Tàu ngầm TQ có trí khôn sắp hoạt động khiến Mỹ phải đau đầu?
Trung Quốc muốn sử dụng tàu ngầm cỡ lớn không người lái, trang bị trí tuệ nhân tạo để tăng sức chiến đấu của hải quân nước này.
Trung Quốc đang đầu tư mạnh mẽ vào hải quân, chế tạo hàng loạt tàu sân bay và tàu ngầm mới.
Theo Sputnik, Bắc Kinh dự kiến sẽ đưa các tàu ngầm trang bị trí tuệ nhân tạo (AI) vào hoạt động ngay đầu năm 2020. Mẫu tàu ngầm này có thể được sử dụng để khảo sát, triển khai vũ khí hoặc tung đòn tấn công tự sát vào kẻ thù.
Lin Yang, giám đốc thiết bị công nghệ hàng hải tại Viện Tự động hóa Thẩm Dương, Học viện Khoa học Trung Quốc xác nhận dự án nghiên cứu, nói đây là đòn đáp trả của Bắc Kinh khi Washington có kế hoạch phát triển tàu ngầm tương tự.
Những con tàu này một khi được đưa vào hoạt động, sẽ là tàu ngầm không người lái lớn nhất thế giới, lớn đến mức có thể được sử dụng như một tàu ngầm chiến đấu thông thường, mang theo vũ khí và các thiết bị khác.
Tàu ngầm XLUUV được trang bị AI với khả năng “tự suy nghĩ” đưa ra quyết định mà không cần có sự giám sát liên tục của con người. Mục đích là để tàu ngầm có thể rời cảng, hoàn thành nhiệm vụ và trở về mà con người không cần phải can thiệp.
Video đang HOT
Điểm nổi bật của tàu ngầm AI là chi phí sản xuất rẻ hơn vì không cần phải đảm bảo an toàn cho người ngồi trong. AI cũng dễ dàng hơn trong việc điều khiển tàu ngầm mà không cần phải lo lắng cho con người.
Đây là điểm mạnh của tàu ngầm khiến đối phương phải đau đầu, theo Luo Yueseng, giáo sư Đại học Kỹ thuật Habin, nơi tàu ngầm đang được phát triển, nhận định.
Dĩ nhiên, thiết kế này cũng sẽ có một số nhược điểm như khả năng sửa chữa tàu ngầm ngay trên biển là điều không khả thi.
Trung Quốc những năm qua không ngừng đầu tư cho hải quân, bao gồm mở căn cứ quân sự đầu tiên ở nước ngoài, phát triển hạm đội tàu sân bay hùng hậu. Bắc Kinh hồi đầu năm nay tuyên bố tăng ngân sách quốc phòng lên gần 10%, vào khoảng 175 tỷ USD.
Các tàu ngầm thông minh của Trung Quốc sẽ phối hợp với các tàu lặn, như mẫu Qialong III dài 3,3 mét và nặng 1,5 tấn. Hạm đội tàu ngầm thông minh cũng có thể hoạt động song song với các tàu lặn có người lái hiện nay của Trung Quốc.
Xu Guangyu, cựu tướng Trung Quốc nói Bắc Kinh đã thay đổi, không còn áp dụng chiến lược lấy số lượng bù chất lượng như trước.
“Trung Quốc tập trung cạnh tranh với Mỹ dựa trên chất lượng, không thể đi sau công nghệ Mỹ. Ví dụ như Mỹ có hàng ngàn đầu đạn hạt nhân nhưng Trung Quốc sẽ không tốn tiền của để tích trữ số lượng đầu đạn hạt nhân lớn như vậy. Nếu tên lửa Trung Quốc đạt độ chính xác cao và mạnh mẽ, tỷ lệ sẽ là 1 tên lửa Trung Quốc tương đương 10 tên lửa Mỹ”, ông Xu nói.
Trung Quốc tăng cường phát triển tàu ngầm thông minh trong bối cảnh căng thằng với Mỹ theo thang ở Biển Đông. Các tàu ngầm AI được cho là sẽ được sử dụng chủ yếu ở Biển Đông và khu vực tây Thái Bình Dương.
Theo Danviet
Tàu ngầm hơn 1 tỷ USD "không thể nổi lên" của Tây Ban Nha lại gặp vấn đề
Sai lầm nghiêm trọng khi thiết kế và chế tạo đã khiến tàu ngầm S-80 của Tây Ban Nha nếu hạ thủy là sẽ không thể nổi lên. Sau 5 năm khắc phục sự cố khiến chi phí đóng mỗi tàu lên tới 1,1 tỷ USD, tàu này tiếp tục đối mặt với vấn đề khác vì kích thước ngoại cỡ.
Tàu ngầm S-70 của Tây Ban Nha (Ảnh minh họa: Hải quân Tây Ban Nha)
Theo Dailymail, tàu ngầm S-80 được công ty Tây Ban Nha Navantia khởi động hồi năm 2005. Quá trình thiết kế và thi công tàu đã mắc phải sai lầm nghiêm trọng dẫn tới việc tàu bị nặng hơn 70 tấn so với dự kiến ban đầu và nếu hạ thủy thì tàu sẽ không thể nổi lại lên mặt nước.
AP dẫn nguồn tin từ một cựu quan chức Tây Ban Nha cho biết, một kỹ sư dường như đã đặt nhầm một dấu thập phân trong bản thiết kế và không kiểm tra lại kết quả tính toán sau đó, kéo theo một chuỗi những sai lầm tai hại.
Năm 2013, Tây Ban Nha đã quyết định thuê một công ty của Mỹ nhằm khắc phục vấn đề trên. Công ty trên đã đưa ra phương án kéo dài thêm thân tàu, tăng lượng choán nước để tàu có thể nổi được bình thường. Phiên bản tàu ngầm được sửa chữa mang tên S-80 Plus.
Tuy nhiên, sau 5 năm sửa chữa, S-80 Plus lại tiếp tục gặp vấn đề khi nó quá dài so với thiết kế của cầu tàu tại căn cứ Cartagena ở Murcia. Chi phí để sửa chữa để cầu tàu phù hợp với S-80 Plus tốn khoảng 16 triệu USD.
Trả lời trên sóng phát thanh, Bộ trưởng Quốc phòng Tây Ban Nha Margarita Robles thừa nhận rằng dự án đã có nhiều thiếu sót và chúng đang được khắc phục. Bà nhấn mạnh dự án hoàn toàn khả thi ở thời điểm hiện tại.
Sau hàng năm trời "xếp xó" sửa chữa, chi phí sản xuất mỗi tàu đã đắt gấp đôi dự kiến ban đầu, vào khoảng 1,1 tỷ USD.
Theo thiết kế nguyên bản, tàu ngầm S-80 dài khoảng 71 m và lượng choán nước 2.200 tấn. Hiện tại, chiếc S-80 Plus dài 81 m và lượng choán nước 3.000 tấn.
Đức Hoàng
Mỹ và đồng minh phóng tên lửa đánh chìm tàu chiến trước mắt TQ Hải quân Mỹ, Úc và Nhật mới đây đã phối hợp đánh chìm một tàu chiến được đem làm "bia tập bắn", trong khuôn khổ tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC). . Theo RT, Lực lượng phòng vệ mặt đất của Nhật Bản và quân đội Mỹ đã phóng các tên lửa đất đối hạm nhằm vào tàu USS Racine ở...