Tàu sân bay đắt nhất thế giới USS Gerald R. Ford ‘hùng dũng’ tiến ra biển cả
Sau 15 tháng sửa chữa, tàu sân bay USS Gerald R. Ford của Mỹ rời nhà máy đóng tàu Newport News hoàn thành quá trình kiểm tra, bắt đầu thử nghiệm trên biển.
USS Gerald R. Ford (CVN 78) là hàng không mẫu hạm đắt giá nhất của quân đội Mỹ, với trị giá vào khoảng 13 tỷ USD. Con tàu này sử dụng năng lượng hạt nhân, có thể hoạt động liên tục không nghỉ, dưới mọi điều kiện thời tiết trên biển.
Tàu sân bay USS Gerald R. Ford (CVN 78) của Hải quân Mỹ.
Cách đây vài ngày, trong một phiên điều trần về tàu sân bay USS Gerald R. Ford diễn ra tại Ủy ban về vũ trang Hạ viện Mỹ, xảy ra tranh cãi giữa các tiểu ban của Quốc hội và Hải quân nước này. Các bên đả kích và chê bai kế hoạch đại tu, cũng như việc chậm tiến độ sửa chữa tàu sân bay hạt nhân.
Tại phiên họp, Phó đô đốc Hải quân Mỹ Tom Moore thừa nhận, USS Gerald R. Ford chỉ có thể sẵn sàng phục vụ trở lại vào năm 2024, do nhiều vấn đề công nghệ hiện đại được tích hợp vào tàu sân bay.
Hiện tại, USS Gerald R. Ford rời bến và tiến ra Đại Tây Dương để chạy thử nghiệm. Ngoài ra, con tàu sẽ kiểm tra các hệ thống máy móc, thiết bị, hệ thống radar và vũ khí được trang bị trên thân tàu.
Sau các đợt thử nghiệm trên biển này, USS Gerald R. Ford sẽ trở về căn cứ Hải quân Norfolk ở Virginia. Hàng không mẫu hạm hạt nhân này sẽ tiếp tục bước vào giai đoạn thử nghiệm khác, nhằm đạt được chứng nhận bảo đảm cho hệ thống nhiên liệu, kiểm tra khả năng tương thích máy bay, sàn bay và các hệ thống chiến đấu lắp đặt trên tàu.
Video: Tàu sân bay hạt nhân USS Gerald R. Ford chạy thử nghiệm trên biển.
USS Gerald R. Ford (CVN 78) là tàu sân bay có lượng giãn nước trên 100 nghìn tấn. Với chi phí chế tạo gần 13 tỷ USD. Đây là mẫu tàu sân bay lớn và đắt tiền nhất thế giới của hải quân Mỹ.
Ford là lớp tàu sân bay được thiết kế mới nhất của Mỹ trong 40 năm qua. Lớp Ford được trang bị công nghệ tiên tiến và các hệ thống vận hành mới, giúp tàu có thể tăng số lượt máy bay xuất kích và hạ cánh, giảm khối lượng công việc do con người thực hiện và tăng khả năng sống sót trước những mối đe dọa.
Tàu sân bay USS Gerald R. Ford của Mỹ, do Công ty Newport News Ship đóng từ năm 2005. Tàu đầu tiên lớp này là USS Gerald R Ford, được đưa vào hoạt động tháng 7/2017. Sau quá trình sửa chữa kĩ thuật, tàu sân bay hạt nhân này dự kiến sẽ được triển khai vào năm 2022.
Bốn tàu lớp Ford khác hiện đang trong các giai đoạn hoàn thành khác nhau. Hải quân Mỹ dự kiến đưa các tàu sân bay tiên tiến nhất này vào hoạt động từ năm 2024 đến 2034.
(Nguồn: Wallst-news.com)
PHONG VŨ
Theo VTC
Tu-22M3M sẵn sàng thử vũ khí hủy diệt tàu sân bay
Không quân Nga đã sẵn sàng cho Tu-22M3M thử sức với vũ khí tầm xa sau khi phiên bản mới này tiếp tục bay thử thành công.
Thông tin được Không quân Nga tiết lộ khi nói về chuyến bay thử của Tu-22M3M hôm 25/10. Đây là lần cất cánh thành công thứ 18 trong tổng số 18 lần bay thử sau khi dòng máy bay tầm xa Tu-22M3 hoàn thành gói nâng cấp lên chuẩn mới Tu-22M3M.
"Cho đến nay, Tu-22M3M đã thực hiện thành công tổng cộng 18 chuyến bay. Đây là điều kiện đủ để chúng tôi tiến tới thử nghiệm vụ khi trên Tu-22M3M, trong đó có dòng tên lửa diệt hạm siêu thanh X-32", vị đại diện của Không quân Nga cho biết.
Nguồn tin tiết lộ, ngoài các nâng cấp về khung thân để kéo dài vòng đời phục vụ, Tu-22M3M được trang bị động cơ mới NK-32-02 có công suất lớn hơn và tiết kiệm nhiên liệu hơn, tương tự như loại trang bị trên máy bay Tu-160M2, làm tăng đáng kể phạm vi tác chiến của máy bay.
Hệ thống điện tử trên Tu-22M3M được thay mới. Máy bay tầm xa mới này cũng được trang bị hệ thống ngắm bắn SVP-24-22 đã được thử nghiệm và hiệu chỉnh trên máy bay Su-24M2 và Su-25SM3; hệ thống radar hàng không NV-45 mới... Mục tiêu chính của công việc hiện đại hóa Tu-22M3 là lắp đặt thiết bị mang được tên lửa chống hạm siêu âm độ chính xác cao mới nhất X-32.
Mỗi chiếc Tu-22M3M sẽ mang được ba tên lửa X-32, một quả giữa bụng và 2 quả bên mấu cánh. Tên lửa X-32 được trang bị đầu đạn tự dẫn, thiết bị tự phòng thủ trước nhiễu điện tử, có thể vô hiệu hóa mọi phương tiện tác chiến điện tử hiện đang được biết đến.
Ưu điểm lớn nhất khi Tu-22M3M trang bị X-32 là máy bay không cần phải bay quá gần mục tiêu để tránh nguy cơ bay vào khu vực kiểm soát của tên lửa phòng không. Bài học cay đắng của trong cuộc "Chiến tranh 5 ngày" hồi tháng 8/2008 đã được tính đến.
Để làm được điều này, X-32 có thể bay xa tới hơn 1000km với tốc độ nhanh hơn năm lần tốc độ Mach 5. Ở độ cao 40 km và khi đến đích, nó bổ nhào xuống mục tiêu để kết thúc cuộc tấn công. Tùy thuộc vào nhiệm vụ, tên lửa có thể được trang bị đầu đạn thông thường hay hạt nhân.
"Cơ hội để máy bay trên tàu sân bay đánh chặn hầu như không có, vì phạm vi hoạt động của tên lửa X-32 là khoảng hơn 1000 km, trong khi bán kính đánh chặn của tiêm kích hạm Mỹ khoảng 400km, tối đa là 600 km", chuyên gia Nga là Tiến sĩ Khoa học Quân sự Konstantin Sivkov nhận xét.
Do đó, một khi máy bay Tu-22M3M và X-32 chính thức được trang bị trong Không quân Nga sẽ là mối đe dọa nghiêm trọng đối với các biên đội tàu sân bay Mỹ và biến thế mạnh tàu sân bay Mỹ thành con số Không. Bởi chỉ cần 1 quả X-32 cũng đủ sức đánh chìm hàng không mẫu hạm.
Tuấn Vũ
Theo baodatviet
Tàu sân bay Mỹ tập trận chung với tàu chiến Nhật Bản trên Biển Đông Mỹ và Nhật Bản được cho là đang tổ chức các cuộc tập trận chung trên Biển Đông có sự tham gia của tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân của Washington và tàu sân bay trực thăng của Tokyo, truyền thông Nhật Bản đưa tin. Tàu sân bay USS Ronald Reagan (Ảnh: Hải quân Mỹ) Báo Nhật Bản Sankei Shimbun...