Tàu ngầm Type 094 Trung Quốc chỉ nhỉnh hơn tàu ngầm… “đồ cổ”
Vừa qua, các báo mạng Trung Quốc đăng tải Top 10 tàu ngầm hạt nhân chiến lược hàng đầu thế giới năm 2013. Trong bảng danh sách không rõ nguồn gốc, xuất xứ này, tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo lớp Tấn (094) của Trung Quốc được “vinh dự” xếp hạng 7, đứng trên 3 tàu ngầm đóng từ thập niên 60 của Anh, Pháp, Mỹ.
Trong bảng danh sách này, đứng đầu là tàu ngầm lớp Ohio của Mỹ, thứ 2 là tàu ngầm lớp Borey của Nga, xếp hạng 3 là Vanguard của Anh. Thứ 4, thứ 5 và thứ 6 lần lượt là tàu ngầm Typhoon của Nga, Triomphant của Pháp, Delta của Nga. Tàu ngầm lớp Le Redoutable của Pháp đứng thứ 8, tàu ngầm lớp La Fayette của Mỹ xếp hạng 9 và tàu ngầm lớp Resolution của Anh đứng cuối cùng trong bảng xếp hạng.
Người Trung Quốc tung hô ầm ĩ là tàu ngầm lớp Tấn (094) của mình đứng ở vị trí thứ 7 trong bảng xếp hạng, chứng tỏ trình độ về tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc cũng tương đương với các cường quốc về tàu ngầm hạt nhân trên thế giới. Tuy vậy, xem xét kỹ bảng xếp hạng người ta nhận thấy, cả 3 tàu ngầm xếp sau Trung Quốc đều được đóng vào những thập niên 60 của thế kỷ trước hiện đã thải loại.
Tàu ngầm lớp Tấn 094 được phát triển trên cơ sở của tàu ngầm lớp 093. Theo “Niên giám hải quân” của Tạp chí quốc phòng Jane’s Defence Weekly, nó bắt đầu được triển khai nghiên cứu vào đầu thập niên 90 – thế kỷ 20, chiếc đầu tiên hạ thủy năm 2002 và được biên chế cho hải quân Trung Quốc từ năm 2005.
Tàu dài 140 mét, lượng giãn nước khi lặn là 10.000 tấn, được trang bị 2 lò phản ứng hạt nhân kiểu lò khí nhiệt độ cao có công suất 20000 Hp, tốc độ 26 hải lý/giờ. Độ ồn của nó được báo chí Trung Quốc ca ngợi là đã giảm từ 160 dB (của tàu ngầm lớp Hạ) xuống còn 115dB, ngang tầm với các tàu ngầm tiên tiến Mỹ và NATO.
Tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo lớp Tấn (094) của Trung Quốc
Tàu có thể mang được 16 quả tên lửa đạn đạo phóng ngầm JL-2 với 144 đầu đạn hạt nhân. Phiên bản được trang bị trên 094 không phải là JL-2A có tầm bắn 8000km mà là loại JL-2B có tầm phóng từ 10 – 12 nghìn km.
Tàu ngầm xếp vị trí thứ 8 thuộc lớp Le Redoutable của Pháp hiện nay tuy đã bị thải loại nhưng nó vẫn được đánh giá là một trong những tàu ngầm hạt nhân tốt nhất trên thế giới. Nó được bắt đầu nghiên cứu từ năm 1958, khởi đóng năm 1964, hạ thủy năm 1967 và đưa vào trong biên chế năm 1971.
Le Redoutable có chiều dài 112,5 mét, rộng 10,6 mét, mớn nước 10 mét, lượng giãn nước khi nổi là 7500 tấn, khi lặn là 9000 tấn, tốc độ khi nổi là 20 hải lý/giờ, khi lặn là 25 hải lý/giờ, lặn sâu tối đa 300 mét. Tàu sử dụng lò phản ứng hạt nhân nước nhẹ kiểu PWR (Pressurized Water Reactor – Lò nước áp lực), công suất tương đương 15.000 Hp.
Tàu được trang bị vũ khí gồm 4 ống phóng ngư lôi 533 mm, có thể mang được 18 quả ngư lôi, đầu tiên tàu được trang bị tên lửa M1, sau đó cải tiến thành loại M-2, tiếp theo là M20. Loại tên lửa hiện đại nhất trên tàu ngầm này là M4, bắt đầu phát triển từ năm 1978.
Tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo lớp Le Redoutable của Pháp
M4 là loại tên lửa đa đầu đạn (MIRV) với 6 đầu đạn có đương lượng nổ tương đương 150.000 tấn thuốc nổ (150-kiloton). Nó có tầm phóng 6114 km, gấp rưỡi so với thế hệ tiền nhiệm là tên lửa M20 (1900 hải lý, tương đương 3974km). Các tàu lớp Le Redoutable của Pháp bắt đầu ngừng phục vụ từ năm 1991.
Tàu ngầm lớp Fayette của Mỹ đứng vị trí thứ 9, được phát triển từ lớp Ethan Allen, nhưng lớn hơn và có nhiều cải tiến hơn. Chiếc đầu tiên thuộc lớp này bắt đầu đóng năm 1961, hoàn tất năm 1965. Tổng cộng, hải quân Mỹ đã chế tạo 31 chiếc thuộc lớp tàu này.
Video đang HOT
Tàu dài 129,5 mét, rộng 10,1 mét, độ mớn nước 10 mét, lượng giãn nước khi nổi là 7250 tấn, khi lặn là 8250 tấn, tốc độ từ 18 đến 25 hải lý/giờ, có thể lặn sâu 300 mét, biên chế 140 người. Tàu được trang bị 1 lò phản ứng hạt nhân kiểu lò nước áp lực S5W-II và 2 động cơ turbin hơi nước, lò phản ứng có thể hoạt động liên tục trong vòng 6 năm.
Vũ khí mang theo gồm 16 quả tên lửa đạn đạo, 12 ngư lôi, 4 ống phóng ngư lôi loại 533 mm và các loại vũ khí khác. Đầu tiên nó sử dụng tên lửa đạn đạo UGM-73A Poseidon-C3, đến năm 1978 – 1982, hải quân Mỹ nâng cấp 12 chiếc thuộc lớp này thành lớp Franklin, trang bị tên lửa UGM-96 Trident-I C4 có tầm bắn 7400km, mang theo 8 đầu đạn hạt nhân có đương lượng nổ 100.000 tấn TNT.
Tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo lớp Fayette của Mỹ
Trong giai đoạn 1986 – 1992, ngoài 2 chiếc được giữ lại nhưng bị loại bỏ khỏi hàng ngũ tàu ngầm chiến lược (tước bỏ toàn bộ tên lửa đạn đạo), hải quân Mỹ đã cho nghỉ hưu toàn bộ 17 tàu sử dụng tên lửa UGM-73A Poseidon-C3. 12 chiếc còn lại trang bị tên lửa UGM-96 Trident-I C4 lại tiếp tục được nâng cấp và đổi tên thành lớp Madison, lịch sử hơn 20 năm hoạt động của lớp Lafayette đã chấm dứt từ đây.
Tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo lớp Resolution được Anh đóng vào thập niên 60 của thế kỷ trước. Tàu có lượng giãn nước 7600 tấn khi nổi và 8500 tấn khi lặn. Nó có chiều dài 129,5 mét, rộng 10,1 mét, mớn nước 9,1 mét, có thể lặn sâu 300 mét, biên chế 143 người.
Tàu được trang bị 1 động cơ hạt nhân nước nhẹ kiểu lò nước áp lực RR1 và 2 động cơ turbin hơi nước, lò phản ứng có thể hoạt động liên tục trong vòng 8 năm. Động cơ này giúp cho tàu ngầm đạt tốc độ khi nổi là 20 hải lý/giờ, khi lặn là 25 hải lý/giờ. Trong giai đoạn từ 1964 – 1968, hải quân Anh đã chế tạo 4 tàu ngầm lớp này.
Tàu được trang bị 16 quả tên lửa đạn đạo, tầm phóng 4630 km, 6 ống phóng ngư lôi loại 533 mm và các loại vũ khí, trang thiết bị khác. Tên lửa đạn đạo sử dụng trên tàu thời kỳ đầu là loại UGM-27C Polaris A3 nhập khẩu từ Mỹ với 3 đầu đạn có tổng lượng nổ 200-kiloton. Đến năm 1982, tên lửa UGM-27C bị loại bỏ khỏi biên chế tàu ngầm Mỹ.
Tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo lớp Resolution của Anh
Còn người Anh vẫn tiếp tục sử dụng Polaris A3, nhưng trong giai đoạn từ 1982-1986, họ đã cải tiến, lắp đặt đầu đạn Chevaline mới với 6 đầu đạn con, mỗi đầu đạn con có đương lượng nổ bằng 40-kiloton và có thể phân tách xa nhau tới 70km.
Tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo lớp Resolution là nền tảng khởi động cho chiến lược răn đe hạt nhân của Vương quốc Anh từ giữa thập niên 60 thế kỷ 20 cho đến năm 1994, khi nó được thay thế bằng tàu ngầm lớp Vanguard mang tên lửa đạn đạo liên lục địa Trident II.
Xét về thực chất, tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo lớp Tấn (094), ra đời đầu thế kỷ 21 của Trung Quốc chỉ xếp trên 3 loại tàu ngầm đồ cổ chế tạo trong thập niên 60 của thế kỷ trước, đã ngừng hoạt động trong thập niên 90. Như vậy, đúng ra nó xếp cuối cùng trong số các tàu ngầm hạt nhân hiện đang phục vụ, không sánh được với các tàu đóng trong thập niên 70, 80, 90 của Nga, Mỹ, Anh, Pháp xếp từ thứ 1 đến thứ 6.
Các tàu này bao gồm: tàu ngầm lớp Delta của Nga (thập niên 70), tàu ngầm lớp Le Triomphant của Pháp (thập niên 90), tàu ngầm lớp Typhoon của Nga (thập niên 80), tàu ngầm lớp Vanguard của Hải quân Hoàng gia Anh (đầu thập niên 90), tàu ngầm lớp Borey của Nga (2007) và tàu ngầm hàng đầu thế giới lớp Ohio của Mỹ (đầu thập niên 80).
Theo ANTD
Tàu ngầm Type 094 Trung Quốc chỉ nhỉnh hơn tàu ngầm thập niên 60
Vừa qua, các báo mạng Trung Quốc đăng tải Top 10 tàu ngầm hạt nhân chiến lược hàng đầu thế giới năm 2013. Trong bảng danh sách không rõ nguồn gốc, xuất xứ này, tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo lớp Tấn (094) của Trung Quốc được "vinh dự" xếp hạng 7, đứng trên 3 tàu ngầm đóng từ thập niên 60 của Anh, Pháp, Mỹ.
Trong bảng danh sách này, đứng đầu là tàu ngầm lớp Ohio của Mỹ, thứ 2 là tàu ngầm lớp Borey của Nga, xếp hạng 3 là Vanguard của Anh. Thứ 4, thứ 5 và thứ 6 lần lượt là tàu ngầm Typhoon của Nga, Triomphant của Pháp, Delta của Nga. Tàu ngầm lớp Le Redoutable của Pháp đứng thứ 8, tàu ngầm lớp La Fayette của Mỹ xếp hạng 9 và tàu ngầm lớp Resolution của Anh đứng cuối cùng trong bảng xếp hạng.
Người Trung Quốc tung hô ầm ĩ là tàu ngầm lớp Tấn (094) của mình đứng ở vị trí thứ 7 trong bảng xếp hạng, chứng tỏ trình độ về tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc cũng tương đương với các cường quốc về tàu ngầm hạt nhân trên thế giới. Tuy vậy, xem xét kỹ bảng xếp hạng người ta nhận thấy, cả 3 tàu ngầm xếp sau Trung Quốc đều được đóng vào những thập niên 60 của thế kỷ trước hiện đã thải loại.
Tàu ngầm lớp Tấn 094 được phát triển trên cơ sở của tàu ngầm lớp 093. Theo "Niên giám hải quân" của Tạp chí quốc phòng Jane's Defence Weekly, nó bắt đầu được triển khai nghiên cứu vào đầu thập niên 90 - thế kỷ 20, chiếc đầu tiên hạ thủy năm 2002 và được biên chế cho hải quân Trung Quốc từ năm 2005.
Tàu dài 140 mét, lượng giãn nước khi lặn là 10.000 tấn, được trang bị 2 lò phản ứng hạt nhân kiểu lò khí nhiệt độ cao có công suất 20000 Hp, tốc độ 26 hải lý/giờ. Độ ồn của nó được báo chí Trung Quốc ca ngợi là đã giảm từ 160 dB (của tàu ngầm lớp Hạ) xuống còn 115dB, ngang tầm với các tàu ngầm tiên tiến Mỹ và NATO.
Tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo lớp Tấn (094) của Trung Quốc
Tàu có thể mang được 16 quả tên lửa đạn đạo phóng ngầm JL-2 với 144 đầu đạn hạt nhân. Phiên bản được trang bị trên 094 không phải là JL-2A có tầm bắn 8000km mà là loại JL-2B có tầm phóng từ 10 - 12 nghìn km.
Tàu ngầm xếp vị trí thứ 8 thuộc lớp Le Redoutable của Pháp hiện nay tuy đã bị thải loại nhưng nó vẫn được đánh giá là một trong những tàu ngầm hạt nhân tốt nhất trên thế giới. Nó được bắt đầu nghiên cứu từ năm 1958, khởi đóng năm 1964, hạ thủy năm 1967 và đưa vào trong biên chế năm 1971.
Le Redoutable có chiều dài 112,5 mét, rộng 10,6 mét, mớn nước 10 mét, lượng giãn nước khi nổi là 7500 tấn, khi lặn là 9000 tấn, tốc độ khi nổi là 20 hải lý/giờ, khi lặn là 25 hải lý/giờ, lặn sâu tối đa 300 mét. Tàu sử dụng lò phản ứng hạt nhân nước nhẹ kiểu PWR (Pressurized Water Reactor - Lò nước áp lực), công suất tương đương 15.000 Hp.
Tàu được trang bị vũ khí gồm 4 ống phóng ngư lôi 533 mm, có thể mang được 18 quả ngư lôi, đầu tiên tàu được trang bị tên lửa M1, sau đó cải tiến thành loại M-2, tiếp theo là M20. Loại tên lửa hiện đại nhất trên tàu ngầm này là M4, bắt đầu phát triển từ năm 1978.
Tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo lớp Le Redoutable của Pháp
M4 là loại tên lửa đa đầu đạn (MIRV) với 6 đầu đạn có đương lượng nổ tương đương 150.000 tấn thuốc nổ (150-kiloton). Nó có tầm phóng 6114 km, gấp rưỡi so với thế hệ tiền nhiệm là tên lửa M20 (1900 hải lý, tương đương 3974km). Các tàu lớp Le Redoutable của Pháp bắt đầu ngừng phục vụ từ năm 1991.
Tàu ngầm lớp Fayette của Mỹ đứng vị trí thứ 9, được phát triển từ lớp Ethan Allen, nhưng lớn hơn và có nhiều cải tiến hơn. Chiếc đầu tiên thuộc lớp này bắt đầu đóng năm 1961, hoàn tất năm 1965. Tổng cộng, hải quân Mỹ đã chế tạo 31 chiếc thuộc lớp tàu này.
Tàu dài 129,5 mét, rộng 10,1 mét, độ mớn nước 10 mét, lượng giãn nước khi nổi là 7250 tấn, khi lặn là 8250 tấn, tốc độ từ 18 đến 25 hải lý/giờ, có thể lặn sâu 300 mét, biên chế 140 người. Tàu được trang bị 1 lò phản ứng hạt nhân kiểu lò nước áp lực S5W-II và 2 động cơ turbin hơi nước, lò phản ứng có thể hoạt động liên tục trong vòng 6 năm.
Vũ khí mang theo gồm 16 quả tên lửa đạn đạo, 12 ngư lôi, 4 ống phóng ngư lôi loại 533 mm và các loại vũ khí khác. Đầu tiên nó sử dụng tên lửa đạn đạo UGM-73A Poseidon-C3, đến năm 1978 - 1982, hải quân Mỹ nâng cấp 12 chiếc thuộc lớp này thành lớp Franklin, trang bị tên lửa UGM-96 Trident-I C4 có tầm bắn 7400km, mang theo 8 đầu đạn hạt nhân có đương lượng nổ 100.000 tấn TNT.
Tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo lớp Fayette của Mỹ
Trong giai đoạn 1986 - 1992, ngoài 2 chiếc được giữ lại nhưng bị loại bỏ khỏi hàng ngũ tàu ngầm chiến lược (tước bỏ toàn bộ tên lửa đạn đạo), hải quân Mỹ đã cho nghỉ hưu toàn bộ 17 tàu sử dụng tên lửa UGM-73A Poseidon-C3. 12 chiếc còn lại trang bị tên lửa UGM-96 Trident-I C4 lại tiếp tục được nâng cấp và đổi tên thành lớp Madison, lịch sử hơn 20 năm hoạt động của lớp Lafayette đã chấm dứt từ đây.
Tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo lớp Resolution được Anh đóng vào thập niên 60 của thế kỷ trước. Tàu có lượng giãn nước 7600 tấn khi nổi và 8500 tấn khi lặn. Nó có chiều dài 129,5 mét, rộng 10,1 mét, mớn nước 9,1 mét, có thể lặn sâu 300 mét, biên chế 143 người.
Tàu được trang bị 1 động cơ hạt nhân nước nhẹ kiểu lò nước áp lực RR1 và 2 động cơ turbin hơi nước, lò phản ứng có thể hoạt động liên tục trong vòng 8 năm. Động cơ này giúp cho tàu ngầm đạt tốc độ khi nổi là 20 hải lý/giờ, khi lặn là 25 hải lý/giờ. Trong giai đoạn từ 1964 - 1968, hải quân Anh đã chế tạo 4 tàu ngầm lớp này.
Tàu được trang bị 16 quả tên lửa đạn đạo, tầm phóng 4630 km, 6 ống phóng ngư lôi loại 533 mm và các loại vũ khí, trang thiết bị khác. Tên lửa đạn đạo sử dụng trên tàu thời kỳ đầu là loại UGM-27C Polaris A3 nhập khẩu từ Mỹ với 3 đầu đạn có tổng lượng nổ 200-kiloton. Đến năm 1982, tên lửa UGM-27C bị loại bỏ khỏi biên chế tàu ngầm Mỹ.
Tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo lớp Resolution của Anh
Còn người Anh vẫn tiếp tục sử dụng Polaris A3, nhưng trong giai đoạn từ 1982-1986, họ đã cải tiến, lắp đặt đầu đạn Chevaline mới với 6 đầu đạn con, mỗi đầu đạn con có đương lượng nổ bằng 40-kiloton và có thể phân tách xa nhau tới 70km.
Tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo lớp Resolution là nền tảng khởi động cho chiến lược răn đe hạt nhân của Vương quốc Anh từ giữa thập niên 60 thế kỷ 20 cho đến năm 1994, khi nó được thay thế bằng tàu ngầm lớp Vanguard mang tên lửa đạn đạo liên lục địa Trident II.
Xét về thực chất, tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo lớp Tấn (094), ra đời đầu thế kỷ 21 của Trung Quốc chỉ xếp trên 3 loại tàu ngầm đồ cổ chế tạo trong thập niên 60 của thế kỷ trước, đã ngừng hoạt động trong thập niên 90. Như vậy, đúng ra nó xếp cuối cùng trong số các tàu ngầm hạt nhân hiện đang phục vụ, không sánh được với các tàu đóng trong thập niên 70, 80, 90 của Nga, Mỹ, Anh, Pháp xếp từ thứ 1 đến thứ 6.
Các tàu này bao gồm: tàu ngầm lớp Delta của Nga (thập niên 70), tàu ngầm lớp Le Triomphant của Pháp (thập niên 90), tàu ngầm lớp Typhoon của Nga (thập niên 80), tàu ngầm lớp Vanguard của Hải quân Hoàng gia Anh (đầu thập niên 90), tàu ngầm lớp Borey của Nga (2007) và tàu ngầm hàng đầu thế giới lớp Ohio của Mỹ (đầu thập niên 80).
Theo ANTD
Ly kỳ người đàn ông sống cùng bầy chó sói Sau 40 năm tìm cách sống chung cùng bầy sói, Werner Freund cuối cùng đã được chúng chấp nhận như là một thành viên chính thức trong đàn. Werner Freund có lẽ là người đàn ông kỳ quái nhất trên thế giới. Cựu lính nhảy dù và bây giờ là nhà nghiên cứu về chó sói người Đức này có thể hòa mình...