mà ông Xu cung cấp.
Để tiến hành thương vụ suôn sẻ, Xu cùng đội ngũ của mình cũng loan tin động cơ, hệ thống điện và vũ khí của tàu Varyag đã được tháo dỡ và bỏ lại tại xưởng đóng tàu Nam Nikolayev ở Ukraine, bên bờ Biển Đen.
"Hợp đồng mua biệt thự hay thông tin tháo rời động cơ chỉ là những câu chuyện che mắt nhằm đánh lừa các nước phương Tây cũng như những đối thủ cạnh tranh muốn mua lại con tàu", Xu quả quyết.
Quang cảnh bên ngoài căn biệt thự của ông Xu trên núi Thái Bình. Ảnh: SCMP.
"Ngày nay, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ủng hộ mục tiêu phát triển tàu sân bay. Nhưng vào những năm 1990, chủ tịch Trung Quốc khi đó, ông Giang Trạch Dân kịch liệt phản đối việc mua tàu Varyag", Xu kể và nói thêm rằng tất cả những người tham gia vào thương vụ này đều phải chịu "rủi ro chính trị rất lớn".
Tuy nhiên, ông Giang Trạch Dân đã thay đổi suy nghĩ sau vụ việc không quân Mỹ ném bom nhầm vào đại sứ quán Trung Quốc tại thủ đô Belgrade, Serbia, ngày 7/5/1999, khiến ba nhà báo Trung Quốc thiệt mạng.
Chưa đầy hai năm sau, vụ va chạm giữa các máy bay do thám US-EP3 Mỹ và chiến đấu cơ J-8 Trung Quốc gần đảo Hải Nam tiếp tục thúc đẩy tham vọng tàu sân bay của Bắc Kinh.
Phải mất hai năm tàu Varyag mới được kéo từ Biển Đen về đến cảng Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc. Quá trình hoán cải, nâng cấp tàu bắt đầu từ năm 2005 sau khi các nhà sản xuất Trung Quốc tìm ra cách chế tạo những tấm thép đặc biệt cần dùng cho tàu. Sau 7 năm sửa chữa, hoàn thiện, Trung Quốc đổi tên tàu Varyag thành Liêu Ninh và chính thức biên chế nó cho hải quân vào tháng 9/2012.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Hải quân Mỹ giám sát tàu sân bay Trung Quốc đi qua eo biển Đài Loan Hải quân Mỹ đã triển khai tàu khu trục Aegis để giám sát tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc đi qua eo biển Đài Loan hồi tuần trước, Kyodo News đưa tin ngày 19/7. Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc xuất hiện tại Hong Kong ngày 7/7 (Ảnh: Reuters) Theo Kyodo, tàu khu trục Aegis lớp Arleigh Burke và...