Tàu Saigon Queen gặp nạn trên biển Sri Lanka, Thuyền trưởng mất tích
22 thuyền viên trên tàu Saigon Queen mang số hiệu 3WLR, số IMO 9364083 của Công ty cổ phần vận tải biển Sài Gòn vận chuyển gỗ từ Myanmar đến Ấn Độ phát báo nạn khẩn cấp tại vùng biển Srilanka. 19 thuyền viên được cứu hộ, 3 người bị mất tích.
Vào khoảng 12 giờ 20 phút, Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam (Vietnam MRCC) nhận được thông tin tàu Saigon Queen, số hiệu 3WLR, số IMO 9364083 (dài 102.79 mét, rộng 17.028 mét, GT=4074) thuộc Công ty cổ phần vận tải biển Sài Gòn, với 22 thuyền viên, vận chuyển gỗ hành trình từ Myanmar đi Ấn Độ, phát báo nạn khẩn cấp tại vùng biển Srilanka, vị trí bị nạn có toạ độ 07-59.84N 084-11.910E.
Tiếp nhận thông tin báo nạn, Vietnam MRCC đã khẩn trương liên lạc với tàu nhưng mọi thông tin đều không thể kết nối được với Saigon Queen. Khu vực tàu Saigon Queen hoạt động thời tiết rất xấu, đang chịu ảnh hưởng của cơn bão TWO.
Video đang HOT
Tàu Saigon Queen phát báo nại tại vùng biến Srilanka.
Được biết, trước khi tàu Saigon Queen báo nạn, số lượng hàng hóa trên tàu đã bị xô lệch, tàu phải quay đầu để chằng buộc lại. Nhận thức được mối nguy hiểm đe doạ tính mạng 22 thuyền viên, Vietnam MRCC đã phối hợp với VISHIPEL phát thông báo hàng hải khẩn cấp, phối hợp với lực lượng tìm kiếm cứu nạn SRI LANKA (MRCC COLOMBO) US COAST GUARD MRCC CHENAI các tàu thuyền hoạt động trong khu vực triển khai ngay các hoạt động cứu nạn thuyền viên tàu Saigon Queen.
Sau những nỗ lực tìm kiếm cứu nạn, đến 21 giờ 20 ngày 30/10, tàu PACIFIC SKIPPER (số hiệu P3UW4, IMO: 8405804 MMSI: 209000876, mang cờ Cộng hoà Síp) đã cứu được 3 thuyền viên, giữ liên lạc được với 16 thuyền viên tàu Saigon Queen trên bè cứu sinh. Cho đến nay vẫn còn 3 thuyền viên bị mất tích, trong đó có thuyền trưởng Nguyễn Minh Luân. Hiện 3 thuyền viên mất tích đang được các lực lượng chức năng khẩn trương tìm kiếm.
Ngay sau khi biết tin tàu Saigon Queen và 22 thuyền viên gặp nạn, phía công ty cổ phần vận tải biển Sài Gòn cho biết đang tập trung dồn tất cả những gì có thể để nhanh chóng phối hợp giải quyết sự cố một cách tốt nhất. Cũng theo thông tin cung cấp từ phía công ty chủ tàu thì ¾ người được xác định mất tích gồm: thuyền trưởng Nguyễn Minh Luân máy trưởng Hoàng Văn Bần thủy thủ trưởng Trần Văn Đề và thợ máy Phạm Phú Hữu.
Tàu Saigon Queen được đóng mới trong nước vào năm 2005 với tổng số vốn đầu tư gần 120 tỷ đồng. Năm 2008, tàu được Công ty cổ phần vận tải biển Sài Gòn chính thức đưa vào khai thác vận chuyên dịch vụ.
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin những diễn tiến tiếp theo đến bạn đọc .
Theo Dantri
Đà Nẵng kiên quyết "đóng cửa" cảng Sông Hàn
Văn phòng UBND TP.Đà Nẵng cho biết, Tổng công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines) vừa gửi công văn đến UBND TP.Đà Nẵng đề nghị kéo dài thời hạn bàn giao mặt bằng cảng Sông Hàn cho TP.Đà Nẵng quản lý đến ngày 31.12.2013.
Theo UBND TP.Đà Nẵng việc kéo dài thời hạn này làm ảnh hưởng đến đầu tư phát triển đô thị của thành phố. Cũng theo UBND TP.Đà Nẵng, cảng Sông Hàn (trực thuộc Cảng Đà Nẵng) nằm ở khu vực trung tâm thành phố có tổng chiều dài cầu bến 750 m, chuyên nhận vận chuyển hàng hóa đường sông. Cảng có diện tích hơn 10.000 m2 chứa hàng, chỉ có thể tiếp nhận các loại tàu vận tải dưới 5.000 DWT, tàu container với tổng công suất vài trăm ngàn tấn hàng hóa/năm cùng các loại tàu khách vừa và nhỏ. Năm 2012, UBND TP.Đà Nẵng đã có thỏa thuận đền bù cho Vinalines để thực hiện di dời, giải tỏa. Nhiều hạng mục công trình, vật tư thiết bị đã qua sử dụng vẫn được UBND TP.Đà Nẵng thanh toán đền bù trên 85% giá trị đầu tư. Nhà kho số 1 rộng 880 m2 của cảng Sông Hàn đã được tháo dỡ, di dời để lấy mặt bằng cho cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế 2012.
Trước đó, vào năm 2011, tại kỳ họp thứ 3, HĐND TP.Đà Nẵng khóa VIII đã ban hành nghị quyết nêu rõ thời hạn "đến ngày 31.12.2012 thực hiện việc di dời cảng Sông Hàn, bàn giao lại mặt bằng để cải tạo, nâng cấp và chuyển đổi công năng thành cảng du lịch...". Tuy nhiên, tại Hội nghị thường niên của Hiệp hội Cảng biển Việt Nam - VPA, tổ chức tại Đà Nẵng vào tháng 8.2012, VPA cho rằng việc di dời cảng Đà Nẵng đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản lượng hàng hóa thông qua cảng và đời sống cán bộ công nhân viên tại cảng Sông Hàn. Ngoài ra, Cảng Đà Nẵng cũng kiến nghị UBND TP.Đà Nẵng nhanh chóng hỗ trợ nguồn vốn di dời và giải tỏa đền bù.
Trong khi đó, tại cuộc họp thông qua một số đề án quy hoạch kiến trúc tại Đà Nẵng vào ngày 19.10, ông Nguyễn Bá Thanh, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP.Đà Nẵng yêu cầu UBND TP.Đà Nẵng có công văn gửi Vinalines với nội dung: "Thông báo cho Vinalines biết theo Nghị quyết của HĐND TP.Đà Nẵng, đến ngày 1.1.2013, cảng Sông Hàn chuyển công năng thành cảng du lịch, không còn là cảng hàng hóa nữa". Đặc biệt, ông Nguyễn Bá Thanh nhấn mạnh: "Bắt đầu từ ngày 1.1.2013, TP.Đà Nẵng cấm tuyệt đối xe tải vào cảng Sông Hàn để giao, nhận hàng hóa. UBND TP.Đà Nẵng phải chỉ đạo Sở GTVT thực hiện đặt biển báo cấm phương tiện vận tải trên đường Bạch Đằng".
Theo TNO
Thủy thủ Việt bị hải tặc bắt: Mất lương Các doanh nghiệp đang xúc tiến thanh lý hợp đồng với các thủy thủ trở về từ tay cướp biển Somalia. Tuy nhiên họ không thể nhận được tiền lương những tháng cuối cùng. Trung tâm Xuất khẩu lao động thuộc Công ty Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Tổng hợp Hà Nội (Servico Hà Nội) vừa có thông báo gửi các...