Tàu sân bay Mỹ diễn tập gần biển Đông
Philippines chuẩn bị các phương án hành động sau khi có phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực.
Báo New York Times đưa tin hải quân Mỹ đã điều động hai tàu sân bay USS John C. Stennis và USS Ronald Reagan cùng nhiều tàu hộ tống đến diễn tập quân sự tại vùng biển phía tây Thái Bình Dương hôm 19-6.
Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ thông báo vị trí diễn tập thuộc bờ biển phía đông của Philippines gần biển Đông. Tham gia diễn tập có 12.000 thủy thủ, 140 máy bay và sáu tàu chiến.
Phó đô đốc John D. Alexander thông báo: “Chúng tôi phải tận dụng cơ hội này để thực tập các kỹ thuật tác chiến cần cho các chiến dịch hàng hải hiện đại”.
Báo New York Times dẫn nguồn từ một quan chức Mỹ (giấu tên) cho biết trước nay chưa từng xảy ra một cuộc diễn tập như thế.
Thông cáo của hạm đội Thái Bình Dương khẳng định: “Với tư cách là một quốc gia Thái Bình Dương và là thủ lĩnh khu vực Thái Bình Dương, Mỹ có quyền lợi quốc gia trong việc duy trì an ninh, thịnh vượng và giải pháp hòa bình cho các xung đột, hoạt động thương mại không bị cản trở, tôn trọng tự do hàng hải và hàng không trên toàn khu vực Ấn Độ Dương và châu Á-Thái Bình Dương”.
Tàu sân bay USS John C. Stennis. Ảnh: HẢI QUÂN MỸ
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Philippines Peter Galvez tuyên bố cuộc diễn tập đã chứng minh Mỹ kiên quyết trong việc thực hiện cam kết bảo vệ Philippines.
Video đang HOT
Trước đó, tàu sân bay USS John C. Stennis đã tham gia cuộc tập trận Mỹ-Ấn Độ-Nhật ở Tây Thái Bình Dương và biển Đông.
Báo New York Times nhận định cuộc diễn tập của hai tàu sân bay Mỹ nhằm khẳng định sức mạnh trước khi Tòa Trọng tài thường trực công bố phán quyết về vụ Philippines kiện “đường chín đoạn” của Trung Quốc (TQ).
Trong khi đó, báo Wall Street Journal đã đăng bài viết ghi nhận TQ đang tìm cách tranh thủ các nước nhỏ để phản đối phán quyết trọng tài.
Theo báo, TQ khoe khoang có 60 quốc gia ủng hộ TQ phản đối phán quyết trọng tài, ví dụ như vương quốc Lesotho (châu Phi). Tuy nhiên, thực sự chỉ có tám nước ủng hộ TQ.
Báo đưa tin TQ không công bố danh sách chính thức nhưng hồi tháng 5, Bộ Ngoại giao TQ tuyên bố có tổng cộng hơn 40 quốc gia ủng hộ Bắc Kinh. Vào tuần trước, báo chí TQ khẳng định con số này đã tăng lên 60 nước.
Có năm nước đã chính thức lên tiếng phủ nhận ủng hộ Bắc Kinh, trong đó có hai nước thành viên Liên minh châu Âu là Ba Lan và Slovenia.
Nga là cường quốc duy nhất trong danh sách 60 nước TQ khoe đã ủng hộ TQ.
Thật ra Nga chỉ đồng ý không quốc tế hóa tranh chấp ở biển Đông chứ không bày tỏ ủng hộ Bắc Kinh phản đối phán quyết trọng tài.
Từ danh sách các nước nhỏ ủng hộ TQ, Bắc Kinh bị cho là quốc tế hóa vụ tranh chấp.
TS Euan Graham ở Viện Nghiên cứu Lowy (Úc) nói: “Điều này giống như một liên minh lập lờ, hoặc đơn giản là không biết sự việc”.
Báo Wall Street Journal nhận định điều này cho thấy Bắc Kinh đang lo ngại phán quyết trọng tài khiến họ bị cô lập.
Báo Manila Bulletin (Philippines) đưa tin Bộ Ngoại giao Philippines đang chuẩn bị các phương án hành động để chính phủ mới của Tổng thống đắc cử Rodrigo Duterte có thể thực hiện ngay sau khi có phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực. Dự kiến Tòa Trọng tài thường trực sẽ công bố phán quyết không trễ hơn ngày 7-7 tới. Bộ Ngoại giao Philippines đã thành lập một tổ hoạch định chiến lược nhằm xử lý các vấn đề sau khi có phán quyết trọng tài. Tổ này do Thứ trưởng Ngoại giao Dennis Lepana đứng đầu, họp hằng ngày tại Bộ Ngoại giao. Ngoài biển Đông, tổ này cũng phụ trách điều phối với ủy ban quá độ về chính sách ngoại giao của chính phủ mãn nhiệm. Tổ đang tìm người phụ trách đàm phán với TQ sau khi có phán quyết trọng tài.
KHÔI VIỆT – TNL
Theo NTD
Mỹ cảnh báo Trung Quốc trước phán quyết của tòa quốc tế về biển Đông
Mỹ cảnh báo Trung Quốc có nguy cơ tự làm tổn hại "nghiêm trọng" danh tiếng của mình nếu nước này lờ đi phát quyết của tòa án quốc tế về biển Đông.
Tòa Trọng tài Thường trực tại The Hague (Hà Lan) dự kiến sẽ đưa ra phán quyết trong những tuần sắp tới về vụ kiện chống lại các tuyên bố chủ quyền vô lý của Trung Quốc ở biển Đông do Philippines đệ trình.
Phán quyết này được cho là sẽ có lợi cho Philippines và có khả năng sẽ khiến căng thẳng khu vực gia tăng đáng kể bởi Trung Quốc mặc dù đã ký kết Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982 nhưng lại từ chối thẩm quyền của tòa án đối với vụ kiện.
Phát biểu trong phiên điều trần của Hạ viện Mỹ ngày 28-4, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken cho rằng Trung Quốc "không thể nào có được cả hai lựa chọn" bằng cách vừa là một bên của UNCLOS 1982 mà lại vừa từ chối các quy định của công ước này, gồm cả "tính ràng buộc của bất kỳ quyết định nào từ tòa trọng tài".
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken. Ảnh: WASHINGTON TIMES
"Trung Quốc phải đưa ra quyết định. Nếu phớt lờ phán quyết, nước này có nguy cơ tự làm tổn hại nghiêm trọng danh tiếng của mình, tiếp tục xa lánh các nước trong khu vực và đẩy các quốc gia này tiến gần hơn với Mỹ" - ông Blinken nhấn mạnh.
Theo Reuters, Washington đã tích cực thuyết phục các quốc gia rằng phán quyết của tòa trọng tài dự kiến được đưa ra vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6 mang tính ràng buộc. Trước đây, tòa trọng tài thường trực không có quyền hạn và phán quyết của tòa thường bị bỏ qua.
Ông Blinken cho biết Mỹ đã tích cực trong việc thúc đẩy ASEAN trở thành một tổ chức "lớn mạnh hơn so với số lượng" nhằm đối phó các vấn đề khó khăn như biển Đông.
Vị thứ trưởng ngoại giao Mỹ cũng nhắc tới Hội nghị thượng đỉnh hồi tháng 2 năm nay khi Tổng thống Mỹ Barack Obama và lãnh đạo các nước ASEAN nhất trí các tranh chấp lãnh thổ nên được giải quyết một cách hòa bình và thông qua con đường pháp lý.
"Chúng tôi đang trông đợi ASEAN, như trong hội nghị gần đây nhất, thể hiện sự ủng hộ đối với các nguyên tắc cơ bản và chúng tôi muốn thấy điều đó khi phán quyết của tòa trọng tài được đưa ra" - ông Blinken nói.
BẢO ANH
Theo_PLO
Quan chức Ngoại giao Anh nói về biển Đông, "chọc giận" Trung Quốc Trung Quốc đã tỏ thái độ giận dữ sau khi một quan chức của Bộ Ngoại giao Anh tuyên bố rằng phán quyết sắp tới của tòa trọng tài quốc tế về vụ Philippines kiện Trung Quốc về cái gọi là "đường lưỡi bò" phải có tính ràng buộc. Theo hãng tin Reuters ngày 20-4, Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Anh phụ...