Tàu ngầm Trường Sa sau cuộc thử nghiệm ra biển
&’Tôi nhận thấy phần vỏ của con tàu đủ sức chịu sức ép khoảng 20m nước và khả năng cân bằng rất tốt.’
Nhìn thẳng vào sự thật
Chiều 30/5/2014, ông Nguyễn Quốc Hòa trực tiếp lái tàu ngầm Trường Sa thử nghiệm lần đầu tiên trên biển. Sau gần 4 tiếng quăng quật với sóng gió vùng cửa biển, doanh nhân này tuyên bố kết thúc thử nghiệm và hai tàu hộ tống đi kèm đã lai dắt tàu ngầm Trường Sa vào bến Diêm Điền-Thái Bình.
Trong lần thử nghiệm này, ngoài việc di chuyển tiến lùi trên mặt nước, tàu Trường Sa gần như chưa thử nghiệm được gì nhiều việc lặn nổi trong nước sâu, áp lực nước lớn, có điều kiện sóng, gió, dòng chảy…
Ông Nguyễn Quốc Hòa cắm cờ Tổ quốc lên tàu Trường Sa 01
Trao đổi với phóng viên báo Đất Việt ngay sau khi kết thúc thử nghiệm, chủ nhân tàu Trường Sa cho biết: “tôi xin nhìn thẳng vào sự thật, không tìm cách biện minh cho mình và nói rằng lần thử nghiệm này không thành công, không đạt được những chỉ tiêu ban đầu đề ra.”
Video đang HOT
Tàu ngầm Trường Sa cần động cơ lớn hơn
Ông Nguyễn Quốc Hòa tiếp tục lý giải nguyên nhân khiến cho việc thử nghiệm thất bại lần này:
“Trong lần thử nghiệm này, tôi đã mắc phải một sai lầm khiến con tàu không ở trong trạng thái sung mãn nhất, Trường Sa ra khơi theo kiểu “cố đấm ăn xôi”.
“Trong chiều ngày 29/5, sau khi hạ thủy, do quá hào hứng và không kìm nổi lòng mình, cũng là tập dượt để ngày thử nghiệm hôm sau thêm yên tâm, tôi đã leo lên tàu và lái thử một vòng. Tuy nhiên, do chưa quen cũng như không kìm chế được cảm xúc của mình khi thấy trước mắt con tàu là biển cả, tôi đã khiến bánh lái của tàu va chạm vào một tàu vận tải cỡ lớn khác đang đỗ ở bến” – ông Hòa cho biết.
Doanh nhân người Thái Bình lý giải tiếp: “Sau đó, bằng mắt thường tôi phát hiện chân vịt bị cong và bộ phận dẫn động bị vỡ nhiều bánh răng, công nhân trong công ty và tôi đã sửa trực tiếp dưới nước. Tuy nhiên, đến khi ra luồng nước lớn trong lần thử nghiệm vừa qua mới phát hiện toàn bộ trục bánh lái, hộp số bị tổn thương nghiêm trọng.”
“Khi tàu vừa rời cảng khoảng vài hải lý, tôi nhận thấy hộp số lùi bị hỏng, tàu chỉ còn có thể tiến. Vài hải lý tiếp theo thì bắt đầu khó lái do một bên chân vịt bị tai nạn chiều hôm trước không sử dụng được.” – Ông Hòa kể lại.
Ông Nguyễn Quốc Hòa đăm chiêu tìm cách khắc phục sự cố của con tàu
Vì sao tôi không cho tàu lặn và chỉ lặn kiểu không cân bằng? Tôi xin trả lời do bản thân động cơ tàu không đảm bảo an toàn cho tôi nếu tàu lặn xuống. Thứ hai, tôi sợ rằng khi lặn xuống tàu sẽ vướng phải hố cát hay gì đó khiến con tàu chìm theo phương thẳng đứng, vì thế tôi thử nghiệm lặn không cân bằng để tập ứng phó với sự cố này. Sau khi tính toán, tôi quyết định kết thúc thử nghiệm vì an toàn là trên hết” – ông Hòa cho biết.
Ông Hòa nói thêm: “Kết thúc thử nghiệm, tôi nhận thấy phần vỏ của con tàu đủ sức chịu sức ép khoảng 20m nước và khả năng cân bằng rất tốt. Tuy nhiên, Trường Sa 01 cần một động cơ lớn hơn, một chân vịt khỏe hơn, và một trục bánh lái cần phải đúc lại. Tổng chi phí cho việc sửa chữa, thay mới rơi vào khoảng 100 triệu đồng và một tháng làm việc. Một tháng sau, tôi sẽ tiến hành thử nghiệm lại.”
Doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa khẳng định: “Sau lần thử nghiệm này, tôi đã có được nhiều nghiệm quý báu, quan trọng nhất là thử nghiệm chính bản thân tôi. Có lẽ sức khỏe của ông lão gần 60 này vẫn đủ để vươn khơi. Một tháng sau, tôi chắc chắn thành công.”
Theo Đất Việt
Doanh nhân Thái Bình thử nghiệm thành công tàu ngầm
Sau khi đưa vào bể thử nghiệm hàng chục lần, tàu ngầm Trường Sa mini của doanh nhân Thái Bình đã có thể lặn nổi, giữ cân bằng trong bể nước.
Tàu ngầm Trường Sa thử nghiệm thành công trong bể nước. Ảnh: Hương Thu.
"Cuối cùng thì tàu ngầm Trường Sa mini có thể giữ cân bằng và nổi lên, lặn xuống trong bể nước", doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa cho biết. "Bây giờ con tàu đã sẵn sàng chạy thử ở bất cứ đâu", ông Hòa tự tin khẳng định.
Theo ông Hòa, khó khăn nhất là giữ tàu trong bể nước vì "bể quá chật, nên rất sợ tàu phá vỡ bể lao ra ngoài". Sau khi khắc phục lỗi kỹ thuật, tàu ngầm mini đã được cố định trong bể, nổi lặn nhịp nhàng. Để có kết quả trên, ông Hòa đã thử nghiệm và khắc phục sái sót hàng chục lần suốt một tuần qua.
Hôm qua, ông cùng các đồng nghiệp cho tàu chạy thử lần nữa và kết quả khả quan. "Hệ thống khí tuần hoàn AIP vận hành tốt, điều này cho thấy tàu ngầm đã thử nghiệm thành công", ông Hòa nói.
Doanh nhân trên chia sẻ, sau Tết Nguyên đán ông sẽ tiếp tục thử nghiệm để hoàn thiện tàu trơn tru cả về kỹ thuật lẫn hình thức bên ngoài. "Thử nghiệm trong bể rất khác so với khi vào thực tế, vì vậy, tôi muốn chuẩn bị kỹ lưỡng hơn rồi mang ra biển chạy thử", ông Hòa cho hay.
Tàu ngầm Trường Sa khi chưa thử nghiệm trong nước. Ảnh:Quốc Hòa.
Chiều 6/1, ông Hòa đưa tàu vào bể thử nghiệm sau khi chế tạo hoàn thiện. Chiếc bể được chính ông thiết kế với chiều sâu 4,5 m, dài 10 m và ngang 3,7 m. Tàu ngầm có chiều dài 9 m, cao 3 m, được trang bị 2 động cơ diezel 90 Hp, hoạt động bằng Hệ thống không khí độc lập tuần hoàn (AIP). Tốc độ thiết kế tối đa là 40 km/h; bán kính hoạt động 800 km; thời gian lặn 15 giờ; độ sâu lặn tối đa 50 m.
Theo TNO
Tàu ngầm Trường Sa mini lần đầu thử nghiệm trên biển Đông Chiều 30-5, tàu ngầm Trường Sa mini đã xuống biển thử nghiệm lần đầu tiên, tại tỉnh Thái Bình. Đã hai lần thành công trong bể và trong hồ, nhưng lần này chân vịt của tàu hỏng khiến cuộc thử nghiệm phải dừng lại. Tàu ngầm Trường Sa 01 theo thiết kế có lượng choán nước 12 tấn khi lặn và 9,2 tấn...