Tàu sân bay – công cụ Mỹ răn đe Trung Quốc ở Biển Đông
Bất chấp mối đe dọa từ tên lửa Trung Quốc, tàu sân bay vẫn là vũ khí uy lực để Mỹ phát đi thông điệp quan trọng trên Biển Đông.
Tàu sân bay USS Jonh C. Stennis của hải quân Mỹ. Ảnh: US Navy
Ngày 5/6, tàu sân bay USS John C. Stennis của hải quân Mỹ rời Biển Đông, một trong những vùng biển tiềm ẩn nguy cơ xung đột lớn nhất thế giới hiện nay, để tham gia một cuộc diễn tập với Philippines.
Tàu Stennis đã hiện diện trên Biển Đông gần ba tháng liên tục, thực hiện những chuyến tuần tra nhằm thể hiện cam kết “tái cân bằng” của Mỹ đối với các nước trong khu vực, trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng có những hành động quyết liệt hơn trên vùng biển này, theo Navy Times.
Trong suốt thời gian đó, tàu Stennis thường xuyên bị các tàu hải quân của Trung Quốc bám theo, và hiển nhiên sự hiện diện của biểu tượng sức mạnh quân sự Mỹ trên Biển Đông đã khiến nhà chức trách Bắc Kinh cảm thấy khó chịu. Hồi tháng 5, chính quyền Trung Quốc đã từ chối cho phép chiếc tàu sân bay này cập cảng Hong Kong, cho rằng hành động ghé thăm này là “bất tiện”.
Sau khi rời khỏi Biển Đông, tàu sân bay Stennis không đi đâu xa, mà tham gia vào một màn phô diễn lực lượng hoành tráng cùng tàu sân bay USS Ronald Reagan trên biển Philippines, cách không xa Biển Đông.
Hải quân Mỹ cho biết sự xuất hiện của hai siêu tàu sân bay đồng thời ở gần Biển Đông là hành động đã được tính toán về thời điểm, ngay trước khi Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ra phán quyết về vụ Philippines kiện “đường lưỡi bò” phi lý do Trung Quốc đơn phương vẽ ra trên vùng biển này. Đồng thời, họ cũng nhấn mạnh đây là sự thể hiện “khả năng độc đáo của Mỹ vận hành nhiều cụm tàu sân bay chiến đấu ở cạnh nhau”.
Sau khi tàu sân bay Stennis rời đi, tàu khu trục Spruance, một chiến hạm trong cụm tàu chiến hành động ở tây Thái Bình Dương, đã được giao nhiệm vụ triển khai tới Biển Đông từ ngày 8/6 và tuần tra ở khu vực này.
Theo giới quan sát, trong ba tháng hiện diện ở Biển Đông, tàu sân bay Stennis đã trở thành biểu tượng cho phản ứng của Mỹ đối với các hành động ngày càng ngang ngược của Trung Quốc trong khu vực. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với hầu hết diện tích Biển Đông, ồ ạt bồi đắp trái phép các đảo nhân tạo và triển khai nhiều vũ khí, khí tài xuống Biển Đông. Nhà Trắng coi những hành động này của Trung Quốc là “chiến thuật đe dọa” nhằm uy hiếp các nước láng giềng, đe dọa đến tự do hàng hải trong khu vực.
Để có thể phô diễn tối đa sức mạnh của mình, trong quá trình tuần tra trên Biển Đông, tàu Stennis đã tham gia vào các cuộc diễn tập với lực lượng phòng vệ Nhật Bản và hải quân Ấn Độ, sau đó tham gia phối hợp cùng với tàu sân bay Reagan. “Đây là cơ hội tốt để chúng tôi luyện tập trong bối cảnh sát với thực tế. Chúng tôi phải tận dụng cơ hội này để luyện các kỹ năng chiến đấu cần thiết trong các chiến dịch hải quân hiện đại”, chuẩn đô đốc John Alexander, chỉ huy cụm tàu sân bay chiến đấu Reagan, cho biết.
Video đang HOT
Hải quân Mỹ sử dụng tàu sân bay để phô diễn lực lượng và phát đi thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc trong bối cảnh ngày càng có nhiều quân sự lo ngại rằng tàu sân bay Mỹ đang ngày càng đánh mất dần vai trò và vị thế của mình trước các loại tên lửa diệt hạm giá rẻ uy lực lớn của Trung Quốc.
Tàu Stennis và tàu Reagan phối hợp tuần tra trên biển Philippines. Ảnh: US Navy
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng trong bối cảnh hiện nay, tàu sân bay vẫn là công cụ hữu hiệu nhất của Mỹ để vừa trấn an các đồng minh và đối tác trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, vừa để răn đe các hành động ngang ngược bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc.
Không thể khuất phục
Gần đây, Trung Quốc đã trình làng nhiều loại vũ khí diệt hạm tầm xa mới, trong đó nổi bật là tên lửa đạn đạo DF-21D, được quảng bá là có thể lao xuống mục tiêu với vận tốc nhanh kỷ lục, đồng thời có thể tự chuyển hướng để né tránh tên lửa đánh chặn. Được mệnh danh là “sát thủ tàu sân bay”, DF-21D có thể là mối đe dọa thực sự đối với khả năng sống sót của các tàu sân bay Mỹ.
Các học giả quân sự Trung Quốc tin rằng sự hiện diện của các loại tên lửa diệt hạm như DF-21D và và DF-26 sẽ khiến các chiến lược gia Mỹ phải cân nhắc và suy nghĩ rất kỹ trước khi triển khai tàu sân bay đến các điểm nóng, đặc biệt là ở Biển Đông. Việc để mất một tàu sân bay vì tên lửa diệt hạm sẽ là thiệt hại nặng nề không thể chịu đựng nổi cả về vật chất lẫn ý chí chiến đấu đối với quân đội Mỹ.
Tuy nhiên, chuyên gia phân tích quốc phòng Dave Majumdar của National Interest cho rằng mối đe dọa từ các loại tên lửa đạn đạo diệt hạm Trung Quốc đã bị thổi phồng quá mức, và trong tương lai, tàu sân bay Mỹ vẫn có thể giữ vững vị thế không thể khuất phục của mình.
Theo đó, dù các loại tên lửa diệt hạm Trung Quốc một khi được triển khai có thể gây ra mối đe dọa tiềm tàng đối với các tàu sân bay Mỹ, những khó khăn trong việc áp dụng thành công chiến lược “chống tiếp cận/chống xâm nhập khu vực” (A2/AD) mà Trung Quốc đang theo đuổi là điều đáng chú ý.
“Tôi cho rằng chiến lược A2/AD sẽ giúp đối phương có khả năng tấn công tầm xa chính xác, thế nhưng chiến lược này mang tính khát vọng nhiều hơn, bởi việc thực thi nó trên thực tế không hề dễ dàng”, Đô đốc John Richardson, tư lệnh hải quân Mỹ, phát biểu trong một hội thảo do Trung tâm An ninh Mỹ Mới (CNAS) tổ chức hôm 20/6.
Đô đốc Richardson chỉ ra rằng chiến lược A2/AD đã hình thành từ rất lâu, và cái mới mà Trung Quốc đang áp dụng là phối hợp các năng lực tình báo, do thám, trinh sát (ISR) với các loại vũ khí chính xác tầm xa lên một cấp độ mới, và Mỹ “cần phải đáp trả”.
Tên lửa đạn đạo diệt hạm DF-21D của Trung Quốc. Ảnh: Chinanews
Tuy nhiên để có thể phát huy hiệu quả trong việc tiêu diệt tàu sân bay đối phương, tên lửa diệt hạm của Trung Quốc cần dựa vào một “chuỗi tiêu diệt” quy mô lớn, gồm các cảm biến ISR, các mạng dữ liệu, hệ thống chỉ huy, kiểm soát cùng nhiều hệ thống khác. “Chuỗi tiêu diệt” với rất nhiều thành tố, bộ phần này có thể bị tấn công và cắt đứt bằng chế áp điện tử, tác chiến mạng và các biện pháp khác. “Cách đáp trả của chúng tôi là gây ra rất nhiều cản trở cho hệ thống đó khiến chuỗi tiêu diệt bị gián đoạn”, ông Richardson nói.
Khi bàn về chiến lược A2/AD, bán kính tên lửa có thể tấn công mục tiêu xâm nhập, chẳng hạn như tàu sân bay trên biển, được gọi là “vùng cấm”. Tuy nhiên theo quan điểm của hải quân Mỹ, họ có thể thoải mái hoạt động trong “vùng cấm” này, miễn là áp dụng các chiến thuật khác.
Để có thể duy trì một “vùng cấm” đáng tin cậy, tất cả hệ thống cảm biến, radar, vệ tinh, liên lạc của Trung Quốc phải hoạt động trong điều kiện hoàn hảo, điều “rất khó xảy ra trong thực tế”, theo ông Richardson.
“Dù sao, các tên lửa đạn đạo diệt hạm và năng lực A2/AD của Trung Quốc vẫn là một mối đe dọa tiềm tàng, nhưng mối đe dọa đó không phải là không thể vượt qua, và sẽ không ngăn cản được các siêu tàu sân bay của Mỹ phô diễn sức mạnh của mình trong tương lai gần”, Majumdar nhấn mạnh.
Trí Dũng
Theo VNE
Thủ tướng Campuchia tuyên bố không ủng hộ phán quyết của PCA
Ông Hun Sen hôm qua cáo buộc Tòa trọng tài quốc tế (PCA) cùng một số nước thực hiện "âm mưu chính trị" khi cơ quan này sắp ra phán quyết về vụ kiện của Philippines liên quan đến Biển Đông.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen. Ảnh: AFP
"Đây không phải là vấn đề về luật pháp, nó hoàn toàn về chính trị. Tôi sẽ không ủng hộ bất kỳ phán quyết nào của tòa", AFP hôm qua dẫn lời thủ tướng Campuchia nói.
PCA được cho là sắp đưa ra phán quyết về vụ việc Philippines kiện đường lưỡi bò phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông trong tháng này. Giới quan sát nhận định phán quyết sẽ có lợi cho Manila.
Ông Hun Sen hôm qua cũng thể hiện sự giận dữ khi nhắc đến việc một số nước cho rằng Phnom Penh chịu áp lực từ Bắc Kinh nên đã "góp phần" gây ảnh hưởng tới bản tuyên bố chung của ASEAN tuần trước.
Ông miêu tả việc cáo buộc Phnom Penh gây khó dễ cho bản tuyên bố chung là "không thể chấp nhận được" và "rất bất công với Campuchia".
Thủ tướng Campuchia cũng cho rằng các nước đưa ra lập luận đó "lợi dụng Campuchia để chống lại Trung Quốc".
Dù các Ngoại trưởng ASEAN trong cuộc họp tuần trước cùng người đồng cấp Trung Quốc tại Côn Minh vẫn ra bản tuyên bố chung nhưng sự kiện này đã kết thúc trong ồn ào khi hiệp hội bị cho là "chia rẽ" về vấn đề Biển Đông. Sau khi Malaysia đưa ra tuyên bố chung bày tỏ "quan ngại nghiêm trọng" về hoạt động xây dựng ở Biển Đông, văn bản này đã bị thu về.
Một số tờ báo dẫn các nguồn tin ngoại giao ASEAN cho hay Lào, Campuchia và Myanmar là những nước phản đối bản tuyên bố đầu tiên.
Vụ việc này gợi lại sự cố hồi năm 2012, các Ngoại trưởng ASEAN lần đầu tiên không đưa ra được tuyên bố chung khi họp tại Phnom Penh, trong năm Campuchia làm chủ tịch ASEAN.
Khánh Lynh
Theo VNE
Hai tàu sân bay lớn nhất của Mỹ tập trận tấn công ở Philippines Hai tàu sân bay lớn nhất của Mỹ cùng với 140 máy bay và 12.000 thủy quân đang tham gia cuộc tập trận tấn công ở ngoài khơi Philippines. Theo tư lệnh lực lượng Mỹ tại Thái Bình dương cuộc tập trận khai diễn vra ngày 19.6.2016 ngoài khơi Philippines với mục đích bảo vệ tự do hàng hải và hàng không, trên...