Tàu Nhật “đuổi” tàu Trung Quốc khỏi khu vực Senkaku/Điếu Ngư
Hai tàu tuần tra của Trung Quốc ngày thứ Hai đã tiến vào vùng quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông, mà Bắc Kinh đang tranh chấp với Tokyo về chủ quyền.
Ảnh minh họa.
Hai tàu tuần tra của Trung Quốc ngày thứ Hai đã tiến vào vùng quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông, mà Bắc Kinh đang tranh chấp với Tokyo về chủ quyền, Tiếng nói nước Nga đưa tin.
Cảnh sát biển Nhật Bản thông báo phát hiện những con tàu Trung Quốc trong vùng biển quần đảo vào lúc 9:30 sáng theo giờ địa phương.
Đội biên phòng Nhật Bản dùng liên lạc radio đòi hỏi các tàu tuần tra Trung Quốc “ngay lập tức rời khỏi vùng lãnh hải của Nhật Bản” nhưng không thi hành động thái gì hơn. Cần lưu ý rằng kể từ đầu năm nay, đây đã là lần thứ 27 các tàu Trung Quốc rẽ vào vùng biển sát quần đảo Senkaku.
Video đang HOT
Cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Nhật Bản và Trung Quốc xung quanh quần đảo Senkaku đã bùng phát căng thẳng hơn sau sự kiện tháng Chín năm 2012 Tokyo công bố quốc hữu hóa những hòn đảo này.
Khi đó, tại Trung Quốc nổ ra nhiều cuộc biểu tình chống Nhật gay gắt. Bắc Kinh cho rằng những hòn đảo tranh chấp với Nhật Bản là thuộc chủ quyền nguồn cội của Trung Quốc.
Theo Bizlive
Hải quân Trung Quốc sẽ thảm bại nếu xảy ra chiến tranh biển với Nhật?
Chiến tranh Giáp Ngọ đem lại lòng tin cho người Nhật và thực tế hiện nay cũng làm cho người Nhật khinh thường sức mạnh quân sự của Trung Quốc.
Hạm đội 8-8 tàu chiến mặt nước của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản
Tờ "Tầm nhìn" tiếng Trung ngày 22 tháng 10 đăng bài viết có mục đích tuyên truyền kích động dân tộc chủ nghĩa cho rằng, xã hội Nhật Bản phổ biến cho rằng, Hải quân Trung Quốc sẽ thảm bại nếu Trung-Nhật xảy ra chiến tranh trên biển. Bài báo đặt câu hỏi: Tại sao Nhật Bản coi thường Hải quân Trung Quốc như vậy?
Theo cách nói của người Nhật, trong lịch sử cận đại, Hải quân Nhật Bản chưa từng thua Trung Quốc. Câu nói này làm cho Trung Quốc rất khó chịu, nhưng đó là một sự thực không thể không chấp nhận. Lịch sử giao chiến giữa Hải quân Trung-Nhật đã đem lại lòng tin cho người Nhật và sự coi thường đối với Hải quân Trung Quốc.
Về lịch sử, chiến tranh trên biển Giáp Ngọ giữa Trung-Nhật được biết đến là thủy quân Bắc Dương mạnh nhất Đông Á (Trung Quốc) đã bị Hải quân Nhật Bản tiêu diệt gọn, không còn tàu chiến nào sống sót.
Trong thời kỳ chiến tranh xâm chiếm Trung Quốc của Nhật Bản, tàu chiến Nhật phong tỏa cửa sông Trường Giang, điều máy bay ném bom Nam Kinh, Thượng Hải mà không phải kiêng dè, Trung Quốc khi đó thậm chí không có tàu chiến đàng hoàng.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế và thúc đẩy hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc, Hải quân Trung Quốc cũng đã đón cao trào phát triển. Chiếc tàu sân bay đầu tiên Liêu Ninh đã được biên chế cho Hải quân Trung Quốc là một sự kiện mang tính tiêu chí, đã được dân Trung Quốc "hoan hô".
Biên đội tàu ngầm, tàu nổi Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản
Các nước trên thế giới đều "rất quan tâm", nhưng riêng Nhật Bản chẳng thèm để ý. Trong lòng một số người Nhật, ngay từ thời kỳ huy hoàng của Nhật Bản 70 năm trước, Hải quân Nhật Bản đã sở hữu 20 tàu sân bay, còn giành thắng lợi lớn trong cuộc tấn công Trân Châu Cảng. Trong giai đoạn đầu của chiến tranh Thái Bình Dương, Hải quân Nhật Bản càng tung hoành ngang dọc, Hải quân Mỹ cũng không phải là đối thủ.
Mặc dù hiện nay Lực lượng phòng vệ Biển Nhật Bản còn bị hạn chế ở quy mô quân sự nhất định, nhưng người Nhật Bản vẫn rất coi thường Hải quân Trung Quốc. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản thậm chí tuyên bố: "Tàu sân bay Liêu Ninh chỉ là mua tàu hỏng của người ta rồi cải trang, chẳng có việc gì to tát cả".
Báo chí Nhật Bản còn cho rằng, ngoài khinh thường tàu sân bay Liêu Ninh, Nhật Bản còn khinh thường hạm đội tàu ngầm của Trung Quốc, cho rằng tàu ngầm của Trung Quốc chỉ cần động đậy thì lập tức bị Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản bắt được và không thể chạy thoát.
Tạp chí quân sự của Nhật Bản tuyên bố, Hải quân Trung Quốc có 260.000 quân, 1.090 tàu chiến, nhưng, do sự khác biệt to lớn giữa Trung-Nhật về năng lực tác chiến săn ngầm và đối ngầm cần cho chiến tranh hiện đại, nếu Trung Quốc và Nhật Bản xảy ra chiến tranh trên biển, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản chắc chắn cũng sẽ không thua Hải quân Trung Quốc.
Tàu sân bay Liêu Ninh Hải quân Trung Quốc chỉ là con mồi ngon của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản?
Theo Giáo Dục
Cựu Thủ tướng Nhật Bản bí mật đi Trung Quốc gặp Tập Cận Bình Rất có khả năng ông Fukuda Yasuo được cử làm đặc sứ cho Thủ tướng Shinzo Abe đi thu xếp một cuộc gặp với ông Tập Cận Bình bên lề hội nghị APEC. Cựu Thủ tướng Nhật Bản Fukuda Yasuo. Tờ Thanh niên Bắc Kinh ngày 1/8 đưa tin, cựu Thủ tướng Nhật Bản Fukuda Yasuo hôm 27/7 đã bí mật tới bắc...