Tàu sân bay Mỹ đến Biển Đông,Trung Quốc có thể rút khỏi UNCLOS
Mỹ đã điều động tàu sân bay và một số tàu chiến đến Biển Đông, trong khi học giả Đức nhận định Trung Quốc có thể cân nhắc rút khỏi UNCLOS.
Mỹ thực hiện cam kết đảm bảo tự do hàng hải khu vực
The Washington Post ngày 3/3 cho biết, tàu sân bay USS John C. Stennis được điều đến Biển Đông vào ngày 1/3. Hộ tống tàu sân bay này là tuần dương hạm USS Mobile Bay, khu trục hạm USS Stockdale và USS Chung-Hoon, theo ông Clay Doss, phát ngôn viên Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ.
Tàu sân bay Mỹ USS John C. Stennis ở phía bắc Biển Đông
Ông Doss cho hay đội tàu sân bay này tiến hành tuần tra định kỳ trên Biển Đông, nơi Trung Quốc trong những tuần gầy đây triển khai phi pháp chiến đấu cơ, lắp radar quân sự và tên lửa đất đối không ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Các chuyên gia quân sự nhận định Mỹ điều động tàu sân bay USS John C. Stennis đến Biển Đông rõ ràng là nhằm thách thức Trung Quốc.
Bên cạnh đội tàu sân bay USS John C. Stennis, tàu tuần dương USS Antietam của Mỹ (đồn trú tại Nhật Bản) cũng đang tham gia tuần tra Biển Đông, theo ông Doss. Tàu khu trục USS McCambell và tàu đổ bộ USS Ashland của Mỹ cũng vừa hoàn tất sứ mạng tuần tra Biển Đông hồi tuần rồi.
Trung Quốc có thể rút khỏi UNCLOS
Ở một diễn biến khác, Thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc ngày 3/3 đăng bài viết của Stefan Talmon, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Công pháp quốc tế, Đại học Bonn Đức bàn về ảnh hưởng từ vụ kiện Biển Đông của Philippines.
Video đang HOT
Bài viết đưa ra một quan điểm đáng chú ý là, nếu phán quyết sắp tới của Tòa Trọng tài Thường trực Liên Hợp Quốc gây bất lợi cho yêu sách “đường lưỡi bò” vô lý, bất hợp pháp của Trung Quốc thì Trung Quốc có thể cân nhắc rút khỏi Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).
Mặc dù không thể lấy việc rút khỏi UNCLOS làm lý do để hủy bỏ nghĩa vụ nước thành viên của Công ước, nhưng “trong tương lai Trung Quốc cũng sẽ tiếp tục không chấp nhận ràng buộc từ những yêu cầu tương tự của Việt Nam, Indonesia hoặc Malaysia trong vấn đề Biển Đông cũng như của Nhật Bản trong vấn đề Biển Hoa Đông”.
Theo bài viết, nếu rút khỏi Công ước, Trung Quốc vẫn có thể tiếp tục được hưởng hầu hết các điều kiện có lợi từ Công ước, bởi vì hầu hết các điều khoản của công ước này đều đã trở thành một bộ phận của “luật tâp quan quốc tế”.
Nếu rút khỏi Công ước, Trung Quốc sẽ không còn được hưởng ghế quan tòa ở Tòa án Luật Biển Quốc tế, không được tiếp tục cử đại diện đến Ủy ban ranh giới thềm lục địa, cũng không còn là nước thành viên của Cơ quan Quản lý đáy biển quốc tế.
Trung Quốc có thể căn cứ vào “luật tâp quan quốc tế” để chủ trương quyền lợi đối với khu vực ngoài thềm lục địa và tài nguyên ở đó, nhưng các công ty năng lượng của họ sẽ bị loại ra ngoài các hoạt động thăm dò và khai thác ở khu vực này (trừ phi họ được một nước thành viên công ước khác đăng ký và ủng hộ).
Trung Quốc cuối cùng có rút khỏi UNCLOS hay không sẽ tùy thuộc vào kết quả cân nhắc lợi-hại trên lĩnh vực tư pháp và chính trị.
Trong khi đó, ngày 3/3, trả lời câu hỏi của báo giới về việc liệu Việt Nam sẽ áp dụng những biện pháp mạnh mẽ hơn, trong đó có biện pháp pháp lý như Philippines đã làm, trước những hành động gây leo thang căng thẳng của Trung Quốc hay không, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình tuyên bố là quốc gia trực tiếp liên quan đến các tranh chấp ở Biển Đông, lập trường nhất quán của Việt Nam là ủng hộ việc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS.
“Việt Nam sẽ kiên quyết và kiên trì bảo vệ chủ quyền cũng như các quyền và lợi ích hợp pháp của mình ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc”, ông Bình nhấn mạnh.
An Nhiên (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Trung Quốc đơn độc trong cuộc chiến pháp lý ở Biển Đông
Yêu sách đường 9 đoạn của Trung Quốc hoàn toàn trái với UNCLOS khiến Bắc Kinh trở nên đơn độc và phi lý trong cuộc chiến pháp lý ở Biển Đông.
Đại diện đoàn Philippines trình bày luận điểm của họ tại phiên điều trần đầu tiên tại PCA. Ảnh: PCA
Ngày 29/10, Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) tại Hà Lan tuyên bố sẽ mở phiên xử tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông theo đơn kiện của Philippines. Trung Quốc và Philippines đều ký Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.
Theo PCA, họ có quyền tài phán đối với 7 trên 15 vấn đề Philippines đưa ra, trong đó Manila yêu cầu tòa coi đường 9 đoạn của Trung Quốc tuyên bố là bất hợp pháp, không phù hợp với UNCLOS. Nước này cũng yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hoạt động xâm phạm chủ quyền và quyền tài phán của Philippines theo Công ước.
Đơn độc và phi lý
Theo UNCLOS, các quốc gia ven biển có vùng lãnh hải 12 hải lý (22 km) từ đường cơ sở, tiếp đến là vùng tiếp giáp lãnh hải 12 hải lý cuối cùng là vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Trong phạm vi EEZ, các quốc gia ven biển có quyền khai thác duy nhất đối với tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản.
Đối với các quần đảo hình thành tự nhiên được bao quanh bởi đại dương và có chiều cao trên đỉnh thủy triều được công nhận vùng lãnh hải 12 hải lý. Đối với các đảo lớn có điều kiện tự nhiên để duy trì sự sống cho con người sẽ được tính thêm vùng EEZ 200 hải lý cho quốc gia có chủ quyền hợp pháp.
Với các đảo nhỏ cao hơn thủy triều nhưng không đủ điều kiện tự nhiên để duy trì sự sống cho con người chỉ được tính vùng lãnh hải 12 hải lý mà không có EEZ. Đối với các rạn san hô ngập dưới thủy triều không được công nhận vùng lãnh hải hay EEZ. Đảo nhân tạo hay các công trình tương tự không có lãnh hải và EEZ.
"Đường lưỡi bò" hay "đường 9 đoạn" phi pháp của Trung Quốc. Ảnh: UNCLOS
Tuy nhiên, Trung Quốc đã đưa ra yêu sách đường 9 đoạn bao trùm đến 80% diện tích Biển Đông và chồng lấn lên vùng EEZ của Việt Nam, Philippines, Indonesia, Brunei. Luật sư Francis Jardeleza, cố vấn pháp luật cho chính phủ Philippines trong vụ kiện với Trung Quốc từng nói với Globalnation Inquirer:"Bạn phải có đất trước khi có thể có quyền tiến ra biển. Bạn không thể chỉ có quyền trên biển mà không sở hữu đất đai".
Ông cho rằng, yêu sách đường 9 đoạn mà Trung Quốc đệ trình lên Liên Hợp Quốc năm 2009 hoàn toàn không có một cơ sở pháp lý nào, vì Bắc Kinh không có chủ quyền đối với đảo hay quần đảo nào trên Biển Đông đủ để có vùng EEZ bao trùm hết 80% diện tích.
Theo Global Security, đảo Hải Nam ở điểm cực nam của Trung Quốc là hòn đảo duy nhất của nước này ở Biển Đông đủ cơ sở để có EEZ theo UNCLOS. Tuy nhiên, khoảng cách từ đảo Hải Nam đến quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 230 hải lý. Khoảng cách đến quần đảo Trường Sa tới 585 hải lý. Do đó, Bắc Kinh không có cơ sở để đưa ra yêu sách về đường 9 đoạn bao trùm phần lớn Biển Đông.
Từ chối ra tòa vì đuối lý
Khi Manila khởi kiện, Bắc Kinh đã từ chối tham gia điều trần. Điều đó cho thấy Trung Quốc không đủ cơ sở pháp lý để biện hộ cho yêu sách phi lý của họ. Luật sư quốc tế Paul Reichler, người dẫn đầu đội tranh tụng của Philippines, nói với báo Rappler rằng: "Chúng tôi đã sẵn sàng để chứng minh sự vô lý của Trung Quốc trong yêu sách đường 9 đoạn".
Trong khi đó, Trung Quốc định sử dụng chiêu bài không tham gia điều trần nhằm phủ quyết bất kỳ phán quyết nào có lợi cho Philippines. Zha Daojiong, một nhà nghiên cứu chính trị tại Bắc Kinh cho biết, nếu không có sự tham gia của Trung Quốc, mọi phán quyết chỉ có thể là đơn phương.
Tuy nhiên, ngày 29/10, PCA tuyên bố, việc Trung Quốc không tham gia điều trần không ảnh hưởng đến thẩm quyền phán quyết của PCA đối với 7 điểm trong đơn kiện của Philippines theo UNCLOS. Tuyên bố của PCA đã giúp Philippines chiến thắng phiên điều trần đầu tiên.
Ngày 30/10, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân nói: "Chúng tôi sẽ không tham gia và không chấp nhận bất kỳ phán quyết nào của tòa án. Quyết định của tòa sẽ không ảnh hưởng đến chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc trên Biển Đông".
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc càng phơi bày sự phi lý của Bắc Kinh đối với yêu sách đường 9 đoạn. Bắc Kinh liên tục nhắc đi nhắc lại rằng, họ có chủ quyền đối với phần lớn Biển Đông, vậy tại sao họ không chứng minh điều đó với thế giới?
Theo Zing News
"Philippines đủ sức bảo vệ mình, nếu tòa không xử chỉ còn cách sắm vũ khí" Giữa lúc căng thẳng đang gia tăng trên Biển Đông, lực lượng vũ trang Philippines vẫn có thể bảo vệ đất nước khi cần. Luật sư Antonio Carpio, Thẩm phán Tòa án Tối cao Philippines. GMA News ngày 1/8 đưa tin, mặc dù một báo cáo của Bộ Quốc phòng Nhật Bản về tương quan lực lượng các bên yêu sách ở Biển...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bị bỏ quên trên xe đưa đón học sinh, bé trai 5 tuổi tử vong thương tâm ở Malaysia: Chia sẻ đẫm nước mắt của người bố

Xung quanh việc Mỹ đưa ra quyết định then chốt tăng cường sức mạnh không quân Ukraine - Kỳ cuối

Bầu cử Australia: Thủ tướng Anthony Albanese phát biểu mừng chiến thắng

Tại sao Trung Quốc có thể thắng trong cuộc chiến thương mại với Mỹ thời Trump?

Xung quanh việc Mỹ đưa ra quyết định then chốt tăng cường sức mạnh không quân Ukraine - Kỳ 1

Phó Tổng thống Mỹ nhận định về thời điểm kết thúc xung đột giữa Nga và Ukraine

Hàng loạt chính sách nhập cư của Tổng thống Trump bị tòa án Mỹ bác bỏ

Iran tái khẳng định quyền sở hữu chu trình nhiên liệu hạt nhân đầy đủ

OPEC+ nhất trí tăng sản lượng dầu trong tháng 6

Thủ tướng Yemen từ chức

Hamas đề xuất ngừng bắn 5 năm tại Gaza

Ấn Độ cấm nhập khẩu hàng hóa từ Pakistan
Có thể bạn quan tâm

"Sít rịt" Nam vương tình thế đảo ngược, nhan sắc hú hồn, chạy show mệt nghỉ
Sao châu á
16:26:59 04/05/2025
Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 4.5.2025
Trắc nghiệm
16:26:01 04/05/2025
Phương Mỹ Chi thi Em Xinh, RHYDER liền bị "réo", lộ quan hệ hậu The Voice Kids
Sao việt
16:22:46 04/05/2025
Sếp lớn Microsoft bất ngờ 'thú nhận' Windows 11 không tốt bằng Mac
Thế giới số
16:20:05 04/05/2025
Diễn biến sức khỏe tài xế liên quan vụ tai nạn giao thông làm bé gái ở Vĩnh Long tử vong
Pháp luật
16:15:37 04/05/2025
Đàn voi rừng đi trên đường ven hồ Trị An: 1 voi con lọt giếng chết
Tin nổi bật
16:12:43 04/05/2025
4 chất độc trong bữa ăn kích hoạt tế bào ung thư
Sức khỏe
16:05:24 04/05/2025
NSND Mỹ Uyên: 50 tuổi chưa kết hôn, vẫn run khi làm việc với Victor Vũ
Hậu trường phim
16:04:59 04/05/2025
5 phim 18+ Hàn Quốc hay nhất 5 năm qua: Diễn viên toàn "nữ hoàng cởi bạo", nội dung gắt hơn tát nước
Phim châu á
15:45:13 04/05/2025
Chu Thanh Huyền ngồi xế hộp bạc tỷ hậu drama, chứng minh 'ăn đứt' vợ bạn chồng
Netizen
15:16:05 04/05/2025