Tàu phá băng Nhật mắc kẹt ở Nam Cực
Một tàu phá băng hiện đại của Nhật Bản trên đường đưa đoàn thám hiểm về nước thì bị mắc kẹt ở vùng Nam Cực hôm nay.
Tàu phá băng Shirase của Nhật. Ảnh: Asahi Shimbun
Asahi Shimbun dẫn nguồn Viện nghiên cứu vùng cực cho hay, một tảng đá dưới nước cản trở đường đi của con tàu phá băng Shirase vào lúc 7h40 sáng (giờ địa phương), khi ở cách trạm Molodyozhnaya của Nga 700 m.
Không có ai trong đội thám hiểm và thủy thủ đoàn bị thương. Không có rò rỉ buồng chứa nhiên liệu nhưng có vết rò rỉ trên thân tàu. Tuy nhiên, cấu trúc hai lớp khiến cho nội thất bên trong tàu không bị hư hại.
Thủy thủ đoàn sẽ nỗ lực giải thoát con tàu vào thời điểm thủy triều dâng từ 7h đến 9h sáng mai, sau khi kiểm tra vết nứt bằng camera dưới nước. Nếu không được sẽ tiếp tục vào thời điểm nước dâng tiếp theo là đêm mai.
Video đang HOT
Theo Viện nghiên cứu vùng cực, mặc dù các tảng băng trôi xuất hiện ở khắp nơi trong vùng nước xung quanh Shirase nhưng không có nguy hiểm nào trước mắt.
Tàu Shirase nặng 12.650 tấn, là một trong những con tàu phá băng mạnh nhất thế giới. Tàu đang quay trở về Nhật Bản sau khi đón đoàn thám hiểm từ hôm 12/2. Đây là lần đầu tiên một tàu nghiên cứu của Nhật bị kẹt trên đường thám hiểm vùng cực nam trong vòng 60 năm qua.
Vũ Hà
Theo VNE
Sau Nga, Trung Quốc đến lượt tàu phá băng Nhật mắc kẹt
Tàu phá băng Akademik Shokalskiy của Nga và tàu phá băng Tuyết Long của Trung Quốc vừa thoát nạn nạn ở Nam cực, đến lượt tàu phá băng "Sirase" của Nhật cũng bị mắc kẹt trong các tảng băng.
Bộ Giáo dục, Thể thao, Khoa học và Công nghệ - cơ quan giám sát những cuộc thám hiểm cấp nhà nước của Nhật Bản vừa đưa ra thông báo, tàu phá băng Nhật Bản "Sirase" đã bị mắc cạn khi đang trên đường trở về từ trạm nghiên cứu "Showa" ở Nam Cực.
Tàu phá băng Tuyết Long của Trung Quốc
AGB-5003 "Sirase" là tàu phá băng mới nhất của Nhật Bản. Đầu tháng Giêng, lần đầu tiên trong ba năm, tàu đã ghé trạm nghiên cứu "Showa" của Nhật, thường trực ở Nam Cực.
Theo Bộ Giáo dục, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản, không có ai bị thương trong vụ việc, tuy nhiên thủy thủ đoàn "Sirase" không thể tự đưa tàu thoát khỏi nơi mắc cạn. Nếu không muốn chờ đợi sự thay đổi của thời tiết, tàu sẽ cần trợ giúp của những tàu phá băng khác.
Tàu phá băng "Akademik Shokalskiy" của Nga
Đây là chiếc tàu phá băng thứ 3, của 3 nước khác nhau bị mắc kẹt ở trong các khối băng của Nam cực trong vòng 3 tháng qua. Trước "Sirase" là tàu phá băng Akademik Shokalskiy của Nga và tàu phá băng Tuyết Long của Trung Quốc cũng bị nạn ở khu vực này.
Ngày 26-12-2013, tàu phá băng "Akademik Shokalskiy" của Nga chở theo 22 thành viên thủy thủ đoàn và 52 hành khách đã bị mắc kẹt tại Nam Cực, ở vị trí cách đảo Tasmania của Australia hơn 2.700 km về phía Nam.
Tàu phá băng AGB-5003 "Sirase" của Nhật
Còn tàu phá băng Tuyết Long của Trung Quốc "xung phong" đến giải cứu cho con tàu Nga cũng bị kẹt lại, sau khi dùng trực thăng giúp giải cứu 52 hành khách trên tàu phá băng Akademik Shokalskiy của Nga hôm 2-1.
Cả 2 tàu này đều đã thoát khỏi lớp băng vào các ngày 07 và 08-01-2014, sau khi xuất hiện những vết nứt trên các dải băng. 2 tàu đã xé băng theo các vết nứt đó và thoát khỏi cảnh mắc kẹt.
Theo ANTD
Toàn bộ hành khách trên tàu Nga kẹt ở Nam Cực đã về đến đất liền Toàn bộ hành khách trên tàu Akademik Shokalskiy (Nga), bị kẹt ở Nam Cực từ ngày 24.12 đã về đến Úc an toàn, theo AFP ngày 22.1. Chi phí giải cứu tàu Akademik Shokalskiy của Nga bị mắc kẹt ở Nam Cực vào cuối tháng 12.2013 ước tính khoảng 1,2 - 1,5 triệu euro - Ảnh: AFP Tổng cộng 52 hành khách gồm...