Tàu ngầm, tàu khu trục Nhật Bản ghé cảng Subic thăm Philippines
Ngày 3.4, hai tàu khu trục và một tàu ngầm Nhật Bản cập cảng Subic (Philippines), gần bãi cạn Scarborough bị Trung Quốc chiếm từ tay Philippines trên Biển Đông.
Dàn quân nhạc Philippines chào đón khu trục hạm Nhật Bản JS Ariake ghé cảng Subic ngày 3.4.2016 – Ảnh: AFP
Tàu ngầm Oyashio cùng hai tàu khu trục JS Ariake và JS Setogiri cập cảng Subic (từng là nơi đặt căn cứ hải quân Mỹ trước đây), cách bãi cạn Scarborough chỉ khoảng 200 km. Trung Quốc chiếm bãi cạn Scarborough từ tay Philippines hồi năm 2012, theo AFP. Tàu khu trục JS Ariake còn chở theo trực thăng chống ngầm.
“Chuyến thăm này nhằm xúc tiến hòa bình và ổn định khu vực, tăng cường hợp tác hàng hải giữa hải quân hai nước”, người phát ngôn Lued Lincuna của Hải quân Philippines cho hay.
Ba tàu chiến Nhật Bản cập cảng Philippines ngay trước thềm cuộc tập trận giữa Mỹ và Philippines, theo AFP.
Video đang HOT
Trước đó, AFP ngày 16.3 dẫn lời một người phát ngôn không nêu tên của hải quân Nhật Bản cho biết tàu ngầm và hai tàu khu trục sẽ tham gia một cuộc tập trận chung với Philippines từ ngày 19-27.4. Sau đó, cũng trong tháng 4, 2 tàu khu trục Nhật sẽ lần đầu tiên đến thăm Vịnh Cam Ranh, Việt Nam.
Tàu ngầm Oyashio cùng khu trục hạm JS Ariake tại cảng Subic, Philippines ngày 3.4.2016 – Ảnh: AFP
Giữa lúc Trung Quốc ngày càng hung hăng trên Biển Đông, Philippines phải “nhờ cậy” các đồng minh như Nhật Bản và Mỹ để nâng cấp quân đội nước này. Vào tháng 2.2016, Nhật Bản đã chấp thuận cung cấp Philippines thiết bị quân sự, bao gồm radar và máy bay trinh sát săn ngầm.
Tổng thống Philippines Benigno Aquino II cho biết Manila sẽ thuê năm máy bay huấn luyện TC-90 của Nhật Bản để “giúp hải quân tuần tra lãnh thổ của chúng tôi” trên Biển Đông. Trung Quốc khi đó cáo buộc Tokyo can dự vào vấn đề Biển Đông.
Philippines đã đệ đơn kiện Trung Quốc lên Tòa trọng tài thường trực (PCA, trụ sở tại The Hague, Hà Lan), phản đối tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc nuốt trọn gần cả Biển Đông. Manila đã đề nghị PCA phán quyết những tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh là bất hợp pháp và kỳ vọng tòa sẽ đưa ra phán quyết trong năm 2016.
Trong khi đó, Nhật Bản có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Iran công bố kế hoạch triển khai tàu chiến tới Mỹ La-tinh
Hải quân Iran có kế hoạch sẽ triển khai các tàu chiến và tàu khu trục đến vùng biển Mỹ La-tinh để tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực.
Đó là tuyên bố của Tư lệnh quân đội Iran, Thiếu tướng Ataollah Salehi hôm 2-4 với các phóng viên tại thành phố cảng miền nam Bandar Abbas bên lề lễ chào đón Hạm đội số 38 của hải quân Iran trở về sau đợt triển khai hoạt động kéo dài 75 ngày tại các vùng biển quốc tế.
"Chúng tôi có kế hoạch sẽ thực hiện những chuyến hành trình dài hơn và thậm chí tới tận các quốc gia bạn bè ở châu Mỹ La-tinh để tăng cường hợp tác hải quân. Hải quân Iran hoàn toàn có khả năng triển khai đến khu vực đó", ông khẳng định.
Một đội tàu chiến của hải quân Iran
Theo ông, mục đích của việc tăng cường hiện diện tại các vùng biển các xa Iran là nhằm phô diễn sức mạnh của hải quân nước này với thế giới và tiến hành các hoạt động chung với các nước bạn bè ở những khu vực khác.
Tư lệnh Salehi còn nhấn mạnh rằng, việc trang bị cho hải quân các vũ khí và phương tiện hiện đại hơn là một trong những ưu tiên của quân đội Iran trong năm mới này (theo lịch Iran đã bắt đầu từ ngày 20-3 vừa qua).
Iran đã nỗ lực tăng cường các mối quan hệ và hợp tác với các quốc gia Mỹ La-tinh, bao gồm Venezuela, Bolivia, Brazil, Ecuador, Nicaragua, Cuba, Mexico và Colombia.
Các mối quan hệ chặt chẽ và ngày càng phát triển của Iran với các nước Mỹ La-tinh đã khiến Mỹ và các đồng minh phương Tây khó chịu, đặc biệt là từ khi Tehran và các quốc gia Mỹ La-tinh thiết lập một liên minh chống lại các cường quốc đế quốc và thực dân và đang nỗ lực khôi phục mối quan hệ với các quốc gia độc lập khác đang theo đuổi một chính sách độc lập với Mỹ.
Theo_An ninh thủ đô
Mỹ đe chiến tranh nếu Trung Quốc liều xây đảo nhân tạo ở Scarborough Nhiều dấu hiệu cho thấy hoạt động thăm dò, đo đạc của tàu chiến mặt nước Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough đang có chiều hướng gia tăng. Ngày 23/3, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cảnh cáo, nếu Trung Quốc bồi lấp xây đảo trái phép ở bãi cạn Scarborough, Mỹ sẽ đáp trả bằng các hành động quân sự. Nếu...