Tàu ngầm “sát thủ đại dương” của Nga thử thành công siêu tên lửa Bulava
Nga thông báo tàu ngầm “sát thủ đại dương” Knyaz Oleg của nước này đã phóng thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Bulava, vũ khí có khả năng mang cả đầu đạn hạt nhân và siêu vượt âm.
Một vụ phóng tên lửa Bulava của Nga (Ảnh: Sputnik).
RT dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Nga đưa tin, tàu ngầm Knyaz Oleg đã phóng thử thành công ICBM Bulava từ khu vực Biển Trắng gần Vòng Bắc Cực tới bãi thử Kura ở Kamchatka, nằm cách Moscow 6.000 km về phía đông, trong “cuộc thử nghiệm cấp nhà nước”.
“Các đầu đạn của tên lửa đã thành công bay tới khu vực dự kiến trong khoảng thời gian dự kiến từ trước đó”, thông báo viết.
Knyaz Oleg là tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Borei-A được sản xuất hàng loạt đầu tiên thuộc dự án Project 955A. Hồi tháng 6, giới chức Nga xác nhận con tàu sẽ trải qua thử nghiệm cấp nhà nước vào nửa cuối năm và dự kiến sẽ được bàn giao cho hải quân vào cuối năm nay.
Video đang HOT
Các tàu ngầm lớp Borei và Borei-A có khả năng mang theo 16 tên lửa Bulava và được trang bị ống phóng ngư lôi 533 mm. Theo Bộ Quốc phòng Nga, nếu so với các tàu Borei, tàu ngầm lớp Borei-A có khả năng tàng hình, cơ động và di chuyển dưới biển sâu tốt hơn, cũng như hệ thống điều khiển vũ khí được cải tiến.
Bulava là loại tên lửa liên lục địa hoạt động bằng nhiên liệu rắn, có tầm bắn khoảng 8.000-11.000 km, theo RT. Hiện tại, Bulava là “xương sống” cho lực lượng tên lửa chiến lược của Nga, là một trong những tên lửa có sức công phá mạnh mẽ nhất thế giới. Nó có thể mang tối đa 10 đầu đạn hạt nhân, mỗi đầu đạn có sức công phá 150 kiloton. Ngoài ra, theo RT , Bulava cũng có thể mang đầu đạn siêu vượt âm (chỉ tốc độ trên Mach 5 – gấp hơn 5 lần tốc độ âm thanh).
Với khả năng mang kho vũ khí đồ sộ và uy lực như Bulava, tàu ngầm Knyaz Oleg được mệnh danh là “sát thủ đại dương” vì nó có thể gây ra sức công phá rất lớn, trong khi âm thầm di chuyển trong lòng biển và thực hiện các đòn tấn công uy lực.
Tổng thống Biden lo ngại tên lửa siêu vượt âm của Trung Quốc
Cả Tổng thống Joe Biden và các nghị sĩ Mỹ đều bày tỏ lo ngại về tên lửa siêu vượt âm mà Trung Quốc được cho là đã phóng thử gần đây.
Tên lửa Trường Chinh của Trung Quốc được phóng đi từ tỉnh Hải Nam, Trung Quốc hồi tháng 7/2020 (Ảnh: Reuters).
Trên chuyến bay tới Pennsylvania hôm 20/10, khi các phóng viên hỏi liệu ông có lo ngại về tên lửa siêu vượt âm của Trung Quốc hay không, Tổng thống Joe Biden khẳng định: "Có".
Trước đó, Financial Times dẫn nguồn thạo tin ngày 16/10 cho biết, hồi tháng 8 năm nay, Trung Quốc được cho là đã phóng thử một tên lửa siêu vượt âm có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Tên lửa này đã bay quanh Trái đất ở quỹ đạo thấp trước khi lao xuống mục tiêu nhưng vẫn trượt mục tiêu khoảng 32 km.
Những vụ phóng kiểu này thường được Trung Quốc thông báo, nhưng thời điểm đó Bắc Kinh đã giữ kín thông tin. Nguồn tin cho biết giới chức tình báo Mỹ đã rất bất ngờ về năng lực phát triển vũ khí siêu vượt âm của Trung Quốc.
Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 18/10 khẳng định vật thể mà nước này thử nghiệm không phải là tên lửa siêu vượt âm, mà chỉ là "một phương tiện vũ trụ".
Mặc dù Trung Quốc đã lên tiếng bác tin bí mật thử vũ khí siêu vượt âm, nhưng thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh cuộc đua phát triển vũ khí, đặc biệt là vũ khí siêu vượt âm, giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng nóng lên.
Tên lửa siêu vượt âm là vũ khí có tốc độ tối thiểu gấp 5 lần âm thanh (Mach 5), tương đương hơn 6.200 km/h. Tốc độ nhanh và khả năng cơ động giúp các tên lửa siêu vượt âm trở nên nguy hiểm hơn đối với hầu hết các hệ thống phòng không. Ngoài ra, thời gian đốt cháy động cơ tên lửa được rút ngắn khiến việc phát hiện chúng bằng hệ thống cảnh báo sớm trên quỹ đạo trở thành một nhiệm vụ khó khăn.
"Vũ khí siêu vượt âm là nhân tố thay đổi cuộc chơi chiến lược với tiềm năng nguy hiểm nhằm làm suy yếu về cơ bản sự ổn định chiến lược", nghị sĩ Angus King của bang Maine, Mỹ cho biết hôm 18/10.
Theo nghị sĩ King, "Mỹ không thể tụt hậu trong quá trình phát triển vũ khí này hoặc để xuất hiện các "điểm mù" khi theo dõi sự tiến bộ của các đối thủ cạnh tranh".
Người phát ngôn Nhà Trắng Jen Psaki ngày 20/10 nói với các phóng viên rằng, Nhà Trắng đã bày tỏ quan ngại về công nghệ tên lửa siêu vượt âm của Trung Quốc thông qua "các kênh ngoại giao".
Các công ty hàng đầu trong lĩnh vực phát triển vũ khí như Lockheed Martin và Raytheon Technologies vẫn đang nỗ lực để phát triển năng lực vũ khí siêu vượt âm của Mỹ.
Nghị sĩ King cho biết vũ khí siêu vượt âm là "vũ khí ác mộng tiềm tàng" và "tác động của những vũ khí này do Trung Quốc hoặc Nga phát triển có thể là thảm họa".
Giáo sư Taylor Fravel, chuyên gia về chính sách vũ khí hạt nhân của Trung Quốc tại Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ), cho rằng với vũ khí siêu vượt âm trang bị đầu đạn hạt nhân, Trung Quốc có thể vô hiệu hóa các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ vốn được thiết kế để tiêu diệt tên lửa đạn đạo đang tiếp cận. Theo ông Fravel, vũ khí này có thể "gây bất ổn" nếu Trung Quốc triển khai hoàn toàn một vũ khí như vậy.
Hồi tháng 9, Cơ quan Chỉ đạo các Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến (DARPA) thuộc Lầu Năm Góc thông báo, Mỹ đã thử nghiệm thành công vũ khí siêu vượt âm HAWC có thể bay nhanh gấp 5 lần tốc độ âm thanh. Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, đây là vụ thử thành công đầu tiên của lớp vũ khí này kể từ năm 2013.
Trung Quốc bác tin thử tên lửa siêu vượt âm Trung Quốc nói rằng họ đang phát triển công nghệ tái sử dụng tàu vũ trụ, bác tin thử nghiệm tên lửa siêu vượt âm có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Ảnh: AFP). "Đó không phải tên lửa mà là một phương tiện vũ trụ", người phát ngôn Bộ Ngoại...