Tàu ngầm phi hạt nhân thế hệ mới của Nga
Tàu ngầm lớp Lada là tàu ngầm phi hạt nhân thế hệ thứ tư của Nga, với những cải tiến so với các thế hệ trước, như tiếng ồn nhỏ hơn và các hệ thống tác chiến mới.
Tàu ngầm đề án 667 lớp Lada là thế hệ tàu ngầm thứ tư, chạy bằng điện – diesel, do Cục thiết kế hàng hải trung ương Rubin phát triển. Cục này cho rằng loại tàu ngầm này cải tiến hơn rất nhiều so với tàu ngầm thế hệ trước, với tiếng ồn nhỏ hơn, hệ thống tác chiến mới và có thể có động cơ đẩy không cần không khí. Ảnh: Military-today
Con tàu đầu tiên được nhà máy đóng tàu Admiralty ở St. Petersburg đóng năm 1997, hoàn thành năm 2004. Tuy nhiên, quá trình chạy thử cho thấy con tàu đầu tiên không có được những đặc trưng kỹ thuật như đã đăng ký, khiến kế hoạch đóng các tàu tiếp theo bị đình chỉ một thời gian.
Sau khi thay đổi một số chi tiết trong thiết kế, nhà máy Admiralty tiếp tục đóng con tàu thứ hai của đề án 677 và dự kiến chuyển giao cho hạm đội Baltic của hải quân Nga vào năm 2016. Theo kế hoạch, Nga sẽ đóng tổng cộng 8 tàu lớp Lada. Ảnh: Military-today
Tàu ngầm Lada được thiết kế với khả năng chống tàu trên mặt nước và tàu ngầm để bảo vệ cho các căn cứ hải quân, bến cảng, các tuyến đường biển, cũng như thực hiện nhiệm vụ tuần tra, giám sát trên biển. Ảnh: Military-today
Video đang HOT
Trọng lượng nước rẽ của tàu là 2.700 tấn (khi chìm) và 1.765 tấn (khi nổi). Vận tốc tối đa khi chìm là 21 hải lý (39 km/h). Tàu có thể hoạt động trong 45 ngày, với 34 thủy thủ trong khoang. Ngoài ra, nó còn được trang bị vỏ bọc thân mới giúp hạn chế khả năng bị định vị bằng siêu âm. Ảnh: Wikipedia
Về vũ khí, tàu ngầm Lada có 6 ống phóng thủy lôi cỡ nòng 533 mm, và tổng cộng 18 thủy lôi, tên lửa, trong đó có tên lửa hành trình đa nhiệm Alfa hoặc tên lửa chống tàu Oniks. Ảnh: Military-today
Tàu ngầm lớp Lada có phiên bản xuất khẩu là tàu ngầm lớp Amur (đặt theo tên dòng sông Amur), với hai mẫu là Amur-950 và Amur-1650. Trong ảnh là mô hình tàu ngầm Amur -950. Theo Rubin, đặc điểm chính của tàu ngầm này là việc lắp đặt tên lửa trong các bệ phóng dọc và khả năng sẵn sàng phóng nhanh của vũ khí (tàu có thể phóng tới 10 tên lửa trong một loạt đạn pháo). Ảnh: Military-today
Mô hình tàu ngầm lớp Amur-1650. Những điểm nổi bật của tàu lớp Amur-1650 bao gồm năng lực phóng tên lửa từ các ống phóng thủy lôi tới những mục tiêu dưới biển hoặc mục tiêu cố định trên mặt đất, phạm vi dò tìm mục tiêu mở rộng và tiếng ồn nhỏ. Ảnh:Military-today
Truyền thông Trung Quốc mới đây đưa tin Trung Quốc và Nga đã bàn về việc Bắc Kinh mua các máy bay và tàu ngầm Amur trước chuyến thăm Nga của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Tuy nhiên, phía Nga sau đó bác bỏ thông tin về việc bàn bạc này.
Theo VNE
Đài Loan tập trận bắn đạn thật lớn nhất kể từ năm 2008
Đài Loan hôm nay đã công bố kế hoạch tập trận bắn đạn thật lớn nhất kể từ năm 2008, nhằm đánh giá khả năng bảo vệ quần đảo chống lại nguy cơ tấn công từ Trung Quốc đại lục.
Một tên của Đài Loan được phóng từ tàu tuần tra trong cuộc tập trận quân sự hồi năm 2003.
Cuộc tập trận dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 17/4 tại quần đảo Penghu nằm giữa eo biển rộng 180km chia tách Đài Loan và Trung Quốc đại lục.
"Mục đích chính của cuộc tập trận là nhằm đánh giá khả năng phòng thủ của các binh sĩ đóng trên quần đảo Penghu", Thiếu tướng Đài Loan Tseng Fu-hsing phát biểu trước báo giới.
Đài Loan chưa tổ chức bất kỳ một cuộc tập trận lớn nào kể từ khi ông Mã Anh Cửu lên nắm quyền năm 2008 nhằm thúc đẩy các mối liên hệ thương mại, du lịch và giảm bớt sự căng thẳng với Bắc Kinh.
Trong cuộc tập trận sắp tới, mang tên "Hán Quảng 29", quân đội sẽ thử nghiệm "Ray Ting 2000" ("Thần sấm 2000"), một hệ thống tên lửa đa nòng do Đài Loan tự phát triển nhằm ngăn chặn đối phương đổ bộ, Tướng Tseng cho hay.
Đài Loan quyết định tiến hành cuộc tập trận đã nhằm dập tắt những lo ngại của công chúng về một vụ tấn công tiềm tàng, ông Tseng nói thêm.
Thông báo về cuộc tập trận được đưa ra một ngày sau khi báo chí nhà nước Trung Quốc đưa tin Trung Quốc đã nhất trí mua 24 máy bay chiến đấu Su-35 và 4 tàu ngầm lớp Lada của Nga. Tuy nhiên, truyền thông Nga sau đó đã bác bỏ thông tin này.
Phản ứng trước thông tin của truyền thông Trung Quốc, phát ngôn viên Bộ quốc phòng Đài Loan David Lo cho hay Đài Loan không muốn tiến hành một cuộc chạy đua vũ trang chống lại Trung Quốc, vốn đang vướng vào một loạt tranh chấp lãnh thổ với các quốc gia láng giềng.
Nhưng ông David Lo cam kết rằng quân đội sẽ làm tất cả những gì có thể để "ngăn chặn kẻ thù sử dụng vũ lực" chống lại hòn đảo, trong đó có việc tăng cường huấn luyện và nhuệ khí.
Căng thẳng xuyên eo biển Đài Loan đã giảm đi kể từ khi ông Ma Anh Cửu đắc cử. Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn xem Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ tái thống nhất, thậm chí có thể dùng vũ lực nếu cần, dù hòn đảo đã ở trong trạng thái tự trị kể từ năm 1949.
Hồi đầu tháng này, Trung Quốc đã thông báo tăng ngân sách quốc phòng 10,7 % lên 720,2 tỷ nhân dân tệ trong năm 2013 (tương đương 116,3 tỷ USD).
Theo Dantri
Truyền hình Trung Quốc tung "tin vịt" với ý đồ gì? Chiều 25.3 - chỉ ít giờ sau khi Đài Truyền hình TƯ Trung Quốc (CCTV) phát tin Trung Quốc (TQ) đã ký thỏa thuận mua của Nga 24 máy bay tiêm kích chiến đấu Su-35 cùng 4 tàu ngầm động cơ diesel, Hãng thông tấn Nga ITAR-TASS đã lập tức ra tuyên bố bác bỏ thông tin này. Máy bay Su-35 của Nga....