Tàu sân bay Mỹ vượt eo biển Hormuz
Hàng không mẫu hạm USS Abraham Lincoln của Mỹ đã vượt eo biển Hormuz, gần bờ biển Iran, lần thứ 2 trong vài tuần gần đây.
Các máy bay chiến đấu đậu trên tàu sân bay USS Abraham Lincoln ngày 14/2.
Một nguồn tin cho biết một tàu tuần tra của Iran có lúc đã chạy cách tàu sân bay Mỹ chỉ khoảng hơn 3km. USS Abraham Lincoln được hộ tống bởi một tàu tuần dương và một tàu khu trục của Mỹ.
Các quan chức Iran gần đây đã đe doạ đóng cửa eo biển, nơi 20% lượng dầu xuất khẩu của thế giới đi qua, trong cuộc tranh cãi về các biện pháp cấm vận buôn bán dầu mỏ.
Video đang HOT
Phía Mỹ thì khẳng định sẽ luôn giữ cho tuyến đường biển huyết mạch này mở cửa.
Ở điểm hẹp nhất, eo biển Hormuz chỉ rộng khoảng 40km. Trước đó, hải quân Mỹ cho hay tàu tuần tra của Iran đã chạy gần USS Abraham Lincoln chỉ chưa đầy một 1km, nhưng sau đó họ đính chính lại là hơn 3km.
Trong khi đi qua điểm hẹp nhất của eo biển, tất cả các máy bay chiến đấu đều đậu trên USS Abraham Lincoln nhưng các trực thăng của hải quân Mỹ đã bay lượn bên trên tàu sân bay.
Rõ ràng đây là một hoạt động được lên kế hoạch cẩn thận và thuỷ thủ đoàn hài lòng khi vượt qua đoạn khó khăn nhất của cuộc trình mà không gặp phải sự cố nào.
Một tàu chiến của Pháp và các tàu của hải quân Anh đã tháp tùng USS Abraham Lincoln trong chuyến hành trình qua eo biển Hormuz hồi tháng trước.
Ngoài việc đảm bảo rằng eo biển chiến lược vẫn mở cửa, USS Abraham Lincoln còn có sứ mệnh trợ giúp các hoạt động tại Afghanistan.
Hồi tháng trước, EU đã cấm nhập khẩu dầu mỏ từ Iran giữa những lo ngại về chương trình hạt nhân của nước này. Cả Mỹ và EU đều hối thúc các quốc gia khắp thế giới ngừng nhập khẩu dầu mỏ của Cộng hoà Hồi giáo.
Theo Dân Trí
Hải quân Iran nhận hai tàu ngầm tàng hình
Hai tàu ngầm lớp Ghadir chạy bằng động cơ điện diesel vừa được hải quân Iran tiếp nhận nhằm tăng khả năng chiến đấu của quân chủng này.
Tàu ngầm lớp Ghadir của Iran. Ảnh: AFP
Hãng IRNA của quốc gia Hồi giáo dẫn lời Tư lệnh Hải quân, thiếu tướng Habibollah Sayyari, cho hay các tàu ngầm này được chế tạo và trang bị vũ khí bởi các nhà sản xuất nội địa.
Các tàu ngầm lớp Ghadir có trọng lượng 120 tấn và khả năng cơ động cao, đặc biệt phù hợp cho những nhiệm vụ tại các vùng biển nông. Các tàu ngầm này được trang bị ít nhất hai ống ngư lôi và các tính năng đặc biệt của công nghệ tàng hình.
Với sự bổ sung của hai tàu ngầm mới này, số lượng tàu ngầm lớp Ghadir trong biên chế của hải quân Iran hiện là 16 chiếc. Chiếc đầu tiên của lớp tàu ngầm này bắt đầu hoạt động từ năm 2007.
Loại tàu ngầm hạng nhẹ này vốn được cho là do Iran thiết kế dựa trên các tàu ngầm lớp Yono của Triều Tiên. Ngoài các tàu ngầm lớp Ghadir, hải quân Iran còn có 3 tàu ngầm lớp Kilo do Liên Xô cũ sản xuất, cùng một tàu ngầm Nahang được chế tạo trong nước.
Iran trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý của dư luận trong thời gian qua, đặc biệt sau khi nước này tổ chức cuộc tập trận hải quân mang tên Velayat 90 và đe dọa đóng cửa eo biển Hormuz nếu phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt lên ngành tài chính cũng như dầu mỏ của quốc gia Hồi giáo. Bất chấp những lời đe dọa này, Mỹ cho hay sẽ duy trì sự hiện diện hải quân ở "vùng biển nóng", trong khi Israel thậm chí đã tính đến một kịch bản về hành động quân sự nhằm vào Iran.
Theo VNExpress
Iran dọa sẽ tấn công những nước dung túng kẻ thù Tại Tehran, Phó tư lệnh Lực lượng Cận vệ Cách mạng Iran tuyên bố với hãng tin bán chính thức Fars rằng Iran sẽ tấn công bất kỳ nước nào cho "các kẻ thù" của quốc gia Hồi giáo này sử dụng lãnh thổ để mở các cuộc tấn công nhằm vào Iran. Quân đội Iran Thông tin kể trên vừa được hãng...