Tàu sân bay INS Vikramaditya lên đường về Ấn Độ
Ngày 26-11, chiếc tàu sân bay của Ấn Độ đã rời nhà máy đóng tàu Sevmash ở thành phố cảng Severodvinsk, miền bắc nước Nga, lên đường trở về căn cứ chính ở Ấn Độ.
Tàu tạm nghỉ để tiếp nhiên liệu ở biển Trắng, sau đó hành trình đến cảng Murmansk, tây bắc nước Nga, tại đây tàu sẽ ở lại trong nhiều ngày để tiếp nhiên liệu và nhu yếu phẩm khác trước khi trở về căn cứ hải quân ở Karwar, tây nam Ấn Độ.
Tàu sân bay này, được bàn giao cho hải quân Ấn Độ hôm 16-11, sẽ được một tàu chở dầu và một khinh hạm của Ấn Độ hộ tống trong chuyến hành trình dài ngày đầu tiên, dự kiến trong khoảng 2 tháng.
Theo nhà máy đóng tàu Sevmash, có khoảng 180 chuyên gia Nga đi cùng tàu có nhiệm vụ giám sát hiệu suất hoạt động chung của tàu và việc huấn luyện thực tế của các thủy thủ Ấn Độ, cũng như hỗ trợ khắc phục bất kỳ sự cố nào có thể xảy ra trong quá trình vận hành của các hệ thống của tàu.
Tàu sân bay của Ấn Độ INS Vikramaditya
Video đang HOT
Một phần chuyên gia Nga sẽ ở lại trên tàu Vikramaditya sau khi đến Ấn Độ, để thực hiện dịch vụ bảo dưỡng theo một thỏa thuận bảo hành kéo dài 1 năm, sau đó là một hợp đồng dịch vụ có thời hạn đến 40 năm.
Việc tân trang chiếc tàu này cho Hải quân Ấn Độ đã vấp phải hết khó khăn này đến khó khăn khác, kể từ khi Ấn Độ và Nga ký một hợp đồng mua bán và tân trang lại trị giá 947 triệu USD vào năm 2005. Việc bàn giao đã bị trì hoãn 3 lần và chậm so với kế hoạch bàn giao ban đầu lên đến 5 năm, đồng thời đã đẩy chi phí đại tu lên đến 2,3 tỷ USD, gấp gần 2,5 lần so với hợp đồng ban đầu.
Theo kế hoạch, lẽ ra tàu sân bay Vikramaditya đã được bàn giao cho Hải quân Ấn Độ vào ngày 4-12-2012, sau nhiều lần trì hoãn trước đó, nhưng các cuộc thử nghiệm trên biển hồi tháng 9 năm đó đã phát hiện nồi hơi của tàu không hoạt động tốt.
Theo ANTD
Nhận diện nhóm TSB Trung Quốc "hùng hổ" ra Biển Đông
Hộ tống tàu sân bay Liêu Ninh ra Biển Đông là 2 tàu khu trục mang tên lửa S-300 và 2 tàu hộ vệ hiện đại nhất Hải quân Trung Quốc.
Nhóm tàu sân bay Trung Quốc đã rời cảng Thanh Đảo vào ngày hôm qua và dự kiến sẽ tới huấn luyện tới Biển Đông trong vài ngày tới.
Đây là lần đầu tiên Hải quân Trung Quốc đưa tàu sân bay Liêu Ninh ra Biển Đông, trước đó con tàu này trong suốt gần 1 năm chủ yếu loanh quanh ở khu vực biển Hoa Đông huấn luyện.
Trung Quốc không tiết lộ vị trí chính xác tàu Liêu Ninh thực hiện hoạt động huấn luyện cũng như nội dung chi tiết. Tuy nhiên, việc đưa tàu Liêu Ninh ra Biển Đông lần này có thể là không ngoài mục đích thử nghiệm tính năng con tàu trong điều kiện sóng gió trên khu vực Biển Đông.
Nhiều khả năng Trung Quốc cũng sẽ tiến hành các hoạt động huấn luyện cất hạ cánh tiêm kích hạm J-15 trên tàu sân bay Liêu Ninh ở Biển Đông.
Đáng chú ý là lực lượng hộ tống tàu sân bay Liêu Ninh ra Biển Đông lần này gồm có 2 tàu khu trục Type 051C mang tên Thẩm Dương (115) và Thạch Gia Trang (116). Đây là loại tàu khu trục thiết kế cho nhiệm vụ phòng không để bảo vệ hạm đội hải quân tác chiến trên biển.
Lớp tàu Type 051C có lượng giãn nước 7.100 tấn, dài 155m, rộng 17m, mớn nước 6m. Trong ảnh là chiếc Thạch Gia Trang (116).
Tàu được trang bị hệ thống vũ khí hiện đại gồm: tổ hợp tên lửa phòng không S-300FM phóng đứng; 8 tên lửa chống tàu YJ-83; pháo hải quân 100mm và 30mm 7 nòng; ngư lôi và rocket chống ngầm.
Với tổ hợp tên lửa phòng không S-300FM (48 đạn tên lửa), Type 051C có thể bảo vệ nhóm tàu sân bay Trung Quốc trong phạm vi 150km chống mọi mục tiêu đường không (gồm máy bay, UAV, trực thăng, tên lửa hành trình).
Cùng đi với tàu sân bay Liêu Ninh ra Biển Đông lần này còn có 2 tàu hộ vệ Type 054A - lớp tàu hộ vệ hiện đại nhất Hải quân Trung Quốc, mang tên Yên Đài (538) và Duy Phương (550) thuộc Hạm đội Đông Hải.
Type 054A có lượng giãn nước toàn tải 4.053 tấn, dài 134,1m, rộng 16m, được trang bị hệ thống điện tử vũ khí hiện đại. Trong ảnh là chiếc Type 054A mang tên Duy Phương (550).
Tàu hộ vệ tàng hình Type 054A trang bị hệ thống vũ khí tấn công đa năng gồm: tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung HQ-16; 8 tên lửa chống tàu YJ-83; pháo hải quân 76mm; pháo phòng không Type 730; ngư lôi và rocket chống ngầm. Trong ảnh là tàu Type 054A phóng tên lửa đối không HQ-16 được quảng cáo là đạt tầm bắn xa 50km, có thể đánh chặn tên lửa ở độ cao 10m.
Cả 4 tàu hộ tống Liêu Ninh đều được trang bị tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh YJ-83 (C-803) đạt tầm bắn tới 300km, độ cao bay hành trình 5-50m, tốc độ cận âm - Mach 2, lắp đầu nổ bán xuyên giáp 165kg.
Theo Kiến thức
Trung Quốc cử sứ giả hàng đầu về hạt nhân tới Triều Tiên Hãng thông tấn chính thức của Triều Tiên đưa tin, ngày hôm qua, nhà đàm phán hàng đầu của Trung Quốc về vấn đề hạt nhân Triều Tiên đã tới thủ đô Bình Nhưỡng. Wu Dawei là trưởng đoàn đàm phán của Trung Quốc tại các cuộc đàm phán sáu bên, vốn bị trì hoãn trong thời gian dài, nhằm chấm dứt chương...