Tàu sân bay thứ 2 TQ xuất hiện năm 2020?
Tạp chí Military- Industrial Courier (trụ sở tại Moscow) dự đoán rằng, Trung Quốc sẽ tự sản xuất một tàu sân bay đầu tiên từ nay cho đến năm 2020.
Năm 2012, Trung Quốc chính thức đưa tàu sân bay Liêu Ninh vào biên chế. Xét về chiến lược lâu dài, Trung Quốc có kế hoạch xây dựng tàu sân bay kích thước lớn hơn, chạy bằng năng lượng hạt nhân giống như tàu sân bay Hải quân Mỹ.
“Trung Quốc sẽ tự đóng tàu sân bay đầu tiên từ nay cho đến năm 2020″, Military-Industrial Courier viết.
Mặc dù một số phương tiện truyền thông đưa tin rằng, Trung Quốc có thể sở hữu 6 tàu sân trong giai đoạn năm 2030-2035, nhưng các chuyên gia quân sự Nga nhận định khả năng đó khá thấp.
Trung Quốc sẽ có tàu sân bay thứ 2 vào năm 2020?
Tờ báo này cũng cho rằng, Trung Quốc sẽ không sử dụng tàu sân bay chống lại Đài Loan một cách trực diện. Vì hòn đảo này hoàn toàn nằm trong tầm bay của các chiến đấu cơ triển khai từ đất liền. Nhiệm vụ của các tàu sân bay là nhằm ngăn chặn Mỹ hỗ trợ Đài Loan nếu chiến tranh giữa hai bên nổ ra.
Video đang HOT
Cũng theo tờ báo này, J-15 không phải là máy bay chiến đấu duy nhất Trung Quốc triển khai lên Liêu Ninh mà còn có tiêm kích tàng hình J-31 do Tập đoàn Thẩm Dương chế tạo.
“Cùng với việc việc triển khai phát triển biến thể J-10 có thể hoạt động trên tàu sân bay Trung Quốc cũng đang tập trung nghiên cứu, sản xuất biến thể mới của tiêm kích J-31 có khả năng tác chiến trên Liêu Ninh. Ngoài ra, chương trình phát triển máy bay cảnh báo sớm đường không cho tàu Liêu Ninh cũng đang tiến triển tốt”, Military-Industrial Courier viết.
Theo vietbao
Việt Nam đóng xong tàu tên lửa Molnya thứ 2
Đài tiếng nói nước Ngadẫn nguồn thông cáo báo chí Tổ hợp Khoa học - Sản xuất Zorya Mashproekt (Nikolaiev) cho hay, các nhà máy đóng tàu Việt Nam đã hoàn thành việc đóng tàu tên lửa thứ hai thuộc lớp Molnya Project 12418. Con tàu đã trang bị xong hệ thống hỏa lực do Zorya Mashproekt sản xuất.
"Chiếc tàu tên lửa thứ hai thuộc lớp Molnya Project 12418 đã được hạ thủy ở TP HCM từ hồi đầu tháng. Cả hai tàu loại này đang trong giai đoạn hoàn chỉnh đồng bộ", thông cáo báo chí nói rõ.
Trước đó, Tổng Giám đốc Nhà máy đóng tàu Vympel Oleg Belkov cho hay, Nga đang giúp đỡ Việt Nam thực hiện đóng các tàu tên lửa Molnya Project 12418 theo giấy phép của Nga. Việc chuyển giao cho Hải quân Nhân dân Việt Nam sẽ thực hiện vào cuối năm 2013.
Tàu tên lửa hiện đại lớp Molnya Project 12418.
Cũng theo ông này, Việt Nam dự định đóng 10 chiếc tàu tên lửa Molnya Project 12418, và 6 trong số 10 chiếc này đã được ký hợp đồng đóng với Nga. Tức là phía Nga có trách nhiệm hỗ trợ kỹ thuật, cung cấp linh kiện để chế tạo các tàu.
Trước khi thực hiện việc chế tạo tàu Molnya Project 12418 trong nước, Việt Nam đã mua 2 tàu loại này từ năm 2003. Hiện cả hai tàu đã đưa vào biên chế tại Lữ đoàn 162 Hải quân.
Tàu tên lửa Molnya Project 12418 được thiết kế để tiêu diệt tất cả các loại tàu chiến, tàu vận tải, cũng như tàu đổ bộ của đối phương. Molnya có lượng giãn nước toàn tải 510 tấn, dài 56,9m, rộng 10,20m, mới nước (toàn tải) 2,5m. Thủy thủ đoàn vận hành tàu khoảng 40 người.
Tuy tàu chỉ có kích cỡ nhỏ, nhưng hỏa lực con tàu đủ sức đánh chìm những chiến hạm lớn hơn nó gấp nhiều lần. Molnya được trang bị hệ thống tên lửa hành trình chống tàu Kh-35 Uran-E với 16 đạn tên lửa được bố trí ở 4 bệ phóng 2 bên sườn tàu.
Hệ thống Kh-35 Uran-E được trang bị đạn tên lửa 3M-24E nặng 520kg, lắp phần chiến đấu nặng 145kg. Tên lửa đạt tầm bắn tối đa 130km, tốc độ hành trình cận âm. Theo nhà sản xuất Kh-35, loại tên lửa này loại tên lửa này có khả năng đánh chìm chiến hạm có lượng giãn nước cỡ 5.000 tấn.
Tàu tên lửa Molnya phóng tên lửa chống tàu Kh-35 Uran-E.
Ngoài hệ thống tên lửa Uran-E, tàu Molnya trang bị một pháo hạm tự động AK-176M cỡ nòng 76,2mm, 2 pháo phòng không cao tốc Ak-630M và 12 tên lửa đối không tầm thấp Igla.
Về thiết bị điện tử, tàu Molnya được trang bị hệ thống radar mạng pha 3 chiều Pozitiv-ME1 trinh sát mục tiêu trên không và trên biển. Radar có một số tính năng gồm: phát hiện mục tiêu có diện tích phản xạ radar 1m2 bay ở độ cao 1km từ cự ly 110km phát hiện tên lửa chống tàu có diện tích phản xạ radar 0,03m2 bay độ cao 15m ở cự ly 15km theo dõi 15 mục tiêu đồng thời và khóa 3-5 mục tiêu cùng lúc.Ngoài ra, tàu còn trang bị hệ thống radar trinh sát mặt nước, hệ thống điều khiển hỏa lực (pháo, tên lửa), hệ thống đối phó điện tử...
Tàu tên lửa Molnya trang bị 2 động cơ tuốc bin khí cho phép đạt tốc độ tối đa tới 32 hải lý/h. Tàu có thể hoạt động trong điều kiện biển động cấp 7-8 nếu giảm tốc độ chạy.
Với 12 tàu tên lửa Molnya, Hải quân Nhân dân Việt Nam sẽ được tăng cường đáng kể sức mạnh giúp bảo vệ vững chắc biển đảo, nhất là quần đảo Trường Sa.
Theo vietbao
Trung Quốc bắt đầu thử nghiệm chiến đấu cơ trên tàu sân bay Thông tin từ Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 4/11 khẳng định, các chiến đấu cơ của nước này đã bắt đầu thực hiện các bài tập hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh, một bước chuẩn bị quan trọng trước khi có thể tác chiến. Máy bay Trung Quốc đang tập luyện trên tàu sân bay Thông tin trên được Bộ...