Tàu sân bay Mỹ áp sát bán đảo Triều Tiên: Chiến thuật của ông Trump
Nhóm tàu chiến do tàu sân bay USS Carl Vinson của Mỹ dẫn đầu vẫn ở cách bán đảo Triều Tiên tới hàng nghìn km và vẫn chưa di chuyển về phía bắc. Điều này có nghĩa là ít nhất hạm đội này chưa phải mối đe dọa với Triều Tiên, theo trang mạng Defense News.
Một tàu sân bay của Mỹ. (Ảnh: SCMP)
Defense News cho biết, theo bức ảnh mới nhất chụp hôm 15/4 do Hải quân Mỹ công bố, biên đội tàu chiến do USS Carl Vinson dẫn đầu vẫn đang ở eo biển Sunda của Indonesia, cách Singapore vài trăm km về phía nam.
Hạm đội này bắt đầu rời cảng ở Singapore từ hôm 8/4, thời điểm truyền thông thế giới dậy sóng với thông tin rằng Mỹ điều khẩn cấp nhóm tàu chiến tới bán đảo Triều Tiên trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẵn sàng tự giải quyết vấn đề Triều Tiên nếu cần thiết.
Tổng thống Trump đã điều nhóm tàu chiến đến sát bán đảo Triều Tiên trong một động thái được cho là nhằm cảnh báo Triều Tiên. Giới chức Mỹ nói rằng, Washingron để ngỏ mọi khả năng đối phó với Triều Tiên, trong đó không loại trừ biện pháp quân sự. Điều này làm dấy lên đồn đoán các tàu chiến trên của Mỹ có thể tiến hành ngay lập tức một vụ không kích nhằm vào Triều Tiên như sự kiện xảy ra gần đây ở Syria.
Tuy nhiên, theo Defence News, điều này này dường như không thể bởi hiện nhóm tàu này vẫn đang ở khu vực cách bán đảo Triều Tiên khoảng 5.600km. Chưa kể, tàu sân bay USS Carl Vinson dự kiến diễn tập trận chung với quân đội Australia trên Ấn Độ Dương.
Video đang HOT
Defence News cũng bác bỏ đồn đoán rằng hai tàu sân bay USS Ronald Reagan và USS Nimitz sẽ tham gia vào nhóm tàu tấn công do USS Carl Vinson dẫn đầu. USS Reagan hiện trong quá trình bảo dưỡng ở Nhật Bản, dự kiến hoàn thiện vào tháng 5 tới.
Chuyên gia về hải quân Li Jie tại Trung Quốc cho rằng, việc Lầu Năm Góc “úp mở” về việc triển khai nhóm tàu chiến này càng khiến tình hình ở bán đảo Triều Tiên leo thang căng thẳng. “Rõ ràng đây là một thủ thuật hăm dọa của chính quyền Tổng thống Trump nhằm buộc nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un phải dè chừng trước mối đe dọa từ tàu sân bay Mỹ. Tuy nhiên, tôi cho rằng đây không phải là một cách tốt để giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân ở bán đảo Triều Tiên bởi ông Kim Jong-un sẽ không lùi bước. Ông ấy muốn những cam kết từ Mỹ, Nga và Trung Quốc”.
Minh Phương
Theo SCMP
3 tàu sân bay hạt nhân Mỹ rầm rộ áp sát Triều Tiên
Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi Lầu Năm Góc đã tăng cường thêm 2 tàu sân bay hạt nhân lớp Nimitz đến khu vực.
Các chiến đấu cơ hiện diện trên tàu sân bay hạt nhân USS Nimitz (CVN-68).
Theo Sputnik, ba tàu sân bay USS Carl Vinson, USS Ronald Reagan và USS Nimitz sẽ đến vùng biển nằm giữa bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản vào tuần tới, hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap dẫn nguồn tin từ chính quyền Seoul.
Washington và Seoul đang thảo luận các cuộc tập trận chung, với sự tham gia của cả ba tàu này. Trong đó, nhóm tác chiến tàu sân bay USS Carl Vinson dự kiến sẽ đi vào vùng biển trên vào ngày 25.4, còn các tàu còn lại sẽ lần lượt theo sau.
25.4 cũng là thời điểm Bình Nhưỡng tổ chức lễ kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Triều Tiên. Giới chuyên gia nhận định, rất có khả năng Triều Tiên thử hạt nhân vào ngày 25.4 để phô trương sức mạnh.
Đây là lần cực kỳ hiếm hoi cả ba tàu sân bay Mỹ hội quân ở khu vực. Động thái phô trương lực lượng của Mỹ được tiết lộ giữa lúc căng thẳng leo thang trên bán đảo Triều Tiên.
Nhóm tác chiến tàu sân bay hạt nhân USS Carl Vinson.
Theo tờ Nikkel (Nhật Bản), trong cuộc khủng hoảng tên lửa eo biển Đài Loan năm 1996, Mỹ chỉ điều 2 tàu sân bay đến "nắn gân" Trung Quốc.
Trong giai đoạn cao trào của Chiến tranh Vùng vịnh năm 1991, Mỹ điều tới 5 nhóm tác chiến tàu sân bay tấn công Iraq. Nikkel đánh giá, đòn tấn công Triều Tiên của Mỹ nếu có, nhiều khả năng sẽ giới hạn bằng các đợt phóng tên lửa tầm xa.
Như vậy, Mỹ không cần đến quá nhiều tàu sân bay tập trung cùng một địa điểm như Chiến tranh Vùng Vịnh. Một nhóm tàu sân bay cũng là đủ để nhận nhiệm vụ tấn công.
Tàu ngầm hạt nhân USS Florida có thể mang theo tối đa 154 quả tên lửa hành trình Tomahawk.
Lầu Năm Góc chưa lên tiếng lý giải vì sao lại cần tới 3 tàu sân bay hạt nhân hoạt động gần bán đảo Triều Tiên.
Theo Wall Street Journal, 4 tàu ngầm hạt nhân Mỹ bao gồm USS Ohio (SSGN-726), USS Michigan (SSGN-727), USS Florida (SSGN-728) và USS Georgia (SSGN-729) cũng có thể tập trung gần bán đảo Triều Tiên nếu Lầu Năm Góc ra lệnh. Mỗi tàu ngầm có thể mang theo tối đa 154 quả tên lửa hành trình Tomahawk.
Trong một diễn biến liên quan, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, tướng H.R.McMaster nói, Mỹ và cả Trung Quốc sẽ cùng đưa ra một loạt các biện pháp ứng phó với vụ thử tên lửa mới nhất của Bình Nhưỡng. Ông McMaster cũng nhắc đến khả năng Mỹ nã tên lửa vào Triều Tiên.
Trước đó, vào ngày 14.4, Bộ tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Triều Tiên đe dọa sẽ đánh chìm mọi tàu Mỹ đến gần bán đảo Triều Tiên, bao gồm cả tàu sân bay.
Theo Danviet
Quyết thử hạt nhân, Triều Tiên muốn "mặc cả" thẳng với Mỹ? Bằng cách mở rộng quy mô và kích thước các vụ thử hạt nhân, Triều Tiên có thể muốn khiến cho Mỹ chú ý, hướng đến cuộc đối thoại trực tiếp, hơn là thông qua các quốc gia khác. Triều Tiên không từ bỏ việc tham vọng sở hữu vũ khí hạt nhân. Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), gần...