Tàu quân sự Cameroon chìm, hàng chục lính tinh nhuệ mất tích
Một tàu quân sự Cameroon chìm ngoài khơi tây nam nước này làm “hàng chục” binh sĩ tinh nhuệ thuộc Lữ đoàn can thiệp nhanh mất tích.
Một tàu quân sự Cameroon. Ảnh: Janes.
Tàu “chìm ngày 16/7 ở khu vực giữa thành phố Limbe và Bakassi. Có hàng chục binh sĩ trên tàu, bao gồm một đại tá”, AFP dẫn một nguồn tin cho biết. Các binh sĩ thuộc Lữ đoàn can thiệp nhanh, lực lượng tinh nhuệ trong cuộc chiến chống phiến quân Boko Haram ở miền Viễn Bắc Cameroon.
“Quân đội đã bắt đầu tìm kiếm”, nguồn tin nói. Ít nhất một thi thể đã được tìm thấy.
Ngoài binh sĩ, tàu còn chở thiết bị xây dựng cho một căn cứ quân sự ở bán đảo Bakassi, nơi Lữ đoàn từng giúp khôi phục an ninh sau một vụ bắt con tin bất ngờ.
Boko Haram có nguồn gốc từ Nigeria nhưng nhóm phiến quân có liên hệ với Nhà nước Hồi giáo (IS) này thường xuyên tấn công nhằm vào Cameroon, Chad và Niger. Tuần trước, hai kẻ đánh bom tự sát, nghi thuộc Boko Haram, kích nổ ở đông bắc Cameroon làm 15 người thiệt mạng.
Video đang HOT
Khoảng 200.000 người Cameroon ở miền Viễn Bắc đã phải rời bỏ nhà cửa vì bạo lực.
Như Tâm
Theo VNE
Tam giác quỷ Bermuda mới "nuốt chửng" 85 tàu thuyền
"Tam giác quỷ Bermuda" mới xuất hiện vùng biển xung quanh các nước châu Á đã "nuốt chửng" 85 tàu thuyền chỉ trong năm ngoái.
Các vụ tai nạn hàng hải ngày càng xuất hiện nhiều hơn ở khu vực các nước châu Á.
Theo Express, bí ẩn bao trùm hàng loạt những vụ mất tích tàu thuyền trong vùng biển châu Á khiến giới chuyên gia khu vực đau đầu.
Một số lo ngại rằng, khu vực này sẽ trở thành điểm nóng mất tích không dấu vết của các tàu chiến. 6 trong 10 vụ mất tích lớn nhất gần đây đều diễn tại khu vực gần các nước châu Á.
Báo Đức Welt dẫn thống kê của công ty bảo hiểm Allianz Global Corporate & Specialty cho biết, vùng biển giáp giữa Trung Quốc, Indonesia và Philippines chiếm tới 25% số vụ mất tích trên toàn thế giới.
Nguyên nhân chính khiến tàu thuyền gặp nạn là do không được bảo dưỡng thường xuyên.
Vùng biển xếp sau bao gồm phía đông Địa Trung Hải, Biển Đen với 15% và vùng biển nằm giữa Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Giới chuyên gia nhận định, nguyên nhân chính khiến các tàu đi qua vùng biển châu Á gặp nạn là chở quá tải, tàu thuyền không được bảo trì thường xuyên. Thời tiết xấu, đặc biệt là những cơn bão cũng đóng vai trò khiến nhiều tàu thuyền gặp nạn.
Vấn đề kiểm tra tiêu chuẩn an toàn và việc thiếu chế tài xử phạt cũng là điều thường xuyên xảy ra ở các nước châu Á.
Vụ tai nạn tồi tệ nhất năm 2016 là việc tàu container TS TAIPEI gãy đôi sau khi mắc cạn ngoài khơi Đài Loan. Thuyền trưởng chiến đấu kiên cường trước cơn bão lớn nhưng con tàu cuối cùng đã không thể đến được cảng gần nhất.
Tàu chở hàng T. S. Taipei gãy làm đôi trong vụ chìm tàu hồi tháng 3.2016.
Ngoài ra, con tàu New Mykonos có trọng tải 81.000 tấn bị chìm vào giữa tháng 5, sau 10 tuần rời cảng ở Madagascar. Đây là một trong những con tàu lớn nhất gặp nạn trong những năm qua.
Volker Dierks, người đứng đầu dịch vụ bảo hiểm hàng hải ở công ty Allianz nói: "Có một thực tế là những con tàu ngày càng lớn hơn cũng làm gia tăng rủi ro cho hoạt động hàng hải và cả công ty bảo hiểm".
Nhiều công ty vận hành tàu biển đã cắt giảm chi phí bảo dưỡng, huấn luyện đội ngũ thủy thủ để tiết kiệm khoản tiền lớn. Đây là một trong những vấn đề chính khiến tàu thuyền gặp nạn, ông Dierks nói.
Theo danviet
Tên khủng bố bị bắn chết bằng tên độc Lực lượng dân phòng Cameroon đã dùng tên độc tiêu diệt một phần tử đánh bom tự sát thuộc lực lượng Boko Haram ở miền bắc nước này. Nhóm phiến quân Boko Haram tại Nigeria. Ảnh: AFP Kẻ bị tiêu diệt là một phụ nữ đánh bom tự sát, đang tìm cách xâm nhập nước này từ phía biên giới Nigeria, theo The...