Tàu sân bay Thái Lan tập trận săn ngầm với Mỹ
Tàu sân bay Thái Lan mang tên HTMS Chakri Naruebet mới đây đã có cuộc tập trận săn tàu ngầm với Hải quân Mỹ tại biển Andaman.
Theo tạp chí Jane”s, Hải quân Mỹ và Hải quân Hoàng gia Thái Lan (RTN) mới đây đã có cuộc tập trận săn tàu ngầm quy mô với sự tham gia của nhiều tàu chiến hiện đại của cả hai nước.
Cuộc tập trận săn ngầm này là một phần của cuộc tập trận hải quân song phương thường niên “Guardian Sea” tổ chức ở vùng biển Andaman từ ngày 23-27/5. Tham gia cuộc tập trận có nhiều tàu chiến hiện đại của cả hai nước.
Đáng lưu ý, cuộc tập trận có sự tham gia của tàu sân bay Thái Lan HTMS Chakri Naruebet – chiếc tàu sân bay duy nhất ở khu vực Đông Nam Á hiện nay. Ảnh trên boong tàu sân bay Hải quân Hoàng gia Thái Lan.
Trên tàu sân bay Chakri Naruebet mang theo một số lượng không xác định trực thăng săn ngầm S-70B Sea Hawk của Không quân Hải quân Hoàng gia Thái Lan.
Những chiếc trực thăng S-70B Seahawk của Thái Lan có khả năng triển khai 2-3 quả ngư lôi 324mm Mk 46 hoặc Mk54.
Video đang HOT
Đi cùng hộ tống tàu sân bay Naruebet là hai chiếc tàu hộ vệ tên lửa HTMS Naresuan và HTMS Taksin – thuộc lớp tàu Naresuan do Trung Quốc chế tạo.
Về phía Mỹ, nước này đã triển khai tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Los Angeles cùng máy bay tuần tra biển P-8A Poseidon phục vụ cho cuộc tập trận tác chiến chống tàu ngầm.
Ngoài ra còn có tàu khu trục tên lửa Aegis lớp Arleigh Burke mang tên USS Stethem. “Guardian Sea cung cấp cho lực lượng hải quân của chúng tôi cơ hội và thách thức trong việc phát hiện và theo dõi tàu ngầm, thực hiện các biện pháp liên quan tới chiến tranh chống tàu ngầm”, thuyền trưởng tàu khu trục Mỹ H.B. Le nói với báo giới.
HTMS Chakri Naruebet hiện được xem là tàu sân bay nhỏ nhất trên thế giới hiện nay, do nhà máy Bazan Tây Ban Nha chế tạo theo đơn hàng của Thái Lan. Nó có lượng giãn nước toàn tải 11.486 tấn, dài 182,65m, có khả năng chở 15 máy bay và trực thăng. Tuy nhiên phi đội tiêm kích AV-8S đã nghỉ hưu từ năm 2006, hiện trên tàu chỉ còn phi đội trực thăng S-70B Seahawk.
Theo_Kiến Thức
Ngán hàng Trung Quốc, Thái Lan mua tàu chiến Anh
Theo The Diplomat, Thái Lan vừa ký hợp đồng với nhà thầu BAE Systems của Anh về việc đóng tàu tuần tra lớp (OPV) cho Hải quân Hoàng gia Thái Lan.
Theo thỏa thuận, BAE Systems sẽ cung cấp hỗ trợ thiết kế và tư vấn trong quá trình xây dựng tàu OPV lớp River thứ hai tại cơ sở của công ty Bangkok Dock ở xưởng đóng tàu hải quân Mahidol Adulyadej.
Tàu tuần tra OPV có chiều dài khoảng 90 mét, là loại tàu có khả năng cơ động cao và có thể được triển khai trong nhiều loại hình chiến dịch, ví dụ như quản lý các vùng đặc quyền kinh tế hay tham gia công tác cứu hộ cứu nạn.
Ngay từ năm 2013, Hải quân Hoàng gia Thái Lan cũng từng đồng ý để BAE Systems tham gia hỗ trợ đóng tàu OPV đầu tiên của nước này, có tên HTMS Krabi. Hợp đồng đóng tàu OPV thứ hai được thông báo có trị giá 2,85 tỷ baht, tương đương khoảng 80 triệu USD.
Giám đốc của BAE Systems, ông Nigel Stewart cho biết: "Chúng tôi hy vọng tiếp tục được phát triển và tăng cường quan hệ đối tác với ngành đóng tàu Thái Lan. Hợp đồng hỗ trợ đóng tàu OPV thứ hai cho Hải quân Hoàng gia Thái Lan sẽ bao gồm cả sự hỗ trợ rõ ràng của chúng tôi trong quá trình thiết kế mẫu tàu này".
Theo các điều khoản trong hợp đồng, quá trình đóng tàu OPV thứ 2 dự kiến sẽ mất từ hai tới ba năm. Ngoài ra, Thái Lan cũng đang cân nhắc mua thêm các tàu OPV lớp River khác bởi Bangkok phải cần ít nhất 5 chiếc tàu loại này được sử dụng để tuần tra hàng hải, kiểm soát lãnh hải, phục vụ công tác cứu hộ cứu nạn và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trên Vịnh Thái Lan và biển Andaman.
Việc Thái Lan ký hợp đồng mua tàu chiến của Anh sẽ không có gì đáng bàn nếu trước đó hải quân nước này không gặp phải bài học cay đắng khi mua chiến hạm do Trung Quốc sản xuất, The Diplomat cho biết.
Hải quân Hoàng gia Thái Lan sở hữu 2 tàu hộ vệ tên lửa HTMS Naresuan và HTMS Taksin thuộc lớp tàu hộ vệ 053H2 (Lớp Giang Hồ III) Trung Quốc sản xuất. Chiếc HTMS Naresuan được bàn giao tháng 12/1994 và chiếc HTMS Taksin hoàn thành giữa năm 1995.
Tuy nhiên do hệ thống điện lực của 053H2 thiết kế phi khoa học đã dẫn đến rất nhiều sự cố, hệ thống động lực thiếu tin cậy, hệ thống kiểm soát rủi ro trên tàu cũng có nhiều hạn chế, thiết kế vỏ tàu không chắc chắn, rất dễ gặp sự cố thủng thân tàu hoặc rò rỉ nước.
Thái Lan đã phải nhờ đến sự can thiệp của các công ty Thụy Điển để cứu 2 tàu chiến này thoát khỏi cảnh nghỉ hưu sớm. Đồng thời, hệ thống vũ khí, điện tử, trang thiết bị đi kèm của Trung Quốc cũng bị dỡ bỏ. Có thể nói tàu chiến của Trung Quốc trong quân đội Thái Lan chỉ là cái xác không hồn. Thái Lan đã duyệt chi 1 tỷ USD để bổ xung tàu chiến, tuy nhiên quân đội nước này đã nghĩ ngay đến vũ khí của Âu, Mỹ thay vì hàng giá rẻ của Trung Quốc. Bài học với 2 tàu hộ vệ tên lửa đã là quá đủ.
Trung Quốc đã vươn lên là quốc gia xuất khẩu vũ khí thứ 5 thế giới, và khách hàng chủ yếu của Trung Quốc là những nước nghèo với ngân sách quốc phòng hạn hẹp. Vũ khí của Trung Quốc đáp ứng được yếu tố "rẻ"cho đối tác. Tuy nhiên, rẻ thường đi kèm với kém chất lượng.
Vì vậy, việc Thái Lan tin tưởng vào chiến hạm do châu Âu đóng được xuất phát từ nguyên nhân họ thiếu tin tưởng vào vũ khí Trung Quốc, Tạp chí The Diplomat nhận định. Ảnh trong bài: Tàu HTMS Krabi lớp River đầu tiên của Thái Lan.
1/11
Theo_Báo Đất Việt
Tàu sân bay độc nhất vô nhị ở Đông Nam Á Khủng hoảng tài chính năm 1997 và những cuộc binh biến sau đó tại Thái Lan đẩy tàu sân bay duy nhất ở Đông Nam Á vào tình trạng sống dở chết dở. HTMS Chakri Naruebet (giữa) chủ yếu đóng vai trò là điểm tham quan của du khách - Ảnh: Reuters Trong một giai đoạn ngắn ngủi vào cuối thập niên 1990,...