Tàu quân sự Nga đang trên đường đến Syria
Hai tàu quân sự Nga chở theo các thiết bị quân sự, hàng hóa đang trên đường tới Syria giữa lúc Mỹ và NATO đang tố cáo Nga tăng cường đưa quân và vũ khí đến Syria để chống lưng cho chính quyền của Tổng thống Bashar Assad.
Cuộc xung đột kéo dài ở Syria đang đẩy thường dân vào cảnh khốn cùng – Ảnh: Reuters
Thông tin trên do NBC News đăng tải hôm 9.9, dẫn nguồn từ giới chức Mỹ. Tuy nhiên, các nguồn tin này cho biết vẫn chưa rõ mục đích của Nga đối với 2 chuyến hàng kể trên. Trước đây, Nga vẫn gởi hàng cứu trợ nhân đạo đến Syria, nhưng hiện nay tình hình đang rất nhạy cảm sau khi Nga thừa nhận rằng chuyên gia quân sự của nước này đang có mặt ở Syria.
Giới chức Mỹ và các nhà phân tích quân sự trong những ngày qua cho rằng Nga đang chuẩn bị cơ sở hạ tầng ở Syria để đưa một đại đội đến đây, giúp đỡ chính quyền Assad chống lại các cuộc không kích.
Nga không nói rõ có bao nhiêu chuyên gia quân sự đang ở Syria, còn phía Mỹ thì nhận định hiện chỉ có dưới 100 binh sĩ Nga đang có mặt trên đất Syria, đang làm nhà di động và một trạm kiểm soát không lưu gần một đường băng ở ngoại ô thành phố cảng Latakia (Syria). “Tuy nhiên, chúng tôi được báo rằng Nga đang bước vào tiến tình can thiệp trực tiếp”, Amos Gilad, cố vấn cao cấp của Bộ trưởng Quốc phòng Israel, phát biểu tại một hội thảo an ninh ở Israel hôm 8.9.
Trong khi đó, cả Mỹ và NATO đều “bày tỏ quan ngại sâu sắc” trước các tin tức về việc Nga tăng cường hiện diện quân sự ở Syia. Lãnh đạo NATO, ông Jens Stoltenberg hôm 9.9 tuyên bố rằng sự can thiệp của Nga sẽ không giúp giải quyết cuộc xung đột ở Syia.
Nga hậu thuẫn cho chính quyền của Syria trong khi Mỹ muốn lật đổ. Trong ảnh là Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và Tổng thống Syria Bashar Assad hồi năm 2006 – Ảnh: AFP
Hãng truyền thông BBC đưa tin, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm 9.9 cũng điện đàm với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, “nhấn mạnh lại quan ngại” của ông về sự can thiệp của Nga tại Syria.
Tuy nhiên, Nga vẫn tuyên bố chỉ cử chuyên gia quân sự đến Syria và đó là tất cả.
Video đang HOT
Giới phân tích thì cho rằng nếu không có sự hậu thuẫn mạnh mẽ của Nga, chính quyền của Tổng thống Assad chẳng thể tồn tại đến ngày nay.
Chính quyền Syria đang phải vất vả chống trả các lực lượng khủng bố dính líu với al-Qaeda trong suốt 4 năm qua. Quân nổi dậy đã chiếm được một loạt thành phố, đẩy lui quân chính phủ ra khỏi cả căn cứ không quân cực kỳ quan trọng Abu al-Duhur ở tỉnh Idlib. Ít nhất 250.000 người đã thiệt mạng trong cuộc nội chiến này.
Trong một diễn biến khác, phát ngôn viên của Đại sứ quán Nga tại Iran tuyên bố rằng Iran đã đồng ý cho máy bay Nga bay qua không phận nước này để đến Syria. Trong cuộc điện đàm hôm 9.9, Ngoại trưởng Mỹ Kerry nói với ông Lavrov rằng nếu điều đó là sự thật, “nó sẽ càng làm bạo động dữ dội hơn”.
Mỹ, NATO bất đồng sâu sắc với Nga trong vấn đề Syria. Trong khi Nga hậu thuẫn và cung cấp vũ khí cho chính quyền Syria, Mỹ lại muốn lật đổ.
Chính quyền Đức và Pháp trước đó cũng đã lên tiếng chống lại sự leo thang quân sự ở Syria có liên quan đến Nga.
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Ukraine lên kế hoạch 'tuần hành ở Moscow'
Tổng thống Petro Poroshenko từng lên phương án "tuần hành tại Moscow" để giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine. Song, ông này thừa nhận thỏa thuận ngừng bắn Minsk 2 hiện là "phương án đáng hoan nghênh nhất".
RT cho hay trong buổi phóng vấn trên kênh truyền hình Channel 5 của Ukraine, Tổng thống Poroshenko đã nêu ra 3 phương án khả thi để giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay.
Phương án đầu tiên là "tổ chức một cuộc tổng tấn công giải phóng khu vực miền đông đang nằm dưới sự kiểm soát của phe ly khai và tuần hành tại thủ đô Moscow của Nga". Tuy nhiên, ông Poroshenko thừa nhận phương án này mang tính "liều lĩnh" và "tắc trách" bởi đa phần người dân Ukraine không ủng hộ động thái trên.
Binh lính chính phủ Ukraine tuần tra tại làng Orekhovo ở vùng Luhansk.
Phương án thứ hai là "xây một bức tường và ngăn cách các vùng lãnh thổ quốc gia" nhằm ám chỉ tới vùng Donbass, phía đông Ukraine.
"Chúng ta có thể tồn tại mà không có Donbass. Nhưng tôi không muốn đánh đổi Ukraine. Tôi sẽ không từ bỏ dù chỉ một mảnh đất nhỏ trên lãnh thổ Ukraine cho bất cứ ai", ông Poroshenko nói.
Tổng thống Ukraine nhấn mạnh ông sẽ "giành lại cả bán đảo Crimea vốn đã sáp nhập vào Liên bang Nga hồi tháng Ba và vùng Donbass đang nằm dưới sự kiểm soát của phe ly khai" cũng như "cố hết sức" để giành được mục tiêu này.
Phương án thứ ba là "khôi phục chủ quyền của Ukraine cả với vùng Donbass. Đây là lời kêu gọi đã được nêu trong thỏa thuận ngừng bắn Minsk 2", ông Poroshenko nói.
Tổng thống Ukraine cho hay thỏa thuận Minsk 2 cũng đã tính tới việc "rút lui các lực lượng quân sự nước ngoài khỏi lãnh thổ Ukraine và thả tự do cho những binh sĩ Ukraine bị bắt giữ ở Nga" cùng với việc thi hành thỏa thuận ngừng bắn, rút lui vũ khí và cải cách hiến pháp.
Liên quan tới tiến trình cải cách hiến pháp, ông Poroshenko một lần nữa nhấn mạnh Điều 92 trong hiến pháp quy định trao "tình trang đặc biệt" cho các thành phố sẽ được gỡ bỏ. Theo đó, chương trình cải cách hiến pháp chỉ áp dụng trao "các thủ tục quản lý cấp địa phương đặc biệt" cho hai khu vực Lugansk và Donetsk chứ không phải là "tình trạng đặc biệt".
Những bất đồng quan điểm trong việc trao quyền quản lý riêng cho Lugansk và Donetsk đã làm bùng phát cuộc bạo động bên ngoài tòa nhà Quốc hội Ukraine ở thủ đô Kiev hôm 31/8, khiến 3 nhân viên an ninh thiệt mạng và hang trăm người khác bị thương.
Hôm 3/8, trả lời phỏng vấn kênh RFI của Pháp, ông Poroshenko cho rằng Nga không xâm chiếm Ukraine nhưng lại tấn công Phần Lan và các nước vùng Baltic bởi Tổng thống Putin "muốn toàn bộ khu vực châu Âu". Trong buổi phỏng vấn trên kênh Channel 5, Tổng thống Poroshenko đã thừa nhận thỏa thuận ngừng bắn Minsk hiện là phương án duy nhất để giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine. Trái lại trước đó 2 tuần, nhà lãnh đạo Ukraine từng tuyên bố thời gian thi hành thỏa thuận Minsk 2 là cơ hội để Kiev gây dựng lại lực lượng.
Đây không phải là lần đầu tiên Tổng thống Poroshenko có những lời phát biểu mà theo Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov là "thiếu suy nghĩ và logic" về Moscow.
Hồi tháng Sáu, chia sẻ với tờ Corriere della Sera của Ý, ông Poroshenko cho biết khoảng 200.000 binh sĩ Nga đang có mặt ở Ukraine. Con số này tương đương 1/4 lực lượng quân sự của Nga.
Trước đó, phát biểu trước Quốc hội Ukraine, ông Poroshenko cho rằng số quân nhân Nga ở Ukraine chỉ là 9.000 người dù không có bất cứ cơ quan tình báo hay tổ chức OSCE đưa ra bằng chứng quân đội Nga vượt biên sang lãnh thổ Ukraine.
Mới đây, Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine đã phê chuẩn bản chiến lược quân sự quốc gia mới. Nội dung của bản chiến lược này nhấn mạnh Nga là "đối thủ quân sự"của Ukraine.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo hãng tin Russia Today (RT). RT hiện có khoảng 1.000 chuyên gia truyền thông trên toàn thế giới. RT chuyên nắm bắt những câu chuyện và vấn đề thường bị các phương tiện truyền thông bỏ qua để tạo ra những tin tức ở một khía cạnh rất khác biệt.
MINH THU (lược dịch)
Theo Infonet
Nga thừa nhận chuyển vũ khí đến Syria giúp chống khủng bố Chính phủ Nga ngày 7.9 bác bỏ quan ngại của Mỹ về việc Moscow tăng cường hiện diện quân sự ở Syria, cho biết việc nước này viện trợ quân sự cho chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad là chuyện bình thường, nhằm mục đích chống khủng bố. Những tòa nhà bị tàn phá sau một đợt giao tranh giữa quân chính quyền...