Tàu sân bay Liêu Ninh khó sống trước tên lửa Mỹ
Chuyên gia quân sự Nga nhận định, dù tăng tốc cải tiến, nhưng tàu sân bay Liêu Ninh cũng khó lòng đánh bại Mỹ trong cuộc chạy đua ở tương lai.
Trong bài viết đăng trên tờ Military Parade, chuyên gia phân tích quân sự Nga Konstantin Sivkov cho hay, Trung Quốc đã thành công trong việc thay thế các thiết bị nước ngoài trên tàu sân bay Liêu Ninh bằng các thiết bị nội địa.
Cụ thể, radar Type 382 Sea Eagle S/C cho phép theo dõi 10 mục tiêu trên không cùng lúc đã được lắp trên tàu sân bay Liêu Ninh.
Nhóm chiến đấu tàu sân bay của Liêu Ninh thực hiện bài diễn tập.
Theo chuyên gia Sivkov, thiết bị radar này cũng được tùy chỉnh lắp đặt với bốn mảng anten radar mạng pha điện tử chủ động cũng giúp cho tàu sân bay Liêu Ninh có khả năng phòng thủ trên không tương tự như tàu khu trục lớp Arleigh Burke.
Tuy nhiên, chuyên gia Nga chỉ rõ, các tên lửa phòng không Trung Quốc chỉ có thể đánh chặn bốn hoặc năm tên lửa chống hạm của Mỹ ở ngay vòng đầu tiên. Theo khảo sát, trong một cuộc tấn công điện từ do Mỹ thực hiện, khả năng các hệ thống phòng không Trung Quốc sẽ giảm xuống chừng 30%-70%. Trong kịch bản này, tàu Liêu Ninh sẽ chặn được không quá ba tên lửa chống hạm Mỹ trong một cuộc xung đột vũ trang.
Video đang HOT
“Trong cuộc xung đột trực tiếp với Hải quân Mỹ, cơ hội để tàu Liêu Ninh tránh được tên lửa chống tàu Trung Quốc chỉ 20-30%. Còn 7-15% là tỷ lệ tàu sân bay Trung Quốc hứng các thương tích nghiêm trọng từ tàu Mỹ. Bắc Kinh thậm chí còn mất các tàu chiến của mình ở tỷ lệ 2-4 lần so với Mỹ”, ông Sivkov nhận định. Do vậy, Trung Quốc khó thắng Mỹ trong cuộc chiến tàu sân bay trong tương lai.
Tàu sân bay Liêu Ninh có thể chở 40 tiêm kích J-15 và 20 trực thăng Ka-28. Nó cũng có thể cho phép 16 trực thăng cùng cất cánh một lúc giống như tàu sân bay lớp Kuznersov hiện phục vụ trong Hải quân Nga.
Dự kiến, nhóm chiến đấu tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc rất có thể bao gồm 4-5 tàu khu trực tối tân như tàu Type 051C, Type 052D.
Theo Vietnamnet
Bên trong nơi "đẻ" tên lửa diệt tàu sân bay Liêu Ninh
Truyền thông Đài Loan gần đây công bố một số hình ảnh bên trong nơi lắp ráp tên lửa chống hạm Hùng Phong III.
Truyền thông Đài Loan gần đây công bố một số hình ảnh bên trong nơi lắp ráp tên lửa chống hạm Hùng Phong III.
Tên lửa chống hạm Hùng Phong III (HF-3) là thế hệ ba tên lửa hành trình chống tàu mặt nước do Viện Khoa học và Công nghệ Trung Sơn, Đài Loan phát triển cho Hải quân Đài Loan. Nó được tuyên bố là chuyên dùng để hủy diệt tàu sân bay Liêu Ninh.
Ảnh bên trong nơi lắp ráp tên lửa hành trình chống hạm Hùng Phong III.
Điểm nhấn trên Hùng Phong III là nó được trang bị động cơ phản lực dòng thẳng (Ramjet) cho phép đạt tốc độ siêu âm 2.300km/h.
Ngoại trừ một số thông số cơ bản, Đài Loan chưa tiết lộ bất kỳ khả năng nào khác của tên lửa chống hạm Hùng Phong III. Tên lửa có thể được trang bị hệ thống đầu dò radar chủ động tự tìm kiếm mục tiêu và khóa tấn công mục tiêu ở cự ly nhất định.
Tên lửa có chiều dài khoảng 6,09m, đường kính thân 0,45m, nặng 1,3 tấn, tầm bắn tối đa 130km.
Tên lửa Hùng Phong III được trang bị hai động cơ, gồm động cơ đẩy nhiên liệu rắn đưa tên lửa đạt vận tốc nhất định trước khi động cơ ramjet có thể hoạt động.
Hoàng Lê
Theo_Kiến Thức
Trung Quốc bắt giữ 2 gián điệp do thám cảng Đại Liên Cơ quan an ninh Trung Quốc đã bắt giữ 2 người đàn ông liên quan tới hoạt động gián điệp thực hiện hành vi do thám cảng Đại Liên. Cơ quan an ninh Trung Quốc đã bắt giữ hai người đàn ông có liên quan đến hoạt động gián điệp tại các căn cứ quân sự trọng điểm của nước này. Thời báo...