Tàu sân bay Anh tập trận chung với chiến hạm Nhật – Mỹ – Hà Lan
Đây là lần đầu tiên tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Hải quân Hoàng gia Anh tập trận với tàu Nhật Bản gần quần đảo Senkaku, với sự tham gia của các tàu khu trục khác của Mỹ và Hà Lan.
Nhóm tàu tác chiến của Hải quân Hoàng gia Anh do tàu sân bay HMS Queen dẫn đầu (Ảnh: Twitter).
Đầu tuần này, lực lượng đặc nhiệm của Hải quân Hoàng gia Anh do tàu sân bay HMS Queen Elizabeth dẫn đầu đã tham gia cuộc diễn tập hải quân đầu tiên với Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản (JMSDF) ngoài khơi đảo Okinawa, một phần trong nỗ lực cùng Mỹ và các đồng minh nhằm đảm bảo một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở.
Đây là lần đầu tiên tàu chiến lớn nhất của Hải quân Hoàng gia Anh tập trận với JMSDF gần quần đảo của Nhật Bản. Cuộc tập trận bắt đầu từ ngày 24/8, với sự tham gia của tàu sân bay HMS Queen Elizabeth, tàu khu trục HMS Defender và HMS Kent của Anh, được hộ tống bởi chiến hạm HNSMS Evertsen của Hà Lan, tàu USS The Sullivans và USS New Orleans của Mỹ, cùng với tàu khu trục Asahi của Nhật Bản.
Cuộc tập trận còn có sự tham gia của các máy bay chiến đấu tàng hình tiên tiến F-35 của Anh và Mỹ, các máy bay chiến đấu F-15 thuộc Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản và Không quân Mỹ.
Chuẩn Đô đốc Nhật Bản Yasushige Konno cho biết, việc tham gia một cuộc tập trận chung với các quốc gia với tiêm kích F-35 có ý nghĩa rất lớn. Mỹ và Anh là những quốc gia duy nhất sử dụng loại máy bay này mặc dù Nhật Bản cũng đã mua một số máy bay F-35 và dự kiến sẽ vận hành khoảng 42 chiếc F-35B, loại có khả năng cất cánh thẳng đứng và cất cánh từ tàu sân bay hạng nhẹ Izumo nâng cấp của Nhật Bản, trong tương lai.
Video đang HOT
“Tăng cường hợp tác với các quốc gia cùng chia sẻ giá trị chung là điều rất quan trọng, bất chấp khoảng cách về mặt địa lý”, ông Konno nói.
Thông điệp mang tính biểu tượng
Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth rời cảng Portsmouth, Anh vào ngày 24/5, tham gia tập trận với các đối tác NATO ở Đại Tây Dương và Địa Trung Hải. Nhóm tàu của Anh do HMS Queen Elizabeth dẫn đầu đã đi qua Ấn Độ Dương vào đầu tháng 7, tham gia tập trận cùng Hải quân Ấn Độ trước khi đi qua Singapore và đến Biển Đông để tham gia tập trận tự do hàng hải cùng với lực lượng quân sự của Mỹ.
Hạm đội Anh đã cập cảng Guam trước khi tập trận với Nhật Bản và sau đó sẽ tham gia cuộc tập trận Bersa Lima 21 với các tàu của Australia, New Zealand, Malaysia và Singapore trước khi hoàn thành đợt triển khai kéo dài 7 tháng này.
Ông James Brown, phó giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Temple (Mỹ), cho rằng địa điểm diễn tập lần này “không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên”. “Mối quan tâm cơ bản của Anh là Biển Đông và rõ ràng Okinawa là vùng lãnh thổ của Nhật Bản gần nhất với khu vực đó”, ông nói.
Theo chuyên gia trên, với Nhật Bản, đây là một phần trong chiến lược phát triển rộng lớn hơn của chính sách an ninh quốc gia. Cho đến gần đây, Nhật Bản gần như dựa hoàn toàn vào Mỹ trong việc đảm bảo an ninh, nhưng giờ đây họ đã quyết định cần phải bổ sung năng lực cho chính mình. Chuyên gia Brown cho rằng, Trung Quốc có thể đang theo dõi chặt chẽ các cuộc tập trận này.
Sau cuộc tập trận, nhóm tấn công của Anh dự kiến sẽ tham gia diễn tập với các đơn vị hải quân và không quân Hàn Quốc vào tuần tới, từ ngày 30/8 đến ngày 1/9, tập trung vào các hoạt động nhân đạo và cứu trợ thảm họa.
Theo các chuyên gia, cuộc tập trận này có thể khiến Triều Tiên “ nóng mặt”. Bình Nhưỡng đã lên án các cuộc tập trận chung thường niên Mỹ – Hàn và cho rằng đây là động thái “đùa với lửa”.
Báo Trung Quốc nêu lý do khiến tàu ngầm bị Anh phát hiện
Một nhược điểm của các tàu ngầm Trung Quốc khiến chúng bị nhóm tác chiến tàu sân bay Anh phát hiện khi qua Biển Đông.
Tuy vậy, truyền thông Trung Quốc đã đưa ra một lý giải khác.
Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Anh (Ảnh: Hải quân Anh).
Hãng tin Daily Express đầu tuần này đưa tin, hôm 2/8, nhóm vận hành trên tàu HMS Kent và HMS Richmond trong nhóm tác chiến tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Anh, đã phát hiện hai tàu ngầm lớp Type 093 của Hải quân Trung Quốc bám theo khi nhóm tàu di chuyển từ Biển Đông đến Tây Thái Bình Dương.
Sau khi di chuyển qua eo biển Luzon, nhóm tàu của Anh tiếp tục phát hiện tàu ngầm Type 093 thứ ba của Trung Quốc bám theo. Đội vận hành nhóm tàu Anh cho biết, họ phát hiện các tàu ngầm của Trung Quốc do "âm thanh đặc trưng phát ra từ chân vịt" của chúng.
Chỉ vài giờ sau khi những thông tin này xuất hiện, Thời báo Hoàn Cầu (Global Times) của Trung Quốc đã bác bỏ thông tin cho rằng các tàu ngầm của nước này bị phát hiện khi đang bí mật bám theo nhóm tác chiến tàu sân bay Anh.
Global Times dẫn lời một chuyên gia giấu tên cho biết: "Các tàu của Hải quân Trung Quốc có thể đã dùng tàu HMS Queen Elizabeth làm mục tiêu giả định. Có thể tàu ngầm Trung Quốc đã cố ý lộ ra sau khi hoàn thành nhiệm vụ nhằm phát đi thông điệp cảnh báo nhóm tàu Anh".
Nhóm tác chiến tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Hải quân Hoàng gia Anh hồi cuối tháng 5 đã bắt đầu hành trình dự kiến kéo dài 28 tuần đến châu Á. Trong hành trình này, nhóm tác chiến tàu sân bay dự kiến thăm hơn 40 quốc gia ở khu vực như Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc. Hoạt động triển khai này được coi là một phần trong chính sách xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương của Anh sau khi rời Liên minh châu Âu (EU) nhằm khẳng định tầm ảnh hưởng của Anh hậu Brexit cũng như nhằm kiềm chế sự bành trướng ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực. Tháng trước, Anh cũng tuyên bố triển khai thường trực hai tàu chiến ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương từ cuối tháng 8.
Truyền thông Trung Quốc từng cho biết, Bắc Kinh sẽ theo dõi sát các hoạt động của tàu chiến Anh và sẵn sàng đối phó "mọi hành động không thích hợp".
Trước đó, Hải quân Anh được cho là đã lường trước được kịch bản có thể bị các tàu của Trung Quốc bám theo khi ở hoạt động ở các vùng biển trong khu vực. Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace hôm 30/7 tuyên bố, tàu chiến Anh sẽ hoạt động ở bất cứ đâu luật pháp quốc tế cho phép. "Các tàu của Trung Quốc chắc chắn bám theo và gây khó khăn. Nhưng chúng tôi tôn trọng Trung Quốc và cũng hy vọng Trung Quốc sẽ tôn trọng chúng tôi", Bộ trưởng Wallace nói.
Trung Quốc hiện có 6 tàu ngầm thế hệ mới với tên gọi chính thức là tàu ngầm lớp Type 093 được đưa vào biên chế năm 2006, trong số 66 tàu ngầm đang hoạt động. Với 85 thủy thủ, tàu ngầm này có thể hoạt động 80 ngày và có khả năng phóng các tên lửa siêu thanh diệt hạm.
Một chuyên gia giấu tên nhận định: "Trung Quốc đang phát triển năng lực tàu ngầm mà chúng ta không nên đánh giá thấp mặc dù họ chưa có kinh nghiệm thực chiến như các đội tàu ngầm của Mỹ và Anh".
Anh có thể triển khai F-35B trên tàu sân bay trực thăng Mỹ Bộ trưởng Wallace cho biết Anh có thể triển khai một phi đội F-35B trên tàu sân bay trực thăng Mỹ nếu thủy quân lục chiến nước này đề nghị. "Sẽ rất thú vị khi chứng kiến điều gì đến với những chiếc F-35B của chúng tôi và liệu có thể triển khai chúng trên tàu Mỹ trong tương lai không. Hy vọng...