Tàu ngầm Trung Quốc mon men vào Ấn Độ Dương
Việc các lực lượng hàng hải Trung Quốc trong đó có cả tàu chiến và tàu ngầm tăng cường sự hiện diện ở khu vực Ấn Độ Dương đã khiến Hải quân Ấn Độ thực sự lo ngại. Vấn đề này sẽ được giới quan chức hàng đầu của Hải quân Ấn Độ đưa ra bàn thảo trong hội nghị các tướng lĩnh được khai mạc vào ngày hôm nay (14/5).
(Ảnh minh họa)
Lực lượng Hải quân Ấn Độ từ lâu đã rất quan ngại trước việc Trung Quốc tăng cường sự hiện diện của các tàu ngầm và tàu chiến của Hải quân nước này ở vùng biển Ấn Độ Dương. Theo một báo cáo gần đây được trình lên Bộ Quốc phòng Ấn Độ, trong thời gian qua, đã có 22 lần người ta bắt gặp tàu ngầm Trung Quốc xuất hiện ngay bên ngoài vùng lãnh hải thuộc Ấn Độ Dương. Đây là con số thống kê do các cơ quan có chức năng của Mỹ cung cấp.
Trung Quốc còn thành công trong việc thiết lập sự hiện diện ở một loạt cảng xung quanh Ấn Độ bao gồm Chittagong ở Bangladesh, Sittwe và đảo Coco ở Myanmar, Hambantota ở Sri Lanka và Gwadar ở Pakistan. Sự hiện diện cùng lúc trên nhiều cảng trong khu vực như thế này đã giúp Trung Quốc tiếp cận sát với vùng lãnh hải của Ấn Độ từ mọi hướng. Đây được xem là một động thái nhằm thực hiện chiến lược “Chuỗi Ngọc trai” của Trung Quốc.
“ Chuỗi Ngọc trai”(String of Pearls) là tên gọi sách lược triển khai về hàng hải -quân sự của Trung Quốc xuất hiện lần đầu tiên trong báo cáo mật mang tên “Tương lai của năng lượng ở Châu Á” được Mỹ đưa ra 2005. “Chuỗi ngọc trai” chỉ các căn cứ quân sự, cảng biển của Trung Quốc nằm rải rác như những hạt ngọc trai, chạy theo tuyến đường hàng hải trên biển bắt đầu từ Đảo Hải Nam (có người cho rằng từ Hồng Kông) xuyên Biển Đông, qua eo biển Malacca, ngang Ấn Độ Dương…đến tận Châu Phi (Somali) và vùng vịnh Persian, đặc biệt là dọc vùng biển Ấn Độ Dương như Pakistan, Sri Lanka, Sudan….
Qua chiến lược “Chuỗi Ngọc trai”, người ta thấy rõ được tham vọng của Trung Quốc trong việc tìm kiếm mở rộng ảnh hưởng địa chính trị của nước này. Nhiều người Ấn Độ tin rằng, chiến lược “Chuỗi Ngọc trai” của Trung Quốc đặt Ấn Độ vào thế bất lợi quân sự bởi chiến lược này chẳng khác gì việc tạo một vòng vây xung quanh Ấn Độ.
Từ lâu, Ấn Độ đã theo dõi sát sao diễn biến các cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc với một loạt nước láng giềng bởi New Delhi có một mối lo ngại sâu sa về việc sau Hoa Đông và Biển Đông, Trung Quốc sẽ “nhòm ngó” đến Ấn Độ Dương. Và dường như điều này đang trở thành thực tế.
Trong những năm trở lại đây, Trung Quốc liên tục tăng cường quan hệ với những nước ở khu vực sân sau của Ấn Độ như Maldives , Sri Lanka , Seychelles , Mauritius …
Theo vietbao
Video đang HOT
Ngân sách quốc phòng giảm, Mỹ vẫn dồn về châu Á với vũ khí "khủng"
Theo Đô đốc Jonathan Greenert, việc cắt giảm ngân sách quốc phòng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sự hiện diện của Hải quân Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và họ có kế hoạch triển khai các trang thiết bị quân sự hiện đại nhất tới khu vực này.
Kế hoạch mở rộng sự hiện diện của Hải quân Mỹ tại khu vực Thái Bình Dương với các tàu chiến mới và các loại vũ khí công nghệ cao, vẫn sẽ được tiếp tục bất chấp việc cắt giảm ngân sách quốc phòng, Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, Đô đốc Jonathan Greenert, cho biết trước chuyến thăm khu vực này.
Ông Greenert đã cho AFP biết, ông sẽ tìm cách để "xoa dịu" các đối tác Nhật Bản, Singapore và Hàn Quốc trong chuyến công du tới rằng, việc áp lực cắt giảm ngân sách quốc phòng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sự hiện diện của Hải quân Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Đô đốc Jonathan Greenert - Tham mưu trưởng hải quân Mỹ Hiện Hải quân Mỹ
Hiện có 283 tàu chiến mặt nước và tàu ngầm với 101 tàu đã được triển khai đi hoạt động, trong số đó có 52 tàu đang hoạt động ở khu vực Thái Bình Dương. Đến năm 2020, Mỹ có kế hoạch nâng đội tàu trong khu vực lên con số 62 tàu để tăng cường sự hiện diện của mình tại đây.
"Chúng tôi sẽ tăng cường hiện diện tại đây. Không có bất cứ nghi ngờ nào về vấn đề này trong 7 năm tới đây", Đô đốc Greenert cho biết.
Đô đốc Greenert, sẽ gặp gỡ các đối tác tại Hội nghị An ninh Hàng hải IMDEX diễn ra tại Singapore, cho biết ông sẽ phác thảo kế hoạch mở rộng sự hiện diện của Hải quân Mỹ, đặc biệt là trong khu vực Đông Nam Á.
"Tôi sẽ thảo luận với họ về việc triển khai và cách mà chúng tôi sẽ duy trì sự hiện diện của mình tại đây trong giai đoạn 2013-2014".
Theo kế hoạch cắt giảm ngân sách, Lầu Năm Góc sẽ phải đối mặt với việc giảm 41 tỷ đô la Mỹ trong năm tài chính này và có thể lên đến 500 tỷ đô la Mỹ trong 9 năm tiếp theo, nếu các nhà lập pháp Mỹ không thể phá vỡ sự bế tắc chính trị.
Các quan chức quốc phòng Mỹ đã cảnh báo rằng các chuyến bay, việc bảo dưỡng tàu chiến và một số cuộc diễn tập sẽ bị giới hạn do chính sách "thắt lưng buộc bụng", bất chấp Trung Quốc và các quốc gia châu Á khác đang tăng cường tiềm lực quân sự.
Ông Greenert thừa nhận việc cắt giảm có thể làm chậm việc đưa vào sử dụng một số loại vũ khí mới, và nếu nguồn vốn bị cắt giảm trong nhiều năm tới, thì kế hoạch đóng tàu sẽ chịu tác động.
Tuy nhiên, ông Greenert cho biết hiện có 47 tàu đang được đóng hoặc đã được ký hợp đồng sẽ không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ sự cắt giảm ngân sách nào. "Các xưởng đóng tàu sẽ không trống rỗng. Không có bất cứ kế hoạch phá vỡ các hợp đồng nào".
Đối với khu vực Thái Bình Dương, ông đã đề cập đến những nỗ lực để tăng cường vai trò của hải quân, từ việc có nhiều cuộc diễn tập chung tới việc có nhiều lực lượng thường trực sẵn sàng ở tây Thái Bình Dương.
USS John C. Stennis - Tàu sân bay lớp Nimitz của Hải quân Mỹ
Chiến lược "tái cân bằng" được ông Greenert mô tả bằng hoạt động "chuyển hướng" với 42 trong số 52 tàu tuần tra đồn trú thường trực tại Thái Bình Dương ở các cảng trong khu vực.
Cách tiếp cận đã có hiệu lực giữa lúc căng thẳng với Triều Tiên khi Mỹ triển khai hai tàu khu trục đã được lệnh tới ngoài khơi bán đảo Triều Tiên.
Các tàu chiến này khi đó đang ở rất gần, ngay tại căn cứ hải quân của Mỹ tại Yokosuka/Nhật Bản, thay vì phải di chuyển một hành trình dài từ bờ biển phía tây của nước Mỹ.
"Họ ở đâu? Thời điểm nào? Đó mới là vấn đề", ông cho biết.
Ngoài ra, quân đội cũng có kế hoạch sẽ triển khai các trang thiết bị quân sự hiện đại nhất tới châu Á, với một phi đội máy bay P-8 Poseidon mới đầu tiên sẽ đến Nhật Bản vào cuối năm 2013, ông cho biết.
Ông cũng cho biết tàu chiến tuần duyên (LCS) sẽ có vai trò nổi bật trong khu vực Thái Bình Dương và chúng sẽ giải phóng cho các tàu đổ bộ và tàu khu trục cỡ lớn hơn cho nhiệm vụ tại khu vực Trung Đông.
Tàu LCS đầu tiên mang tên USS Freedom đã đến Singapore hồi tháng trước, để thực thi nhiệm vụ lần đầu tiên của nó và sẽ có bốn tàu loại này được đưa vào sử dụng tại các cảng ở đây vào năm 2017.
Lầu Năm Góc tin rằng các tàu LCS cỡ nhỏ hơn là phù hợp hơn với các tàu chiến cỡ tương tự được sử dụng bởi hải quân của các nước trong khu vực, và thích hợp hơn với khu vực có tranh chấp chủ quyền.
Về căng thẳng chủ quyền ở Biển Đông và xa hơn, ông Greenert cho biết, ông sẽ sử dụng chuyến đi này để thảo luận về "các nghi thức" trên biển với các đối tác để ngăn chặn khủng hoảng.
"Chúng tôi sẽ thảo luận về các nghi thức - cách chúng ta muốn cùng nhau hành động trên biển, khi nào cùng nhau, cách chúng ta mong muốn hành động và ứng xử với nhau khi chúng ta đối mặt, ví dụ trên biển Đông hoặc biển Hoa Đông?", ông cho biết.
Quan hệ với Trung Quốc được mô tả như một "cơ hội", nếu không giải quyết đúng đắn "có thể trở thành đối thủ tiềm tàng".
Washington đã tập trung vào việc làm thế nào để "hiểu lẫn nhau và phát triển một cuộc đối thoại có nhiều ý nghĩa".
Đô đốc Greenert cho biết, Triều Tiên vẫn là mối đe dọa lớn nhất trong khu vực nhưng tình hình căng thẳng đã giảm bớt, sau khi Triều Tiên tỏ thái độ nhượng bộ về mặt ngôn từ trong những tuần gần đây.
Theo ông Greenert, Triều Tiên đã từng có khả năng phóng tên lửa nhưng "khả năng này gần như không còn" và "ngôn từ đã bớt căng thẳng hơn".
Theo vietbao
Hải quân Nga tăng cường hiện diện trên các đại dương Ngasẽ tăng cường sự hiện diện hải quân toàn cầu, với việc thành lập một nhóm tàu trực chiến gồm 5-6 chiếc ở Địa Trung Hải. Tư lệnh Hải quân Nga không loại trừ việc thành lập các hải đội trực chiến ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Hải đội trực chiến ở Địa Trung Hải sẽ bao gồm những con...