Tàu ngầm tấn công Pakistan ‘mất tích’, Ấn Độ như ngồi trên đống lửa
Hải quân Ấn Độ đã điều tới hơn 60 tàu, kể cả tàu sân bay và tàu ngầm hạt nhân tới gần hải phận Pakistan ở Biển Ảrập sau khi một tàu ngầm tấn công của nước láng giềng đột ngột mất tích.
Báo Times of India trích dẫn lời các nguồn tin cấp cao thuộc chính phủ Ấn Độ cho hay, tàu ngầm tấn công nhanh PNS Saad của Islamabad đã biến mất khỏi các vùng biển của Pakistan ngay sau khi Không quân Ấn Độ tiến hành một cuộc không kích vào nơi tình nghi là trại khủng bố ở Balakot (Pakistan) hôm 26/2, tiếp sau một vụ đánh bom tự sát vào phái đoàn quân sự của New Delhi ở Pulwama (thuộc bang Jammu và Kashmir của Ấn Độ) khiến khoảng 40 lính Ấn Độ thiệt mạng.
Hải quân Ấn Độ huy động lực lượng hùng hậu truy lùng tàu ngầm Pakistan “mất tích”. Ảnh: India TV
Phía Ấn Độ đánh giá, người Pakistan có thể cho rằng New Delhi sẽ sử dụng hải quân để trả đũa sự cố Pulwama.
“Từ địa điểm gần Karachi, nơi tàu PNS Saad mất tích, tàu ngầm này có thể tiếp cận bờ biển Gujarat (Ấn Độ) trong vòng 3 ngày và áp sát trụ sở của hạm đội Tây Ấn ở Mumbai trong vòng 5 ngày. Đây được xem là mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh đất nước”, các quan chức Ấn Độ nhấn mạnh.
Theo các nguồn thạo tin, việc tàu ngầm tấn công Pakistan mất tích bí ẩn đã buộc Hải quân Ấn Độ huy động toàn bộ lực lượng săn lùng. Nhà chức trách Ấn Độ đã triển khai tổng cộng 60 tàu, bao gồm cả một hàng không mẫu hạm, tàu ngầm hạt nhân INS Chakra, tàu ngầm tấn công diesel – điện INS Kalvari cùng nhiều máy bay săn ngầm P-8I nhằm tìm ra dấu vết của tàu PNS Saad.
Video đang HOT
Hải quân Ấn Độ giải thích, đây là các biện pháp phòng ngừa nhằm đảm bảo ngay cả khi tàu ngầm tấn công nhanh của Pakistan đã xâm nhập thành công vào hải phận nước này, họ cũng buộc nó phải lộ diện.
Tàu ngầm tấn công nhanh PNS Saad của Pakistan. Ảnh: NDTV
Hải quân Ấn Độ đã liên tục mở rộng quy mô tìm kiếm cũng như sử dụng cả mạng lưới vệ tinh để cố gắng xác định vị trí của tàu ngầm Pakistan. Sau 21 ngày lùng sục quy mô lớn, họ rốt cuộc phát hiện PNS Saad ở bờ tây Pakistan. Tàu ngầm này được tin nhận nhiệm vụ tới đó để đảm bảo khả năng bí mật trong trường hợp căng thẳng giữa Islamabad và New Delhi vượt ngoài tầm kiểm soát sau các vụ tập kích ở Balakot.
Căng thẳng giữa hai quốc gia láng giềng, vốn bắt đầu từ năm 1947 không ngừng leo thang thời gian gần đây, đặc biệt liên quan đến việc tranh chấp kiểm soát vùng Kashmir. Các diễn biến thiếu khả quan đã làm dấy lên lo ngại về một cuộc xung đột trực tiếp giữa quân đội hai nước.
Tuấn Anh
Theo VNN
Không phải Pakistan, Trung Quốc mới là nước Ấn Độ muốn "dằn mặt"
Trung Quốc đang lợi dụng Pakistan như là một công cụ để kiềm chế Ấn Độ, do đó, việc triển khai hàng chục tàu chiến và tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân tới phía bắc Biển Ả Rập của Delhi là nhằm gửi thông điệp tới Bắc Kinh, chứ không phải Islamabad, RT dẫn lời các nhà phân tích bình luận.
Cụ thể, RT dẫn lời ông Gopalaswami Parthasarathy, cựu đại sứ Ấn Độ ở Pakistan cho biết, bất chấp căng thẳng ở vùng tranh chấp ngày càng nóng song "Ấn Độ không đặt lực lượng quân đội nước này vào tình trạng sẵn sàng đối phó với Pakistan".
"Bản thân Pakistan không thể làm Ấn Độ lo lắng. Chúng tôi hoàn toàn có thể đối phó với Pakistan", ông Parthasarathy cho biết.
Thay vào đó, Ấn Độ lại lo ngại nhiều hơn về "những gì Trung Quốc làm nhằm kiềm chế ảnh hưởng của Ấn Độ ở Ấn Độ Dương, ông Parthasarathy nói thêm.
Theo cựu đại sứ Ấn Độ, Pakistan là một công cụ được Trung Quốc sử dụng để kiềm chế Ấn Độ và để làm điều này Bắc Kinh đã cung cấp cho Pakistan các nguồn lực vũ khí, tên lửa và thậm chí là cả các thiết kế vũ khí hạt nhân.
Nhà báo quân sự Ấn Độ Shiv Aroor đồng quan điểm khi nhận định lực lượng hải quân 2 nước "không hề tương xứng về số lượng, sức mạnh và năng lực bởi Pakistan còn không thể vận hành các tàu ngầm hạt nhân hoặc tàu sân bay".
"Tuy nhiên một khi căng thẳng trên biển giữa Ấn Độ - Pakistan bùng nổ, Trung Quốc chắc chắn sẽ tham gia", ông Aroor thừa nhận đây sẽ là vấn đề lớn đối với New Delhi.
Những nhận định trên được đưa ra trong bối cảnh hôm qua (18.3), Ấn Độ đã điều hàng chục tàu chiến, trong đó có tàu sân bay INS 'Vikramaditya' và nhiều tàu ngầm, đến triển khai ở sát các vùng lãnh hải của Pakistan.
Bộ Quốc phòng Ấn Độ giải thích rằng, động thái mới nhất của New Delhi là nhằm "ngăn chặn, cản trở bất kỳ chuyến phiêu lưu sai lầm nào của Pakistan trên biển" trong bối cảnh 2 nước đang đối đầu căng thẳng với nhau dẫn đến quan ngại về nguy cơ bùng nổ chiến tranh giữa 2 cường quốc châu Á.
Việc Ấn Độ điều động dàn chiến hạm tới sát vùng lãnh hải của Pakistan cũng cho thấy, căng thẳng giữa hai quốc gia láng giềng Nam Á chưa thể kết thúc sớm sau vụ không chiến hôm 27.2 khiến 1 tiêm kích và 1 chiến đấu cơ F-16 của Pakistan bị bắn rơi ở vùng tranh chấp Kashmir. Ấn Độ và Pakistan hồi cuối tháng trước đã bắn máy bay của nhau. Vào thời điểm đó, Paksitan đã đóng cửa không phận. Ít nhất 6 sân bay đã bị đóng cửa ở Ấn Độ và một khu vực không phận rộng lớn ở phía bắc thủ đô New Delhi cũng bị đóng, không cho phép các chuyến bay dân sự.
Ấn Độ còn cho biết, họ đã xây 14.000 boongker dọc biên giới với Pakistan để chuẩn bị sẵn sàng cho chiến tranh. Trung Quốc chắc chắn là nước quan ngại hàng đầu nếu Ấn Độ và Pakistan nổ ra chiến tranh bởi hai nước này nằm áp sát ngay cửa ngõ của Trung Quốc. Một cuộc chiến tranh nổ ra đương nhiên sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến Trung Quốc - vốn là đồng minh thân thiết của Pakistan.
Trong khi đó, quan hệ Trung - Ấn cũng không mấy êm thấm. Giữa hai nước có cuộc tranh chấp lãnh thổ nóng bỏng ở khu vực biên giới.
Hồi năm 2017, quân đội Trung - Ấn đã có 73 ngày đối mặt căng thẳng trên cao nguyên Doklam thuộc dãy Himalayas. Ngoài ra, còn tồn tại một cuộc đua ngầm rất mạnh giữa hai nước lớn của Châu Á nhằm tranh giành ảnh hưởng về vị thế trong khu vực cũng như quốc tế. Trong những năm qua, New Delhi nỗ lực tăng cường sức mạnh quân sự của họ là nhằm để đối phó với hai nước láng giềng Trung Quốc và Pakistan. Đụng độ xảy ra khi binh sĩ Trung Quốc xây một con đường ở khu vực tranh chấp. Cả Trung Quốc và Ấn Độ sau đó đã rút lực lượng khỏi khu vực này.
Theo Danviet
NI cảnh báo nguy cơ chiến tranh hạt nhân Những đợt thử nghiệm tên lửa siêu thanh ở Ấn Độ khiến nguy cơ bùng nổ chiến tranh hạt nhân với Pakistan ngày càng gần hơn, National Interest (NI) nhận định. NI lưu ý rằng mặc dù trước đây đã từng có hàng loạt báo cáo về việc Ấn Độ liên tiếp thất bại khi thử nghiệm vũ khí siêu âm với tên...