Tàu sân bay thứ ba của Trung Quốc lộ hình hài
Phần thân tàu sân bay thứ ba của Trung Quốc đã được lắp ráp với chiều dài mớn nước khoảng 300 m, ngắn hơn một chút so với tàu sân bay lớp Ford của Mỹ.
Ảnh do vệ tinh Kompsat của Hàn Quốc chụp ngày 28/3 cho thấy tàu sân bay Type-003 của Trung Quốc tại nhà máy đóng tàu Giang Nam ở Thượng Hải đã được ráp nối phần thân, song chưa được hoàn thiện sàn đáp và lắp đài chỉ huy.
“Ảnh vệ tinh cho phép chúng ta ước tính chiều dài mớn nước của chiến hạm vào khoảng 300 m, ngắn hơn một chút so với tàu sân bay lớp Ford của Mỹ với chiều dài 317 m và dài hơn các tàu sân bay trước của Trung Quốc. Tàu sân bay Liêu Ninh và Sơn Đông của Trung Quốc có mớn nước dài khoảng 270 m”, chuyên gia H I Sutton viết trên Naval News ngày 15/4.
Tuy nhiên, chiều dài mớn nước không phải kích thước cuối của chiến hạm do phần lớn tàu sân bay có sàn đáp lớn hơn phần thân dưới. Chuyên gia Sutton nhận định các bộ phận bên trong của Type-003, gồm khoang chứa máy bay và khoang động cơ, có thể sớm được hoàn thiện để lắp sàn đáp và hình dáng cuối cùng của chiến hạm sẽ lộ diện.
Ảnh vệ tinh chụp phần thân của tàu sân bay Type 003 ngày 28/3 và tương quan kích thước với chiến hạm lớp Ford của Mỹ. Ảnh: Kompsat.
Chiến hạm Type-003 có thể có lượng choán nước 85.000 tấn, nhỏ hơn các tàu sân bay lớp Ford của Mỹ với lượng choán nước 100.000 tấn, song lớn hơn đáng kể so với tàu Liêu Ninh và Sơn Đông. Type-003 được đánh giá là sở hữu “lượng lớn công nghệ mới khiến chiến hạm lợi hại hơn”.
Video đang HOT
Type-003 có khả năng được trang bị hệ thống máy phóng điện từ (EMALS) tương tự tàu sân bay lớp Ford của Mỹ, thay vì sử dụng đường băng cất cánh kiểu nhảy cầu như các tàu sân bay trước. EMALS cho phép máy bay hạng nặng hơn cất cánh từ chiến hạm Type-003, bao gồm máy bay cảnh báo sớm KJ-600 cùng các tiêm kích mang theo lượng vũ khí và nhiên liệu nhiều hơn.
Tập đoàn Hàng không Thẩm Dương, hãng chế tạo tiêm kích hạm J-15 cho tàu sân bay Sơn Đông và Liêu Ninh, có thể đang chế tạo một mẫu tiêm kích hạm khác cho quân đội Trung Quốc. Một số ảnh trên mạng xã hội cho thấy mẫu tiêm kích hạm mới có thể được phát triển từ nguyên mẫu FC-31, tiêm kích tàng hình có thiết kế gần giống F-35 của Mỹ.
Tiến trình chế tạo tàu sân bay thứ ba của Trung Quốc tại nhà máy đóng tàu Giang Nam, Thượng Hải. Ảnh: CSIS .
Tuy nhiên, Type-003 sẽ không sử dụng năng lượng hạt nhân giống các tàu sân bay của Mỹ khiến thời gian hoạt động trên biển giữa các lần tiếp liệu bị hạn chế. Chưa rõ các kỹ sư Trung Quốc sẽ giải quyết yêu cầu nguồn cung năng lượng khổng lồ cho hệ thống EMALS trên Type-003 ra sao. Một số chuyên gia nhận định Type-003 có thể được lắp máy phát điện tăng áp với công suất 20 megawatt.
Lý Kiệt, chuyên gia thuộc Học viện Nghiên cứu Hải quân Trung Quốc tại Bắc Kinh, cho biết máy phát điện mới đủ mạnh để cung cấp điện cho hệ thống đẩy lẫn đấp ứng nhu cầu của các thiết bị khác trên chiến hạm.
Máy phát điện công suất cao cho phép các kỹ sư Trung Quốc chế tạo ra hệ thống động cơ điện tích hợp như khu trục hạm tàng hình Zumwalt của Mỹ. 4 máy phát điện mới có thể cung cấp đủ năng lượng cho tuần dương hạm Type-055 với lượng choán nước 13.000 tấn.
Trung Quốc có thể đang đóng tàu sân bay hạt nhân
Trung Quốc nhiều khả năng đang phát triển công nghệ lò phản ứng hạt nhân cho tàu sân bay thứ tư sau hai năm trì hoãn.
Hai nguồn tin thân cận của quân đội Trung Quốc (PLA) ngày 13/3 cho biết tàu sân bay thứ tư của nước này có thể sử dụng năng lượng hạt nhân. Một nguồn tin cho biết sau hai năm trì hoãn vì các vấn đề kỹ thuật, việc đóng tàu sân bay này được nối lại từ đầu năm 2021.
"Các nhà máy đóng tàu và kỹ sư động cơ tàu đang muốn tạo ra bước đột phá đáng kể trong quá trình đóng tàu sân bay thứ 4", một nguồn tin cho biết. "Đây sẽ là bước nhảy vọt về công nghệ của ngành đóng tàu. Tuy nhiên, việc chế tạo có thể mất nhiều thời gian hơn so với những con tàu trước đó do khác biệt về hệ thống động cơ".
Trung Quốc đang vận hành hai tàu sân bay và đang đóng chiếc thứ ba, toàn bộ đều sử dụng động cơ thông thường. Một nguồn tin cho biết Quân ủy Trung ương Trung Quốc (CMC) đang nghiên cứu đề xuất của Tập đoàn Đóng tàu Nhà nước Trung Quốc (CSSC) về sử dụng năng lượng hạt nhân trên tàu sân bay thứ 4. Nguồn tin không tiết lộ CMC đưa ra lựa chọn hay chưa, song cho biết "đó sẽ là một quyết định rất táo bạo và đầy thách thức".
Tàu sân bay Liêu Ninh cùng các chiến hạm và máy bay Trung Quốc hoạt động trên Biển Đông tháng 4/2018. Ảnh: Reuters .
CSSC hồi tháng 2/2018 cho biết đã bắt đầu phát triển tàu sân bay hạt nhân, giúp hải quân Trung Quốc "thực hiện chuyển đổi chiến lược cùng khả năng sẵn sàng chiến đấu ở các vùng biển sâu và đại dương vào năm 2025".
Tập đoàn Điện hạt nhân Trung Quốc năm 2019 mời thầu chế tạo tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân với lượng giãn nước 30.000 tấn, gọi đây là "nền tảng thử nghiệm". Nguồn tin cho biết "nền tảng thử nghiệm" dự kiến vận hành thử các lò phản ứng hạt nhân mà Trung Quốc định lắp trên tàu sân bay.
Hải quân Trung Quốc đang vận hành một số tàu ngầm hạt nhân thuộc lớp Type 091, Type 093 và Type 095, nhưng chưa sở hữu tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân như Mỹ.
Giới chuyên gia nhận định sức mạnh của hai tàu sân bay Liên Ninh và Sơn Đông của Trung Quốc không sánh được với bất cứ chiến hạm nào trong hạm đội 11 siêu tàu sân bay Mỹ.
Trung Quốc đặt tham vọng phát triển hạm đội tàu sân bay nhằm bảo vệ các lợi ích toàn cầu trong chiến lược "bảo vệ vùng biển xa". Hải quân nước này đang sở hữu hai tàu sân bay chạy bằng lò hơi và thiết kế dạng "cầu nhảy", vốn bị giới hạn về tầm hoạt động cùng số lượng máy bay và vũ khí.
Các tàu sân bay Trung Quốc có dự trữ hành trình ngắn và chưa "mạo hiểm" đi xa hơn khu vực Tây Thái Bình Dương. Đây là một trong những lý do khiến hải quân Trung Quốc bị chê là "đông nhưng không mạnh" khi so sánh với hải quân Mỹ.
Trung Quốc đẩy nhanh hiện đại hóa quân đội Trung Quốc biên chế thêm khu trục hạm tàng hình Trung Quốc bị tố đưa 'chiến lược cải bắp' ở Biển Đông lên dãy Himalaya Trung Quốc tò mò về tiêm kích thế hệ 6 Mỹ Lực lượng hải quân 'đông nhưng không mạnh' của Trung Quốc
Cựu lãnh đạo chương trình tàu sân bay Trung Quốc bị khai trừ đảng Hồ Vấn Minh, 63 tuổi, bị khai trừ đảng và có thể bị truy tố do "vi phạm nghiêm trọng luật pháp và kỷ luật" sau nhiều tháng điều tra. Hồ Vấn Minh, cựu chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp Đóng tàu Trung Quốc (CSIC) và cựu giám sát trưởng chương trình tàu sân bay của nước này, đã bị khai trừ khỏi...