Tàu phá băng hạt nhân mạnh nhất thế giới của Nga ra biển
Tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân Arktika, biểu tượng cho tham vọng chinh phục Bắc Cực của Nga, hôm nay thực hiện chuyến đi đầu tiên.
Arktika, được thiết kế để vận chuyển khí tự nhiên hóa lỏng từ Bắc Cực, là con tàu khổng lồ với chiều dài 173 m, cao 15 m, trọng lượng rẽ nước 33.500 tấn và có thể phá vỡ lớp băng dày gần 3 m.
“Con tàu độc nhất được sản xuất trong nước này sẽ lần đầu tiên được trải nghiệm điều kiện khắc nghiệt ở Bắc Cực, nơi nó phải khẳng định được vị thế soái hạm trong đội tàu phá băng của Nga”, nhà máy đóng tàu Baltic, nơi Arktika ra đời, ở St. Petersburg, cho biết.
Tàu Arktika chạy thử nghiệm ở St. Petersburg hồi tháng 12/2019. Ảnh: TASS.
Arktika dự kiến cập cảng Murmansk, phía tây bắc nước Nga trong hai tuần tới, sau khi thực hiện các bài kiểm tra hiệu suất trên đường đi.
Video đang HOT
Được khởi công từ năm 2016, Arktika là con tàu đầu tiên trong thế hệ tàu phá băng mới có tên Project 22220 của Nga, với công suất 60 megawatt, do Cơ quan Nguyên tử Nga, Rosatom, chế tạo. Arktika lần đầu tiên hạ thủy chạy thử nghiệm vào tháng 12 năm ngoái tại thành phố St. Petersburg.
Hồi tháng 4, Nga cho biết sắp đóng tàu phá băng hạt nhân mới có tên Leader, dài hơn 200 m, cao 40 m, công suất 120 megawatt, dự kiến hạ thủy vào năm 2025. Chi phí ước tính của tàu Leader lên tới 1,7 tỷ USD.
Nga là nước duy nhất trên thế giới vận hành đội tàu phá băng hạt nhân lớn, cho phép thực hiện tham vọng thúc đẩy lưu lượng hàng hóa dọc bờ biển Bắc Cực, đồng thời giúp việc đi lại giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương có thể diễn ra quanh năm.
Phát triển kinh tế ở Bắc Cực là một trong những mục tiêu quan trọng của Tổng thống Vladimir Putin. Khu vực này có trữ lượng dầu khí khổng lồ, đang được Nga, Mỹ và Na Uy để mắt tới.
Trump muốn Mỹ sở hữu thêm 10 tàu phá băng
Trump nói chính quyền Mỹ đang tìm cách trang bị 10 tàu phá băng cho lực lượng Tuần duyên để cạnh tranh hoạt động vùng cực với Nga.
"Chúng tôi đã phê duyệt hai tàu tuần tra tối tân lớp Legend và hai tàu phá băng thuộc chương trình Tàu tuần tra An ninh Vùng cực (PSC) cho Tuần duyên Mỹ. Chúng tôi đang đóng tàu phá băng lớn nhất thế giới và sẽ cố gắng để sở hữu thêm 10 tàu nữa nếu được", Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu khi thăm trụ sở Bộ Chỉ huy Phương nam của quân đội Mỹ tại Miami, bang Florida, ngày 10/7.
"Chúng ta chỉ có một tàu phá băng, còn Nga có 40. Rồi chúng ta sẽ có hai tàu, nhưng chúng tôi nghĩ rằng sẽ có 10 tàu", Trump nói.
Tuần duyên Mỹ đang sở hữu hai tàu phá băng hạng nặng USCGC Polar Star và hạng trung USCGC Healy. Tàu phá băng USCGC Polar Sea, cùng lớp với Polar Star, đang được niêm cất từ năm 2010 và không thể hoạt động do thiếu phụ tùng.
Trong khi đó, tàu Polar Star ngày càng cũ và vài lần gặp sự cố nghiêm trọng trong những năm gần đây. Tàu Healy mới hơn nhưng nhỏ hơn nên khó phá được lớp băng dày như Polar Star.
Tàu phá băng hạng nặng Polar Star của tuần duyên Mỹ mở đường qua biển Beaufort, tháng 11/2009. Ảnh: US Navy.
Hải quân Mỹ hồi tháng 4/2019 thông báo thay mặt cho Tuần duyên ký với hãng VT Halter Marine hợp đồng đóng tàu tuần tra mới theo chương trình PSC trị giá gần 746 triệu USD. Tàu tuần tra mới có lượng giãn nước khoảng 33.000 tấn, tương đương lớp tàu phá băng hạt nhân Đề án 22220 của Nga với ba chiếc đang được hoàn thiện.
Nga dự kiến chế tạo ít nhất 5 tàu phá băng hạt nhân Đề án 22220 cùng nhiều tàu thông thường khác. Nga đang vận hành khoảng 40 tàu phá băng các loại. Chênh lệnh quy mô giữa đội tàu phá băng Nga và Mỹ trở thành vấn đề ngày càng được Washington quan tâm, đặc biệt khi cạnh tranh địa chính trị tại Bắc Cực đang gia tăng.
Ngay cả khi sở hữu thêm 10 tàu mới, đội tàu phá băng của Tuần duyên Mỹ vẫn có quy mô nhỏ hơn Nga. Tuy nhiên, các tàu phá băng mới sẽ tăng đáng kể năng lực mở đường ở vùng cực của Tuần duyên Mỹ.
Trump không tiết lộ cụ thể chính phủ Mỹ sẽ đặt hàng các tàu phá băng mới ở đâu và thông qua mua đứt hay thuê lại. "Chúng tôi đang cố gắng thỏa thuận với một nơi nào đó sở hữu nhiều tàu phá băng và xem xét liệu có thể đạt được thỏa thuận thực sự tốt để sở hữu chúng nhanh chóng hay không", ông nói.
"Chúng tôi đang làm việc về vấn đề này, tôi nghĩ bạn sẽ ngạc nhiên với một mức giá vô cùng tốt. Chúng rẻ hơn nhiều so với những con tàu ta đang đóng và điều đó cũng tốt", Trump cho biết.
Trước đó, Tổng thống Mỹ ban hành Bản ghi nhớ về Bảo vệ Lợi ích Quốc gia của Mỹ tại Bắc Cực và Nam Cực, trong đó yêu cầu Tuần duyên Mỹ nghiên cứu khả năng sở hữu tàu phá băng hạt nhân giống Nga cùng vũ khí phòng thủ trang bị cho chúng.
Tàu sử dụng năng lượng hạt nhân không cần tiếp nhiên liệu thường xuyên như tàu thông thường, giúp chúng hoạt động trong thời gian dài trên biển và có khả năng sản xuất nước ngọt tại chỗ. Các tàu phá băng hạt nhân có thể tuần tra liên tục tại Bắc Cực, điều giúp Mỹ duy trì khả năng hiện diện trong các khu vực trên.
Nga sẽ đánh giá khả năng miễn dịch cộng đồng đối với Covid-19 Các cơ quan chức năng của Nga sẽ tiến hành nghiên cứu, đánh giá khả năng miễn dịch cộng đồng đối với virus SARS-CoV-2. Kế hoạch này nhằm đưa ra các biện pháp cần thiết để chống lại Covid-19, dự báo về sự phát triển của tình hình dịch tễ học tại Nga. Theo thông báo của Cơ quan giám sát, bảo vệ...