Tàu sân bay hạt nhân Mỹ lần đầu đến Israel sau 17 năm
Tàu sân bay lớp Nimitz của Hải quân Mỹ, USS George H.W. Bush, đã cập cảng Israel trong chuyến thăm đầu tiên như vậy trong 17 năm qua. Tàu này được xem là một căn cứ di động cho các cuộc không kích của liên quân do Mỹ dẫn đầu nhằm chống lại nhóm phiến quân IS.
Tàu sân bay USS George H.W. Bush (Ảnh: U.S. Navy/Reuters)
RT ngày 1/7 dẫn thông tin từ truyền thông Israel cho biết tàu sân bay USS George H.W. Bush đã thả neo cách cảng Haifa ở miền bắc Israel khoảng 4 km. Con tàu dài 333 quá to để neo đậu trực tiếp tại cảng.
Hiện chưa rõ lý do của chuyến thăm lần này.Theo RT, tàu sẽ neo đậu tại cảng Haifa trong 4 ngày, và sau đó rời đi để tiếp tục các hoạt động chống khủng bố.
Theo truyền thông địa phương, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và Bộ trưởng Quốc phòng Avigdor Liberman sẽ lên thăm tàu sân bay Mỹ vào ngày mai 3/7, cùng Thị trưởng Haifa Yona Yahav.
Thủy thủ đoàn của tàu dự kiến sẽ lên thăm quốc gia Do Thái trong những ngày tới và kỷ niệm ngày Quốc khánh Mỹ (4/7) tại đây.
Video đang HOT
Tàu USS George H.W. Bush tới Israel (Ảnh: Twitter)
Con tàu, được đặt theo tên vị Tổng thống thứ 41 của Israel, đã rời cảng Norfolk, Virginia hồi tháng 1 năm nay để tham gia cuộc chiến chống nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo tại Syria và Iraq. Tàu này chủ yếu hoạt động tại vịnh Péc-xích.
Được biên chế vào năm 2009, USS George H.W. Bush có thể chở 5.000-6.000 thủy thủ, 90 máy bay chiến đấu và trực thăng. Tàu được trang bị 2 lò phản ứng hạt nhân, do đó có thể hoạt động khoảng 20 năm mà không cần tiếp nhiên liệu.
An Bình
Theo Dantri
IS lục đục nội bộ, nghi ngờ lẫn nhau khi bị dồn vào đường cùng
Các thủ lĩnh IS đang lo sợ về một cuộc nổi dậy lật đổ bên trong tổ chức.
Các tay súng Nhà nước Hồi giáo (IS) trong một video tuyên truyền do nhóm này đăng tải. Ảnh: BBC.
Túng quẫn vì bị dồn ép tại thành trì Raqqa, Syria, Nhà nước Hồi giáo (IS) dường như bắt đầu quay sang nghi ngờ lẫn nhau, Reuters dẫn lời 3 phụ nữ là vợ các tay súng IS người Tunisia vừa trốn thoát khỏi Raqqa cho biết. IS đang ráo riết huy động gián điệp lùng sục trong hàng ngũ vì nghi ngờ kẻ thù trà trộn vào tổ chức.
Theo lời kể của 3 phụ nữ này, các thủ lĩnh IS tìm mọi cách để bỏ chạy khỏi Raqqa trước áp lực không ngừng gia tăng từ những chiến dịch tấn công do các lực lượng được Mỹ hậu thuẫn hay quân đội chính phủ Syria thực hiện. Một người cho hay những tay súng bình thường, không có vai vế trong tổ chức, còn bị bỏ lại để thí mạng cho các chỉ huy.
Khadouja al-Humri, một trong ba phụ nữ trốn khỏi Raqqa khoảng 6 tháng trước, kể cô và chồng đã bỏ chạy về phía nam, tới thị trấn al-Mayadeen, một khu vực khác do IS chiếm đóng, và ẩn thân tại đây.
Chồng al-Humri trộm xe của các chỉ huy IS rồi bán để tích cóp tiền thuê những kẻ buôn người đưa họ vượt sông Euphrates đến những vùng đất do lực lượng Các đơn vị Bảo vệ Nhân dân (YPG) người Kurd kiểm soát. Khi tới nơi, YPG bắt giữ chồng cô. Al-Humri chịu thẩm vấn nhưng không bị bắt.
Lo bị lật đổ
Al-Humri cho hay các thủ lĩnh IS vô cùng lo lắng trước viễn cảnh bị lật đổ vì một cuộc nổi dậy và những tay súng Tunisia bị coi là mối đe dọa bởi họ thường xuyên lên tiếng chỉ trích cách thức IS hoạt động. Những thông tin cô cung cấp rõ ràng cho thấy nội bộ IS đã xuất hiện mối bất đồng và nó ngày một lớn dần lên những tháng qua.
"Chồng tôi rất lo sợ. Có khoảng 70 người Tunisia bị IS truy nã. Chúng muốn bắn chết họ", al-Humri nói với phóng viên Reuters trong cuộc phỏng vấn tại một trại tị nạn ở Ain Issa, ngôi làng nằm ở phía bắc Raqqa. "Bạn không thể phát ngôn thoải mái hay lên án IS, bạn không thể biết những ai đang nghe mình nói".
Ba người phụ nữ, hai người đến từ Tunisia và một người đến từ Lebanon, chia sẻ họ gia nhập IS với mong muốn có thể hưởng một đời sống tôn giáo mà họ mong ước bấy lâu. Tuy nhiên, mọi chuyện không như họ kỳ vọng.
Theo al-Humri, một số tay súng Tunisia cho rằng những biện pháp cực đoan mà các thủ lĩnh IS thực thi ở Raqqa là bội giáo. Bên cạnh đó, sự bất bình đẳng rõ ràng giữa thủ lĩnh và những chiến binh càng khiến IS thêm phần chia rẽ.
Khadouja al-Humri. Ảnh: Reuters.
IS gần đây liên tục đăng tải các đoạn video cho thấy cảnh chúng hành quyết những người bị cho là gián điệp hay đặc vụ do "kẻ thù nước ngoài" cài cắm vào tổ chức.
Theo các nguồn tin am hiểu vấn đề, thủ lĩnh tối cao IS Abu Bakr al-Baghdadi hiện cũng không có mặt tại Raqqa hay Mosul, hay thành trì lớn nhất mà nhóm này chiếm giữ ở Syria và Iraq. Y sống trong cảnh phải lẩn trốn, tìm mọi cách để che giấu thân phận.
Một trong những mối lo lắng lớn nhất của al-Baghdadi là việc các thuộc hạ, thân tín có thể phản bội y vì món tiền 25 triệu USD mà chính phủ Mỹ treo thưởng cho bất kỳ ai giúp đưa y "ra trước công lý".
Liên quân chống IS do Mỹ dẫn dắt ước tính hiện có khoảng 3.000 - 4.000 tay súng IS vẫn cố thủ ở Raqqa, thậm chí sau khi các thủ lĩnh rời nơi này để đến những địa điểm khác an toàn hơn. Giới chức tình báo Mỹ suy đoán các thủ lĩnh IS đã tái tổ chức hoạt động ở al-Mayadeen, đông nam Syria.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Phó tổng thống Iraq nói Mỹ đã từ bỏ vai trò lãnh đạo toàn cầu Ông Ayad Allawi cho rằng Mỹ không có chiến lược cụ thể nào để lấp đầy khoảng trống trong vai trò lãnh đạo toàn cầu. Phó tổng thống Iraq Ayad Allawi. Ảnh: CNN "Đang có khoảng trống trong vai trò lãnh đạo chung của thế giới", Phó tổng thống Iraq Ayad Allawi hôm nay nói trong chương trình phỏng vấn của CNN. "Người...