Tàu sân bay Mỹ “không ngán” đi vào tầm bắn tên lửa TQ
Hải quân Mỹ hiện nay không ngần ngại điều tàu sân bay chiến đấu ngay trong tầm ngắm tên lửa đạn đạo Trung Quốc, để khẳng định mục đích chiến lược.
Tàu sân bay Mỹ và chiến đấu cơ F/A-18 Hornet.
Theo Business Insider, đây là lời khẳng định của Tư lệnh Hải quân Mỹ, Đô đốc John Richardson tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CISS).
Đô đốc Richardson nói hải quân Mỹ không còn nhắc đến chiến lược Chống tiếp cận và xâm nhập khu vực (A2/AD). Đây chiến lược phòng thủ, tập trung vào năng lực tấn công bằng tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo để ngăn không cho lực lượng quân sự đối phương tiếp cận khu vực cụ thể.
“Để đảm rõ ràng và chính xác… Chúng tôi không còn sử dụng thuật ngữ A2/AD… Chúng tôi phải làm tốt hơn thế”, ông Richardson.
Thuật ngữ này đã trở nên phổ biến trong khoảng 2 thập kỷ trở lại đây và trở thành nền móng trong các kịch bản chiến tranh. A2/AD được sử dụng rộng rãi và áp dụng đến mức vô nghĩa, Đô đốc Mỹ nói thêm.
Nhiều lần trong quá khứ, hải quân Mỹ đã nhấn mạnh vũ khí tầm xa do các quốc gia đối đầu như Nga và Trung Quốc phát triển không phải là tất cả trong một trận chiến hải quân
“Tên lửa đạn đạo được mệnh danh “sát thủ diệt hạm” của Trung Quốc có tầm bắn vượt xa tầm bay của chiến đấu cơ trên tàu sân bay Mỹ không có nghĩa là Washington không dám đưa tàu chiến vào trong phạm vi đó”, ông Richardson nói
Video đang HOT
Theo Đô đốc Mỹ, việc gọi A2/AD là “vùng bất khả xâm phạm mà chỉ có một lực lượng có thể xâm nhập lúc xảy ra xung đột” là không chính xác. A2/AD chỉ là khái niệm mang ý nghĩa mong muốn chứ không phải là “chuyện đã xảy ra rồi”. A2/AD thường được mô tả với vòng cung màu đỏ, mở rộng ra ngoài bờ biển mà lực lượng quân sự bước qua ranh giới này sẽ phải “đối mặt với sự hủy diệt nhất định”.
Tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D của quân đội Trung Quốc.
Nhưng đây chỉ là tin đồn không hơn không kém. “Thực tế phức tạp hơn lý thuyết nhiều, rất khó để A2/AD có thể được duy trì. Điều này đòi hỏi hoàn thành một chuỗi các vấn đề phức tạp và mối đe dọa của A2/AD không phải là không thể vượt qua được”, ông Richardson nói.
“Chúng tôi sẽ chiến đấu trong khu vực phòng thủ đó, dù mối đe dọa như thế nào đi chăng nữa. Chúng tôi sẽ làm như vậy”, ông Richardson nói.
Do đó, trong khi Nga và Trung Quốc ráo riết phát triển tên lửa và radar và đưa ra các con số thể hiện sức mạnh trên giấy, thực tế mọi chuyện phức tạp hơn nhiều, Mỹ có lực lượng quân đội chiến đấu với kinh nghiệm ở mức cao nhất.
“Kẻ thù tiềm tàng hiện diện ở các khu vực có đặc điểm địa lý khác nhau, trên đảo, trên núi, địa điểm chiến lược hay các dòng hải lưu”, ông Richardson nói và không phải lúc nào cũng đơn giản hóa bằng cách gọi là khu vực A2/AD.
“Hải quân Mỹ sẵn sàng đi đến bất cứ nơi đâu, bất kỳ lúc nào và sẽ đóng quân ở đó cho đến khi cần thiết, theo lời kêu gọi của các nhà lãnh đạo để khẳng định tầm ảnh hưởng chiến lược”, ông Richardson kết luận.
Theo Đăng Nguyễn – Business Insider (Dân Việt)
Nếu phe phát xít thắng, Địa Trung Hải có thể bị tát cạn
Tát cạn Địa Trung Hải để nối liền châu Phi và châu Âu là một trong những kế hoạch đầy tham vọng của Đức Quốc xã.
Địa Trung Hải bị tát cạn một phần để xây đập (ảnh minh họa)
Năm nay, Amazon Studios sẽ phát hành phần 2 loạt phim giả tưởng The Man in the High Castle, mô tả thế giới sau khi bị phe Phát xít thôn tính. Trong phim, Mỹ bị chia làm ba cho Nhật và Đức cùng một vùng trung lập. Trên thực tế Đức Quốc xã không mơ xa tới vậy, nhưng dự án tát cạn Địa Trung Hải là có thực.
Kế hoạch này là của kiến trúc sư Đức Herman Srgel. Srgel bày tỏ tham vọng kết nối châu Âu và châu Phi thành một siêu lục địa trong cuốn sách "The Panropa Project, Lowering the Mediterranean, Irrigating the Sahara" năm 1929 và dự án Atlantropa sau này. Cho tới lúc qua đời năm 1952, Srgel liên tục ra các tài liệu nghiên cứu về chủ đề này, hiện vẫn đang được lưu trữ trong Bảo tàng Đức (Munich)
Cụ thể, Srgel dự kiến xây ba đập khổng lồ với kiến trúc thượng tầng hiện đại như đập Tam Hiệp của Trung Quốc. Đập lớn nhất nằm giữa Tây Ban Nha và Morocco, tách Địa Trung Hải khỏi Đại Tây Dương. Con đập thứ hai chặn ở Biển Đen, cuối cùng là đập cắt đôi Địa Trung Hải nằm giữa Sicilia và Tunisia.
Nơi dự kiến xây đập ngăn cách hai đại dương
Có nhiều sông đổ ra Địa Trung Hải, nhưng chủ yếu từ Đại Tây Dương, nên việc hạ thấp mực nước không hề khó khăn sau khi xây con đập đầu tiên.
Srgel và những người ủng hộ cho rằng Atlantropa đem lại nhiều lợi ích như cung cấp thủy điện cho toàn châu Âu, tạo điều kiện phát triển nông nghiệp quanh bờ biển và mở rộng không gian cho các quốc gia châu Âu.
Ngoài ra, dự án Atlantropa được kỳ vọng đem lại công ăn việc làm, giảm thất nghiệp, bắt buộc các quốc gia phải hợp tác do quy mô dự án lớn, còn năng lượng giá rẻ sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đem lại tương lai tươi sáng trong thời kỳ Thế chiến tăm tối.
Kiến trúc sư Sorgel
Kế hoạch được dân chúng Đức ủng hộ nhiệt liệt, nhưng mãi chưa thành sự thật. Srgel đã trình kế hoạch lên Quốc xã, nhưng chính phủ này lại lựa chọn kế hoạch xâm chiếm các nước láng giềng.
Sau khi quân Đồng minh chiến thắng, các nước cũng để ý tới dự án của Srgel nhưng nhanh chóng từ bỏ vì nghĩ rằng nó không khả thi trong thời kỳ châu Âu đang cần xây dựng lại.
Trong khi đó, viện Atlantropa vẫn tồn tại cho tới năm 1960 mới giải thể. Có nhiều ý kiến cho rằng nếu phe phát xít có chính sách khác thì có lẽ kế hoạch của Srgel đã thành hiện thực.
Tiểu thuyết The Flying Station của nhà văn Grigory Grebnev cũng hình dung ra viễn cảnh Liên Xô lựa chọn xây đập để phục hồi châu Âu, và phe phát xít sẽ có đường tẩu thoát, quay lại phá hủy đập và giành lại quyền lực. Đây cũng là niềm an ủi cho Srgel, nhưng giấc mơ của ông sẽ mãi chỉ nằm trên giấy.
Theo Mẫn Di - AtlasObscura (Dân Việt)
Dấu hiệu Nga đang chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân Nga đã bắt đầu các biện pháp chuẩn bị cần thiết cho người dân trong một cuộc chiến tranh hạt nhân tiềm tàng với phương Tây vì căng thẳng leo thang. Tổng thống Nga Vladimir Putin. Theo Mirror, gần đây, truyền thông và quan chức Nga cáo buộc Mỹ muốn mở đợt tấn công nhằm vào lãnh thổ nước này vì hành động...