Tàu ngầm Pháp đánh chìm biên đội tàu sân bay Mỹ trong diễn tập
Bộ Quốc phòng Pháp vừa công bố chi tiết về một cuộc diễn tập hải quân chung với Mỹ, trong đó một tàu ngầm của họ đã đánh chìm toàn bộ biên đội tàu sân bay mới nâng cấp của hải quân Mỹ ở vùng biển Bắc Đại Tây Dương.
Tuy nhiên, sau đó thông tin được công bố trên trang website của Bộ Quốc phòng Pháp hôm 4-3 đã bị gỡ xuống và chỉ có thể tìm thấy chúng trên các trang mạng khác còn lưu giữ với nhan đề “Le SNA Saphir en entranement avec l’US Navy au large de la Floride” có nghĩa là “Tàu ngầm tấn công nhanh Saphir gần đây đã tham gia vào một cuộc tập trận lớn với Hải quân Mỹ ngoài khơi bờ biển Florida”.
Cuộc diễn tập này đã được tiến hành trong 10 ngày, bắt đầu từ giữa tháng 2 ở ngoài khơi bờ biển Florida. Tàu ngầm hạt nhân tấn công mang tên SNA Saphir của hải quân Pháp đã tham gia diễn tập chung với Cụm tác chiến tàu sân bay số 12 của hải quân Mỹ, gồm tàu sân bay USS Theodore Roosevelt (CVN-71), cùng nhiều tàu tuần dương lớp Ticonderoga hoặc tàu khu trục Arleigh Burke và một tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Los Angeles.
Tàu ngầm hạt nhân SNA Saphir của hải quân Pháp
“Chúng tôi đang trải nghiệm các tình huống chiến đấu thực tế từ mọi góc độ, sẽ có những đánh giá huấn luyện về một vụ đụng độ với tàu của đối phương, các cuộc tấn công bằng tàu ngầm, và việc các tàu của đối phương đang nỗ lực cản trở nhóm tác chiến của chúng tôi”, hạm trưởng tàu tuần dương USS Normandy thuộc nhóm tác chiến, Đại tá Scott F. Robertson, cho biết.
Trong giai đoạn 1 của cuộc diễn tập, tàu ngầm hạt nhân SNA Saphir của hải quân Pháp đã được lệnh tham gia vào lực lượng quân đồng minh hỗ trợ Mỹ trong một cuộc xung đột giả định, trong đó các quốc gia tưởng tượng tấn công vào các lợi ích kinh tế và lãnh thổ Mỹ.
Video đang HOT
Tuy nhiên, trong giai đoạn thứ 2 của cuộc diễn tập, tàu ngầm SNA Saphir đã đóng vai trò là một tàu ngầm của đối phương, với nhiệm vụ tìm và diệt tàu sân bay USS Theodore Roosevelt. Tàu đã lẻn sâu vào hệ thống phòng thủ của nhóm tàu sân bay để tránh sự phát hiện của các thiết bị chống ngầm của Mỹ và trong ngày cuối cùng của cuộc diễn tập, tàu ngầm đã &’nhấn chìm’ tàu sân bay USS Theodore Roosevelt và hầu hết đội tàu hộ tống của nó.
Để đảm bảo an toàn, các tàu sân bay phải di chuyển với đội tàu hộ tống và huấn luyện với tàu ngầm là do chúng rất dễ bị tàu ngầm tấn công, tàu sân bay USS Theodore Roosevelt cũng không phải là ngoại lệ.
Theo_An ninh thủ đô
Các bên tại Ukraine tranh cãi về việc rút vũ khí hạng nặng
Các bên tham chiến tại Ukraine đã tuyên bố cần phải duy trì lệnh ngừng bắn và tiến hành quá trình thu hồi vũ khí hạng nặng tại khu vực giao tranh.
Tuy nhiên, hiện các bên vẫn tranh cãi về việc thực thi thỏa thuận này.
Ngày 4/3, phát biểu trong một cuộc họp báo, người phát ngôn quân đội Ukraine, ông Anatoly Stelmakh cho biết, quân đội nước này đã bắt đầu giai đoạn rút vũ khí hạng nặng thứ 2 ra khỏi đường ranh giới ở khu vực miền Đông.
Quan sát viên OSCE giám sát việc rút pháo của quân đội Ukraine
Theo ông Stelmakh, các lực lượng an ninh Kiev đang rút các khẩu đội pháo 152 ly khỏi đường chiến tuyến giữa hai phe tham chiến tại khu vực Donbass.
Ông Stelmakh cho biết thêm rằng, Kiev hy vọng phe đối lập cũng triển khai các bước đi tương tự.
Dự kiến, trong đợt rút vũ khí hạng nặng thứ 2 này, quân Chính phủ Ukraine sẽ rút các khẩu đội pháo 152 ly khỏi đường ranh giới 70km để tạo nên một vùng đệm phi quân sự giữa hai bên.
Thế nhưng, ông Eduard Basurin, Thứ trưởng quốc phòng nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng tuyên bố, Kiev chưa có ý định rút hoàn toàn vũ khí hạng nặng khỏi đường giới tuyến, thậm chí còn dấu vũ khí để đánh lừa phái bộ của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE).
Ông Basurin cũng cáo buộc quân đội Kiev vi phạm thỏa thuận ngừng bắn trong đêm mùng 3 và ngày mùng 4/3 khi nã pháo tới 11 lần về phía Donetsk, điều này cho thấy phía chính quyền Ukraine không thực hiện đúng cam kết rút vũ khí hạng nặng khỏi đường giới tuyến.
"Binh sỹ của phía chính phủ vẫn còn pháo kích. Họ vẫn sử dụng súng 120 ly để bắn pháo. Nếu họ tiếp tục còn bắn pháo thì buộc chúng tôi sẽ phải đáp trả", ông Basurin nói.
Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, chỉ riêng từ giữa tháng 1 đến giữa tháng 2 năm nay, tình trạng chiến sự leo thang ở miền đông Ukraine đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 842 người, làm bị thương hơn 3.400 người khác và khiến hàng trăm người mất tích. Nhiều nạn nhân bị chôn vùi nhưng chưa được xác nhận là đã chết.
Bất chấp thực tế đó, phía Mỹ lại cân nhắc việc cung cấp vũ khí cho Ukraine. Ngày 4/3, Tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ lần đầu lên tiếng ủng hộ việc nước này cung cấp vũ khí cho Ukraine trong cuộc chiến chống lại phe đối lập, thông qua Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter và Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Mỹ, James Clapper cũng có những phát biểu tương tự. Còn Ngoại trưởng Ukraine Pavlo Klimkin trong chuyến thăm Nhật Bản ngày 3/3, đã thúc giục phương Tây hỗ trợ quân sự cho nước này và xác nhận nhiều quốc gia đang hỗ trợ huấn luyện cho quân đội Ukraine.
Việc đề xuất cung cấp vũ khí cho Ukraine hiện đang bị một số nước thành viên NATO như Pháp, Đức phản đối bởi lo ngại sẽ làm căng thẳng hơn nữa các cuộc xung đột giữa phe đối lập và quân chính phủ ở miền Đông.
Như vậy, mặc dù tình hình Ukraine được cho là đã có những dấu hiệu tiến triển nhất định khi giao tranh giảm đi rõ rệt nhờ thỏa thuận ngừng bắn được thực thi từ hôm 15/2.
Tuy nhiên, dư luận cũng không hy vọng nhiều vào tình hình Ukraine khi mà những vụ vi phạm lệnh ngừng bắn tiếp tục xảy ra, thương vong tiếp tục tăng cao và Kiev cùng lực lượng đối lập tiếp tục cáo buộc, đổ lỗi cho nhau./.
Theo Vũ Anh Tuấn/VOV- Trung tâm Tin
Quân đội Mỹ, Ba Lan tổ chức tập trận bắn đạn thật Ngày 4/3, binh lính Mỹ và Ba Lan đã khởi động các cuộc tập trận bắn đạn thật mang tên "Giải pháp Đại Tây Dương" ở miền Bắc Ba Lan trong khuôn khổ hoạt động của NATO Các binh sĩ Mỹ và Ba Lan tham gia cuộc diễn tập (Ảnh: Dvidshub) Các cuộc tập trận diễn ra tại trường bắn Drawsko Pomorskie với...