Tàu sân bay Mỹ uy hiếp Trung Quốc ở Biển Đông
Khi Trung Quốc và Philippines đang tranh chấp căng thẳng tại bãi Cỏ Mâytrên Biển Đông, tàu sân bay Mỹ USS Nimitz lại diễn tập ở gần khu vực này khiến Trung Quốc lo lắng.
Từ ngày 21/5-23/5, tàu sân bay USS Nimitz đã có đợt diễn tập tại Biển Đông khu vực sát với Philippines, mục đích của lần diễn tập này là bảo vệ an ninh trên biển, yểm hộ giữ đảo.
Báo chí Trung Quốc cho rằng, Mỹ có ý “ uy hiếp” các tàu Trung Quốc đang hoạt động tại vùng biển gần bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam hiện đang bị Phillipines chiếm đóng phi pháp.
Các máy bay được trang bị trên tàu sân bay USS Nimitz.
Chuẩn bị cho cuộc diễn tập.
Tàu sân bay USS Nimitz (CVN 68) thuộc Hạm đội 7 Hải quân Mỹ. Hồm 15/5, tàu này đã phối hợp tập trận chung với hạm đội của Hàn Quốc và Nhật Bản tại biển Hoa Đông. Sau khi kết thúc đợt tập trận này, hành tung của USS Nimitz khá bí ấn.
Video đang HOT
Các chiến đấu cơ cảu Mỹ có nhiều lần cất cánh tại tàu USS Nimitz trên Biển Đông.
Nhưng đến ngày 22/5, trên trang mạng của hải quân Mỹ đăng tải một bức hình cho thấy đại sứ Mỹ tại Singapore David Adelman bay tới tàu Nimitz với dòng ghi chú “Biển Đông, trên tàu sân bay”. Vậy là sau khi kết thúc tập trận với Hàn Quốc và Nhật Bản, tàu US Nimitz đã đến Biển Đông.
Các máy bay trên tàu USS Nimitz.
Cũng trong ngày 22/5, Hải quân Mỹ lại đăng tải tiếp hình ảnh máy bay E-2C cất cánh từ tàu sân bay Nimitz, thực hiện nhiệm vụ diễn tập. Ngay sau đó, phía Mỹ lại đăng tải hai hình ảnh chiến đấu cơ F/A-18 cất cánh từ tàu sân bay này, và cũng chú thích là trên tàu Nimitz tại Biển Đông.
Black Knights 154 cất cánh trên Biển Đông.
Báo giới Trung Quốc phân tích rằng, rất hiếm khi quân đội Mỹ lại tiết lộ vị trí tàu sân bay USS Nimitz cho báo chí nhiều như vậy. Tờ Thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc trích dẫn một nguồn tin cho biết: “Mỹ thường không muốn tiết lộ với nước khác về vị trí tàu Mỹ đang hoạt động, đặc biệt là các tàu ở khu vực biển Đông. Hơn nữa, khi Đài Loan và Philippines đang căng thẳng về vụ ngư dân Đài Loan bị bắn chết, Trung Quốc và Philippines đang căng thẳng tại bãi Cỏ Mây, thì hành động này của Mỹ có thể hiểu là uy hiếp các tàu của Trung Quốc tại khu vực tranh chấp với Philippines”.
Trực thăng MH-60S Sea Hawk hạ cánh xuống tàu Nimitz.
Tờ Thời báo Hoàn Cầu phân tích, việc tàu USS Nimitz diễn tập tại Biển Đông lần này thể hiện rằng Mỹ muốn “tăng cường hợp tác hải quân với các nước Đông Nam Á, thể hiện quyết tâm bảo vệ lợi ích của các nước đồng minh”. Mặt khác, điều này cũng có quan hệ trực tiếp đến cục diện tại Biển Đông hiện nay.
Luyện tập với súng M240 ở đuôi tàu.
Tờ báo trích dẫn lời một nhà phân tích rằng: “Tàu sân bay này đã hoạt động tại khu vực mà Philippines gọi là biển Tây Philippines, hơn nữa, sau khi vào khu vực này, máy bay do thám E-2C thường xuyên cất cánh, một mặt là luyện tập, mặt khác lại là do thám các hoạt động của tàu Trung Quốc và Đài Loan tại vùng biển này. Theo thông tin hiện có, thì tàu Mỹ thực hiện việc bảo vệ tàu vận tải, chi viện trên không và trên biển cho việc giữ đảo, tấn công chống tàu, đây rõ ràng thể hiện ý đồ bảo vệ Philippines của Mỹ”.
Theo vietbao
Nhật tuyên bố: Tàu ngầm Trung Quốc "chạy đâu cho khỏi nắng"
Tiếp theo vụ Nhật phát hiện tàu ngầm "lạ" hoạt động tại khu vực tiếp giáp phía nam đảo Kumi - Okinawa ngày 13 vừa qua, Bộ Quốc phòng Nhật Bản lại tuyên bố phát hiện thêm 1 tàu ngầm không rõ quốc tịch đang hành trình tại khu vực tiếp giáp ở Minamidaito, phía nam Okinawa.
Cùng giống như vụ ngày 13, tuy Bộ quốc phòng Nhật không công bố quốc tịch của tàu ngầm này nhưng các phương tiện truyền thông Nhật Bản vẫn tìm cách xác định được tàu ngầm này là của hải quân Trung Quốc.
Hãng tin Nhật Bản Kyodo News ngày 19/05 cho biết, Bộ Quốc phòng nước này tuyên bố, một chiếc máy bay trinh sát chống ngầm P-3C Orion của lực lượng tự vệ trên biển nước này đã phát hiện 1 tàu ngầm đang lặng lẽ di chuyển ở khu vực tiếp giáp Minamidaito, phía nam Okinawa lúc rạng sáng ngày 19/05, một quan chức Chính phủ Nhật Bản giấu tên cho biết, đó là tàu ngầm Trung Quốc.
Đây không phải là lần đầu tiên các phương tiện truyền thông Nhật Bản lên tiếng khẳng định tàu ngầm Trung Quốc tiến vào vùng tiếp giáp với lãnh hải Nhật Bản. Chuyên gia luật quân sự Trung Quốc Hình Quảng Mai trả lời phỏng vấn của "Thời báo Hoàn Cầu" cho biết: Minamidaito nằm ở trên biển Thái Bình Dương, cách Okinawa 400 hải lý về phía đông, đây là khu vực mà tàu bè (bao gồm cả tàu ngầm) và máy bay các nước được phép hoạt động.
Lực lượng máy bay trinh sát chống ngầm P-3C của Nhật rất mạnh
Vị chuyên gia này còn lớn tiếng: Từ vị trí địa lý của Minamidaito, xác định Trung Quốc không phải là nước nằm gần nhất, hơn nữa Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng không xác định được quốc tịch của tàu ngầm này. Vì vậy, cái gọi là "Sự uy hiếp của tàu ngầm Trung Quốc" chỉ là luận điệu thù địch nhằm hạ thấp uy tín của Trung Quốc.
Tuy vậy, bà Hình Quảng Mai cũng phải công nhận, sự việc Nhật Bản liên tiếp phát hiện hoạt động của tàu ngầm chứng tỏ khả năng chống ngầm của họ thật đáng nể, đây quả thực là sự uy hiếp rất lớn đối với các tàu ngầm Trung Quốc, hải quân cần thực sự coi trọng vấn đề này.
Bà Hình Quảng Mai còn nhấn mạnh, tuy Trung Quốc có bờ biển tương đối dài nhưng thực sự gặp bất lợi về vị trí địa lý. Dường như tất cả các luồng đường quan trọng ra Thái Bình Dương đều bị các nước láng giềng kiểm soát.
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp 094 (lớp Tấn) của Trung Quốc
Ví dụ như có hành trình bình thường ra Thái Bình Dương cũng bị Nhật Bản rêu rao là "Trung Quốc uy hiếp luận", mượn cớ để tăng cường quân lực, sửa đổi Hiến pháp để trở thành một cường quốc quân sự như các nước khác. Nếu Nhật Bản cứ làm như vậy, mối quan hệ giữa hai nước sẽ càng ngày càng xấu đi.
Về vấn đề này, các phương tiện truyền thông Nhật Bản cho biết, tàu ngầm Trung Quốc tuy mạnh nhưng lực lượng săn ngầm của Nhật còn mạnh hơn nhiều. Nếu tàu ngầm Trung Quốc hoạt động bình thường thì không vấn đề gì, chỉ cần "có ý đồ bất chính" thì sẽ "chạy đâu cho khỏi nắng"?
Theo Dantri
Cỗ máy săn hành tinh của NASA bị hỏng Kính viễn vọng săn hành tinh Kepler của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã bị hỏng do mất 2 bánh điều khiển phương hướng trong không gian. Nếu sự cố này không sửa chữa được, thì Kepler sẽ không thể tìm kiếm được các ngoại hành tinh, hành tinh bên ngoài hệ mặt trời của chúng ta, được nữa. Kepler...