Tàu sân bay Anh tham gia diễn tập lớn nhất châu Âu
Tàu sân bay Prince of Wales ngày 5/9 rời quân cảng Portsmouth để tham gia cuộc diễn tập quân sự lớn nhất châu Âu ở vùng biển gần Scotland.
Tàu sân bay HMS Prince of Wales sẽ tham gia diễn tập chung Joint Warrior cùng với các nước đồng minh NATO. Đây là lần đầu chiến hạm Prince of Wales tham gia cuộc diễn tập lớn nhất châu Âu này.
11 quốc gia điều lực lượng tham gia diễn tập Joint Warrior hồi tháng 10/2020, với 28 tàu mặt nước, hai tàu ngầm, 81 máy bay và hơn 6.000 binh sĩ. Trong Joint Warrior năm nay, tàu sân bay Prince of Wales sẽ thử nghiệm triển khai đồng thời tiêm kích tàng hình F-35B và trực thăng AW101 Merlin.
Hạm trưởng Steve Higham cho biết đây là thay đổi lớn về mức độ phức tạp của nhiệm vụ đối với thủy thủ đoàn trên tàu, đồng thời khẳng định họ tiếp tục học hỏi kinh nghiệm vận hành trong quá khứ lẫn hiện tại để phát triển năng lực tác chiến.
Tàu sân bay HMS Price of Wales tiến vào gần vũng lãnh thổ Gibraltar của Anh ngày 6/6. Ảnh: Twitter/HMSPWLS .
HMS Queen Elizabeth, chiến hạm cùng lớp với Prince of Wales, cập cảng Yokosuka của Nhật Bản ngày 6/9 trong đợt triển khai đầu tiên của mình. Tàu sân bay Queen Elizabeth hồi tháng 5 đã tham gia diễn tập ngoài khơi xứ Scotland với chiến hạm Canada, Đan Mạch và Hà Lan.
Tàu sân bay Prince of Wales được đặt tên theo tước hiệu của Thái tử Charles, là chiến hạm thứ hai thuộc lớp Queen Elizabeth được thiết kế chuyên vận hành tiêm kích F-35B. Anh khởi đóng chiến hạm Prince of Wales tháng 5/2017, hạ thủy vào tháng 12/2017 và biên chế tháng 12/2019.
Prince of Wales trị giá 4,5 tỷ USD, có lượng giãn nước 65.000 tấn, dài 280 m, có thể chở theo khoảng 65 máy bay các loại gồm tiêm kích F-35B và trực thăng hải quân, được trang bị 3 tổ hợp phòng thủ tầm cực gần Phalanx và 6 cụm súng 6 nòng xoay 7,62 mm.
Mỹ kích nổ "như động đất" thử nghiệm tàu sân bay đắt nhất thế giới
Tàu sân bay USS Gerald R. Ford của Mỹ đã hoàn thành cuộc thử nghiệm thứ 3 để kiểm tra giới hạn chống chịu của chiến hạm đắt nhất thế giới này.
Mỹ kích nổ "như động đất" thử nghiệm tàu sân bay đắt nhất thế giới
Tàu sân bay USS Gerald R. Ford hoàn thành đợt thử nghiệm thứ 3 vào ngày 8/8 (Ảnh: US Navy).
Cuộc thử nghiệm khả năng chịu xung chấn của tàu sân bay USS Gerald R. Ford được tiến hành ở ngoài khơi bờ biển Florida hôm 8/8. Hải quân Mỹ đã đặt 18 tấn thuốc nổ gần mạn tàu và kích nổ nhằm mô phỏng tình huống con tàu đang tham gia một cuộc chiến thực sự.
Hải quân Mỹ cho biết vụ thử đã diễn ra thành công, không có thương vong, không có hiện tượng cháy nổ hay nước tràn ngập tàu.
Sĩ quan chỉ huy tàu sân bay Paul Lanzilotta cho biết không có bất kỳ sự cố nào xảy ra với tàu sau vụ thử nghiệm. Trực thăng có thể tập kết ngay trên tàu chỉ vài phút sau vụ nổ. Mọi khí tài đều có thể triển khai ngay trên tàu.
Hình ảnh từ video ghi lại vụ thử nghiệm cho thấy cột nước bắn lên cao sau khi thuốc nổ được kích hoạt, tạo thành chấn động như một trận động đất.
Đây là đợt thử nghiệm thứ 3 đối với tàu sân bay USS Gerald R. Ford. 2 vụ thử nghiệm trước đó lần lượt được thực hiện vào ngày 18/6 và 16/7.
Trong lần thử nghiệm thứ 2, Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) đã ghi nhận chấn động mạnh tương đương trận động đất 3,9 độ richter khi hải quân Mỹ kích hoạt lượng thuốc nổ lớn để thử nghiệm tàu sân bay USS Gerald R. Ford. Vụ thử đầu tiên cũng gây ra chấn động 3,9 độ richter, tương đương với một trận động đất nhỏ, theo USGS.
Hải quân Mỹ cho biết, vụ thử nghiệm nhằm đảm bảo rằng các tàu chiến của nước này "có thể tiếp tục đáp ứng các yêu cầu khắt khe trong những điều kiện khắc nghiệt mà chúng có thể gặp phải trong quá trình tác chiến".
"Những thử nghiệm này cung cấp dữ liệu để xác nhận mức độ chống chịu chấn động của tàu chiến", Hải quân Mỹ cho biết thêm.
Ngoài ra, thử nghiệm được thực hiện nhằm xem xét các chiến hạm có thể chịu đựng các rung lắc nghiêm trọng ở mức độ nào, và đánh giá những lỗ hổng tiềm ẩn liên quan đến chấn động trên tàu chiến. Trong tác chiến, ngay cả khi tàu không bị trúng hỏa lực trực tiếp, các vụ nổ gần đó có thể gây ra các con sóng áp lực cao dội vào các chiến hạm. Chúng có thể gây hư hại nghiêm trọng thân tàu hoặc gây trục trặc ở cấu trúc quan trọng, làm suy giảm năng lực tác chiến của tàu.
USS Gerald R. Ford là chiến hạm đầu tiên thuộc lớp tàu cùng tên của hải quân Mỹ. Mỹ dự kiến sản xuất 4 chiếc lớp này nhằm thay thế cho các tàu sân bay lớp Nimitz. USS Gerald R. Ford hiện là tàu sân bay đắt nhất thế giới với kinh phí đóng đã vượt mốc 13 tỷ USD. Sau quá trình thử nghiệm, tàu chiến này sẽ trải qua 6 tháng được bảo trì và sửa chữa trước khi được bàn giao để làm nhiệm vụ tác chiến.
Tàu sân bay USS Gerald R. Ford dài 335 m, có thể chứa 85 chiếc máy bay, chở hơn 4.500 người và có trọng lượng lên đến 90.000 tấn. Vũ khí phòng thủ trên tàu gồm 2 máy phóng với mỗi máy có thể phóng 16 tên lửa ESSM chuyên chống lại các tên lửa chống hạm. Tàu này còn có 4 hệ thống vũ khí Phalanx 20 mm.
Quân đội Mỹ diễn tập lớn nhất 4 thập kỷ Hải quân và thủy quân lục chiến Mỹ tổ chức diễn tập lớn nhất trong 40 năm qua với sự tham gia của các đơn vị trên 17 múi giờ. Diễn tập Quy mô lớn (LSE) 2021 dự kiến diễn ra ngày 3-16/8 với sự tham gia của 6 bộ chỉ huy hải quân và thủy quân lục chiến, 5 hạm đội và...