Tàu sân bay siêu khủng của Nga có thể chỉ là món đồ chơi tỷ đô?
Tư lệnh Hải quân Nga đã xác nhận rằng Kremlin đang đóng tàu sân bay thứ 2. Liệu con tàu này có thực sự cần thiết đối với Nga?
Tạp chí Diplomat (Nhật Bản) đăng bài viết bình luận về thông tin Nga đóng tàu sân bay mới.
Dưới đây là nội dung bài viết:
Nga tuyên bố đóng siêu tàu sân bay
Nga đang trong quá trình đóng tàu sân bay mới – đó là tuyên bố của Đô đốc Viktor Chirkov, Tư lệnh Hải quân Nga trước truyền thông.
Hôm thứ Hai (2/3), hãng thông tấn ITAR-TASS đưa tin, Hải quân Nga sẽ “tiếp nhận một tàu sân bay mới đầy hứa hẹn”.
Thêm vào đó, Đô đốc Chirkov còn thông báo rằng, Hải quân Nga có thể sẽ nhận thêm 50 tàu chiến các loại.
Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov.
Hải quân Nga hiện đang vận hành tàu sân bay duy nhất, chiếc Đô đốc Kuznetsov. Con tàu được đưa vào hoạt động từ năm 1991 sau khi được Liên Xô hạ thủy vào cuối những năm 1980.
“Hải quân Nga sẽ có một tàu sân bay. Các công ty nghiên cứu đang xúc tiến việc này và nghiêm túc tiến hành theo đúng yêu cầu của Tư lệnh hải quân” – ông Chirkov cho biết trong chuyến thăm tới nhà máy cung cấp động cơ diesel cho Hải quân Nga gần Moscow.
Mô hình tàu sân bay do Trung tâm thiết kế Krylov giới thiệu.
Theo ITAR-TASS, trước đó, các phương tiện truyền thông Nga đưa tin, Trung tâm nghiên cứu Krylov đang phát triển một lớp tàu sân bay mới cho Hải quân Nga, được cho là có khả năng triển khai 100 máy bay chiến đấu.
Trong khi đó, các tàu sân bay hạt nhân lớp Nimitz của Mỹ chỉ có thể mang khoảng 90 máy bay.
Đáng chú ý, mẫu tàu sân bay mới sẽ sử dụng hệ thống máy phóng để triển khai máy bay chiến đấu, thay vì boong phóng kiểu nhảy cầu như ở hầu hết các thiết kế tàu sân bay thời Liên Xô.
Video đang HOT
Thêm vào đó, thân tàu được thiết kế để giảm 20% sức cản so với các tàu sân bay trước đó của Nga. Điều này về lý thuyết giúp tăng tốc độ tối đa của tàu.
Câu nói “các công ty nghiên cứu đang xúc tiến việc này” của ông Chirkov là dấu hiệu duy nhất cho thấy con tàu mà ông Chirkov đề cập tới và con tàu được truyền thông Nga đưa tin tháng trước là một tàu.
Trung tâm nghiên cứu Krylov, một cơ sở nghiên cứu nhà nước, được đề cập là nơi phát triển ý tưởng cho mẫu tàu sân bay mới này.
Tuy nhiên, ông Chirkov không nói rõ tàu sân bay mới sẽ có những khả năng lớn tới mức nào.
Đề cập tới kế hoạch tăng cường 50 tàu cho Hải quân Nga, ông Chirkov lưu ý rằng, trọng tâm sẽ là “các chiến hạm mặt nước đa nhiệm thế hệ mới” cùng “các tàu ngầm hạt nhân đa nhiệm và chiến lược”.
“Với các tàu ngầm hạt nhân và tàu mặt nước, Hải quân Nga có thể đáp ứng các yêu cầu để hoàn thành nhiệm vụ từ các vị trí đóng quân xa xôi khác nhau” – ông Chirkov nói.
Theo tờ The Moscow Times, trong năm 2015, Hải quân Nga sẽ bổ sung các khinh hạm và tàu tuần tra mới.
Chương trình đóng tàu của Hải quân Nga đã được lên kế hoạch cho tới năm 2050.
Hiện tại Hải quân Nga chỉ có 1 tàu sân bay là chiếc Đô đốc Kuznetsov.
Nga có cần thêm tàu sân bay?
Mặc dù thời gian gần đây, Nga liên tục công bố những kế hoạch tham vọng để tăng cường sức mạnh hải quân nhưng vẫn có lý do để hoài nghi những tuyên bố của ông Chirkov và những thông tin về tàu sân bay mới mà truyền thông Nga đưa ra.
Đó là tình hình toàn diện của nền kinh tế Nga và lịch sử ngành công nghiệp thiếu năng lực chế tạo các phương tiện hải quân phức tạp với tốc độ nhanh, nhất là tàu sân bay.
Trong một bài viết do Reuters đăng tải, chuyên gia David Axe từng đề cập rằng, Nga “đã thất bại trong việc duy trì các cơ sở đóng tàu đắt đỏ và những kỹ năng dễ bị tàn lụi của công nhân”.
Vì vậy, dù các nhà nghiên cứu trong nước có thể tạo ra một bản thiết kế đầy hứa hẹn cho tàu sân bay mới thì việc xây dựng một con tàu thực sự vẫn là viễn cảnh xa xôi.
Thêm vào đó, quân đội Nga không được “xông xênh” về ngân sách và thoải mái về chiến lược như các nhà hoạch định quốc phòng Mỹ.
Xét tới các cuộc khủng hoảng hiện nay ở Đông Âu, Trung Đông, cùng mối quan hệ lạnh dần với phương Tây và Mỹ, chi tiêu quốc phòng trong ngắn hạn của Nga sẽ chủ yếu hướng tới mục tiêu duy trì trạng thái sẵn sàng cho các hệ thống vũ khí hiện hành.
Bên cạnh đó, các quan chức Nga thường xuyên nêu ra những kế hoạch tham vọng để mở rộng sự phát triển của quân đội Nga, như những tuyên bố gần đây rằng Nga sẽ xây tới 10 sân bay ở Bắc Cực vào năm 2016.
Tuyên bố về tàu sân bay mới có thể cũng chỉ là một trong những tuyên bố như vậy.
Cuối cùng, thậm chí giả sử rằng Nga tập hợp toàn bộ nguồn nhân lực và năng lực công nghiệp để chế tạo tàu sân bay mới như đã nói thì đối với Hải quân Nga, thêm một tàu sân bay mới có phải là một sự khôn ngoan hay không lại rất đáng nghi ngờ.
Các tàu sân bay giữ một vai trò nhất định trong chiến lược hải quân (mà vai trò này có thể đã trở nên lỗi thời vì sự tinh vi của các loại vũ khí chống tàu hiện nay).
Kuznetsov, tàu sân bay độc nhất của Nga sau Chiến tranh Lạnh, đã được triển khai 5 lần nhưng các đợt triển khai chưa từng kéo dài hơn 6 tháng.
Khi được triển khai, con tàu như một công cụ để phô trương thanh thế, nhằm thể hiện sự hỗ trợ của Nga đối với những đồng minh then chốt.
Chiếc tàu sân bay thứ 2, với chi phí có thể lên tới hàng tỷ USD, sẽ không mấy hữu dụng theo hướng sử dụng chiến lược.
Đầu tư cho năng lực chiến tranh mạng sẽ mang lại hiệu quả chi phí cao hơn đối với Nga.
Theo Đại Lộ
Sức mạnh đáng gờm của hải quân Triều Tiên
Bên cạnh sức mạnh hạt nhân mà Triều Tiên thường đem ra để dọa dẫm đối phương, việc Bình Nhưỡng nỗ lực hiện đại hóa lực lượng hải quân là điều không thể xem nhẹ
Từ sau Chiến tranh Lạnh, quân đội Triều Tiên nói chung, và lực lượng hải quân nói riêng, không còn nguồn tài chính dồi dào như trước để tiến hành cải tổ mạnh mẽ sức mạnh quân đội. Tuy nhiên, trang National Interest khuyến cáo, sẽ là điều sai lầm nếu các nước xem nhẹ những nỗ lực nâng cấp của Triều Tiên đối với hạm đội tàu và sức mạnh hải quân của họ trong thời gian gần đây.
Về cơ bản, Bình Nhưỡng luôn quan tâm đến việc bảo vệ an nguy của chính quyền. Tầng lớp lãnh đạo Triều Tiên chú trọng củng cố ổn định chính trị nội bộ sau sự thay đổi nhà lãnh đạo vào cuối năm 2011. Triều Tiên cũng liên tục phản pháo những chỉ trích từ nước ngoài, đặc biệt là từ Seoul và Washington.
Hải quân Triều Tiên đã phóng một số tên lửa chống hạm về phía vùng biển Nhật Bản đầu tháng 2/2015. Tên lửa chống hạm được phóng đi từ một tàu tên lửa tốc độ cao không rõ chủng loại. Chinanews nhận định, đây là loại tàu chiến hai thân kiểu tacamaran do Triều Tiên tự đóng mới.
Một nghiên cứu về việc hoạch định chính sách của Triều Tiên cho thấy nước này đang nỗ lực cân bằng giữa việc phát triển kinh tế - xã hội theo chủ trương "tự lực tự cường" và chính sách "tiên quân" (ưu tiên quân đội trước hết) để chống lại sức ép nước ngoài. Phần lớn sự răn đe của Triều Tiên dựa vào chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo. Trong thời bình, dưới sự bảo vệ của chiếc ô hạt nhân, sự hiện đại hóa lực lượng hải quân Triều Tiên là một diễn biến quan trọng.
Hiện nay, các nhà lãnh đạo Triều Tiên áp dụng những biện pháp răn đe đa dạng, từ dọa dẫm đến tiến hành một cuộc tấn công hạn chế, để đạt được mục tiêu chính trị. Nói cách khác, Triều Tiên vẫn có thể sử dụng quân đội thông thường, chứ không cần đến vũ khí hạt nhân, để bày tỏ sự bất đồng với Mỹ, Hàn Quốc hay Nhật Bản.
Diễn biến điển hình là vụ Triều Tiên pháo kích đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc vào ngày 23/11/2010. Bình Nhưỡng quyết định dùng vũ lực sau khi cảnh báo Hàn Quốc về cuộc tập trận bắn đạn thật ở gần Đường giới hạn phía bắc (NLL) trên biển Hoàng Hải.
Các tàu chiến Triều Tiên dồn dập pháo kích đảo Yeongpyeong của Hàn Quốc ở gần biên giới trên biển Hoàng Hải vào cuối năm 2010. Đây là diễn biến nghiêm trọng nhất trên bán đảo Triều Tiên kể từ sau cuộc chiến hồi thập niên 1950.
Trước đó, một tàu của hải quân Hàn Quốc là tàu hộ tống Cheonan bị đánh chìm vào tháng 3/2010. Hàn Quốc cáo buộc Triều Tiên là thủ phạm đánh đắm tàu của họ, nhưng miền Bắc luôn phủ nhận sự liên quan.
Trong số những hành động khiêu khích quân sự cường độ thấp, "ngoại giao pháo hạm" là phương án mà Triều Tiên ưa chuộng nhất. Tàu tuần tra của hải quân Triều Tiên đã nhiều lần vượt qua NLL, đặc biệt mỗi khi Hàn - Mỹ sắp tổ chức tập trận, và chạm trán trực tiếp với hải quân Hàn Quốc trên biển Hoàng Hải. Điển hình như các sự cố vào tháng 6/1999, tháng 6/2002 và tháng 11/2009.
Trong hai lần đụng độ đầu tiên, các tàu Triều Tiên không phải chỉ trang bị duy nhất những khẩu pháo mà còn có tên lửa hành trình chống hạm. Hải quân Hàn Quốc từng phát hiện một số tên lửa hành trình Silkworm mà Triều Tiên triển khai dọc bờ, gần hiện trường đụng độ. Những diễn biến leo thang như vậy buộc Hàn Quốc thay đổi cách đối phó với tàu chiến Triều Tiên, chuyển sang chế độ chống tên lửa (dù sự lo ngại này may mắn không xảy ra).
Kim Jong Un giám sát một cuộc tập trận của lực lượng hải quân. Ảnh: Reuters
Tuy các tên lửa mà Triều Tiên sử dụng vào thời điểm đó đều lỗi thời so với ngày nay (Hàn Quốc có thể tiêu diệt các tên lửa này dễ dàng), Hàn Quốc hiển nhiên chưa chuẩn bị tâm lý cho một trận hải chiến leo thang sử dụng vũ khí hạng nặng, và nếu tình hình xấu hơn thì có thể vượt ngoài tầm kiểm soát. Do vậy, những nỗ lực hiện đại hóa hải quân của Triều Tiên trong thời gian gần đây là không thể xem thường.
Mới đây, Bình Nhưỡng vừa "khoe" một tên lửa hành trình mới, mà giới quan sát cho là bản sao của tên lửa Kh-35 của Nga, trang bị cho tàu tấn công có khả năng tàng hình lớp Nongo. Nếu Triều Tiên phát triển tên lửa mới dựa trên Kh-35 thì nó có phạm vi hoạt động khoảng 130 km, đe dọa các tàu chiến của Hàn Quốc, đặc biệt là các tàu xung quanh biên giới trên biển Hoàng Hải.
Các tên lửa Kh-35 có tốc độ hạ âm, bay ở độ cao thấp và hệ thống đối phó điện tử tinh vi nên khó bị đánh chặn. Giá trị mỗi tên lửa Kh-35 chỉ khoảng 500.000 USD (so với các tên lửa của Hàn Quốc trị giá 1,2 triệu hoặc 2,25 triệu USD), nên quân đội Triều Tiên có thể sở hữu nhiều tên lửa mới để trang bị cho các tàu của mình hơn.
Xác tàu Cheonan của Hàn Quốc bị đánh chìm trên biển Hoàng Hải vào tháng 3/2010. Triều Tiên phủ nhận sự liên quan đến vụ việc. Ảnh: Yonhap
Dưới sự bảo vệ của "chiếc ô hạt nhân", cùng với đó là những dãy tên lửa hành trình có khả năng tấn công và phòng vệ, Triều Tiên hoàn toàn có thể phát động một cuộc chiến trên biển. Gần đây, nước này chú trọng phát triển đội tàu tấn công cao tốc Kong Bang để tăng cường số lượng tàu hoạt động trên biển Hoàng Hải, từ đó nâng cao khả năng tấn công bất ngờ.
Điểm quan trọng cuối cùng trong sức mạnh hải quân Triều Tiên là đội tên lửa răn đe chiến lược trên biển. Tháng 1 vừa qua, nguồn tin tình báo Hàn Quốc cho biết Triều Tiên đã thử nghiệm phóng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm. Những diễn biến này cho thấy Triều Tiên đang chuẩn bị cho một trận chiến chống tàu ngầm.
Kịch bản có thể xảy ra là, một tàu ngầm chở tên lửa sẽ ẩn mình trong đội tàu ngầm hoạt động phía đông bờ biển Triều Tiên. Nếu chiến tranh xảy ra, tàu này sẽ lặng lẽ đến địa điểm lên kế hoạch, vốn gần với bờ biển và nằm trong vùng bảo vệ của hệ thống phòng không, và sẵn sàng tấn công.
Theo Tri Thức
Trung Quốc nghiên cứu máy bay ném bom mới bán kính 7.500 dặm Anh "Gấu" Bắc Cực liên tiếp hành động, "Thiên nga trắng" sống lại; Mỹ không chiếm ưu thế, trong khi Trung Quốc đang phát triển máy bay ném bom mới dựa trên Y-20. Tờ "Tuyền Châu vãn báo" Trung Quốc ngày 25 tháng 2 đăng bài viết "Báo chí nước ngoài: Trung Quốc nghiên cứu máy bay ném bom mới, bán kính bay lớn...